Chiến lược tạo nguồn cung cấp thanh khoản dựa vào tài sản Nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25)

dụng vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước. Trong chiến lược này, nhu cầu thanh khoản được đáp ứng bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ. Việc vay mượn chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi cĩ nhu cầu thanh khoản phát sinh.

Nguồn tài trợ cho chiến lược này thường bao gồm: vay qua đêm, vay ngân hàng trung ương, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi cĩ thể

chuyển nhượng mệnh giá lớn, ...Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản “Nợ” được các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi và cĩ thể lên đến 100% nhu cầu thanh khoản.

Nhược điểm của chiến lược này là ngân hàng bị phụ thuộc vào thị trường tiền tệ khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản (nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao nhất) do sự biến động về khả năng cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Hơn nữa, một ngân hàng vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là cĩ khĩ khăn về tài chính, khi thơng tin này lan rộng ra, những khách hàng gửi tiền sẽ rút vốn hàng loạt hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhiều lần. Cùng lúc đĩ, các định chế tài chính khác, để tránh rủi ro cĩ thể gặp phải, sẽ thận trọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng này để giải quyết khĩ khăn về

thanh khoản.

1.2.3.3. Chiến lược to ngun cung cp thanh khon t cân đối gia tài sn Cĩ và tài sn N (qun tr thanh khon cân bng)

“Cĩ” và dựa vào tài sản “Nợ” đều cĩ hạn chế: chịu chi phí cơ hội khi bán các tài sản dự trữ hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ. Do đĩ, phần lớn các ngân hàng thường dung hồ và kết hợp cả hai chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị

thanh khoản cân bằng.

Định hướng của chiến lược này là: các nhu cầu thanh khoản thường xuyên, hàng ngày sẽđược đáp ứng bằng tài sản dự trữ như tiền mặt, chứng khốn khả mại, tiền gửi tại các ngân hàng khác ...; các nhu cầu thanh khoản khơng thường xuyên nhưng cĩ thể dự đốn trước như nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, xu hướng ... sẽ được đáp ứng bằng các thoả thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứng vốn khác; các nhu cầu thanh khoản đột xuất khơng thể dự báo được đáp ứng từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ; các nhu cầu thanh khoản dài hạn được hoạch định và nguồn tài trợ là các khoản vay ngắn và trung hạn, chứng khốn cĩ thể chuyển hố thành tiền.

Các yếu tốảnh hưởng đến việc lựa chọn các nguồn dự trữ khác nhau khi vận dụng chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng:

- Tính cấp thiết của nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản tức thời sẽđược tài trợ bằng ngân quỹ dự trữ, vay qua đêm hoặc tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương.

- Thời hạn nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng cĩ thể được tài trợ bằng nguồn bán tài sản “Cĩ” hay vay trên thị trường tiền tệ.

- Khả năng thâm nhập thị trường tài sản “Nợ”: Thường chỉ cĩ các ngân hàng lớn mới cĩ thể tham gia thị trường tài sản “Nợ”; cho nên nhà quản trị ngân hàng phải giới hạn phạm vi lựa chọn các thị trường tài sản “Nợ” mà ngân hàng muốn tham gia.

- Chi phí và rủi ro: Lãi suất các nguồn vốn trên thị trường thay đổi hàng ngày; do đĩ, các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt được các thơng tin về lãi suất và các điều kiện cho vay đi kèm.

- Dự báo tỷ lệ lãi suất: Khi lập kế hoạch để xử lý tình trạng thâm hụt thanh khoản dự kiến, nhà quản trị phải đưa ra các nguồn vốn cĩ thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản với lãi suất mong đợi thấp nhất.

- Triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương và các khoản vay

mượn của kho bạc: Nhà quản trị cũng cần nghiên cứu động thái của ngân hàng trung ương, tình hình ngân sách nhà nước đểđịnh hướng điều kiện tín dụng và dự đốn lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ thay đổi ra sao. Chẳng hạn, một kế hoạch huy

động vốn lớn của chính phủ, hoặc việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm hạn mức tín dụng và gia tăng lãi suất. Khi đĩ, quản trị thanh khoản gặp khĩ khăn hơn và chi phí lãi vay của ngân hàng cũng tăng tương ứng.

- Các quy định liên quan đến nguồn vốn thanh khoản: Các quy định của các cơ quan quản lý ngân hàng ngày càng cĩ xu hướng quốc tế hố nên ngân hàng trong nước phải vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với thơng lệ chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)