Mục tiêu

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 78)

4.1.1.1. Mục tiêu chung

Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế vì ngƣời nghèo, tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời nghèo ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tạo cơ hội để ngƣời nghèo, hộ nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập. Đẩy nhanh tiến độ xoá đói giảm nghèo và duy trì thành quả của công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, hạn chế tái nghèo, tăng cƣờng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cho ngƣời nghèo.

4.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 5% (riêng các xã nghèo, thôn,

bản đặc biệt khó khăn giảm từ 7- 8%); giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn

15% (theo chuẩn nghèo 2011-2015) vào năm 2015;

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời của các hộ nghèo tăng lên 5 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm, riêng các xã nghèo giảm 5% / năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020;

- Phấn đấu bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới cho 1.000 lao động. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển cua huyện; phấn đấu mỗi năm đào tạo nghề cho 1.000 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động có viê ̣c làm sau khi ho ̣c nghề đa ̣t trên 70%; đến hết năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 50%. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng tỷ

74

trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2020 đạt cơ cấu lao động: Lao động trong ngành Nông lâm nghiệp 55,75%; Lao động trong ngành Công nghiệp - xây dựng 17,11% và lao động trong ngành Dịch vụ 27,14%.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các, xã, thôn, bản đƣợc tập trung đầu tƣ đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới; Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trƣớc hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tƣới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tƣới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đƣờng ô tô tới các thôn, bản đã đƣợc quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cƣ; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Bảo đảm các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nƣớc sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, dạy nghề, đời sống văn hoá, tinh thần, tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho các hộ nghèo, đặc biệt hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Tạo việc làm mới ổn định cho 1.000 lao động, trong đó xuất khẩu 200 lao động trở lên; phát triển thị trƣờng lao động.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đến năm 2015 đào tạo nghề cho 1.000 lao động và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ lao động - việc làm và cán bộ quản lý dạy nghề thông qua tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ;

4.1.2.Định hướng

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hƣớng CNH, HĐH trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của huyện, huy động mạnh mẽ nội lực đặc biệt là các nguồn lực của doanh

75

nghiệp, của cộng đồng dân cƣ đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của trung ƣơng, của tỉnh để phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo.

- Từng bƣớc thực hiện XĐGN theo hƣớng bền vững, hạn chế tình trạng tái nghèo, độ sâu của nghèo trên địa bàn huyện.

- Xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện là sự nghiệp của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, của các thành phần kinh tế, của các cộng đồng dân cƣ, của mỗi ngƣời dân nói chung, mỗi ngƣời nghèo nói riêng. Từng bƣớc tạo sự gắn kết tất cả các lực lƣợng nói trên nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công cuộc XĐGN.

- Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở những xã nghèo, làm tiền đề cho XĐGN vững chắc ở những địa phƣơng này.

- Tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN của huyện, nâng cao nhận thức và ý thức tự vƣơn lên để thoát nghèo của các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)