Những thành tựu chủ yếu

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 71)

Đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh, cùng với sự cố gắng và nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, đặc biệt là bản thân các hộ nghèo, các chính sách và dự án thuộc chƣơng trình XĐGN đã thu đƣợc nhiều kết

67

quả quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Có thể khẳng định rằng trong thời gian qua kinh tế - xã hội của huyện đã có sự chuyển biến về chất làm thay đổi cơ bản đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện, phát huy đƣợc năng lực và trách nhiệm của ngƣời dân trong công tác XĐGN, tạo ra phong trào XĐGN sôi động trên địa bàn toàn huyện, đã phần nào giải quyết và tháo gỡ đƣợc những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác XĐGN, giải quyết việc làm tại huyện.

Thông qua thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, các chƣơng trình giảm nghèo, bộ mặt các xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ nghèo giảm từ 43,46% ( năm 2005) xuống 21,47% ( năm 2010) và xuống 17,74% (năm 2013); 100% xã có đƣờng giao thông đến trung tâm xã (trong đó 90% xã có đƣờng giao thông từ trung tâm xã đến thôn, bản đi lại đƣợc bằng xe gắn máy); 100% xã có trạm y tế xã đƣợc đầu tƣ; 100% xã có đủ trƣờng Mầm non, Tiểu học, THCS; 80,5% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất; 100% số xã có điện đến trung tâm xã; đầu tƣ các công trình nƣớc sinh hoạt tập trung, phân tán cung cấp cho 67,8% số hộ dân.

Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã khuyến khích và chỉ đạo thực hiện thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngoài các loại cây lƣơng thực, thực phẩm, các địa phƣơng trong huyện đã tích cực đa dạng hoá các loại cây trồng khác nhƣ Cây chè, cây ăn quả, tre măng bát độ ... đƣa vào sản xuất trên diện rộng. Bởi vậy, năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác không ngừng đƣợc nâng cao. Chăn nuôi, lâm nghiệp đƣợc chú trọng phát triển, góp phần cải thiện đời sống cho bà con nông dân. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng dần hàng năm. Sản xuất công nghiệp tăng cả về quy mô và loại hình; có nhiều cơ sở mới đầu tƣ đi vào sản xuất nhƣ khai thác, chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng. Hệ

68

thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm đã từng bƣớc đƣợc xây dựng khang trang, đóng góp đáng kể vào sự tăng trƣởng kinh tế - xã hội của huyện. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ đƣợc mở rộng hơn thông qua mạng lƣới chợ phiên và các điểm bán lẻ tới tận các vùng sâu, vùng xa, cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Ngƣời nghèo đã đƣợc hỗ trợ cải thiện một bƣớc về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nƣớc và cộng đồng, một số nhu cầu xã hội cơ bản của ngƣời nghèo bƣớc đầu đƣợc đáp ứng (nhƣ nhà ở, nƣớc sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập …). Về cơ bản, các chính sách, chƣơng trình giảm nghèo đã giúp ngƣời nghèo có đƣợc cơ hội tự vƣơn lên, tạo thu nhập để phát triển, vƣợt qua tình trạng nghèo đói, tự giải quyết những nhu cầu thiết yếu của gia đình và bản thân.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 71)