Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 46)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là các số liệu thứ cấp. Các số liệu này đƣợc thu thập từ các nguồn sau:

- Từ các công trình nghiên cứu về XĐGN

- Từ các Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Hà Giang; Đại hội Đảng bộ huyện Quang Bình, các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Quang

42

Bình, báo cáo của các phòng LĐTB&XH, Phòng Thống kê, Ban XĐGN của huyện Quang Bình qua 8 năm từ 2005-2013.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán số liệu đƣợc thực hiện trên chƣơng trình phần mềm Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

2.2.3. Phương pháp thống kê

Để phân tích thực trạng đói nghèo của huyện Quang Bình luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng, so sánh mức sống trung bình của các hộ nghèo với các loại hộ khác, mức đầu tƣ cho sản xuất giữa các loại hộ và phân tích số bình quân để đánh giá khả năng thoát nghèo của các hộ trong tƣơng lai.

2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích để làm rõ thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở huyện Quang Bình. Từ kết quả của phân tích thực trạng, luận văn dùng phƣơng pháp tổng hợp để đánh giá thực trạng xóa đói giảm nghèo cả về kết quả và hạn chế.

2.2.5. Phương pháp kết hợp lôgich với lịch sử

Luận văn đi từ hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo để hình thành nên khung phân tích của luận văn, làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng cung nhƣ đề xuất các giải pháp về xóa đói giảm nghèo ở huyện Quang Bình. Trong phân tích lý luận, luận văn đã cố gắng gắn với thực tiễn mang tính đặc thù của các địa phƣơng miền núi phía bắc.

Ở chƣơng 3 luận văn dựa theo những nội dung tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hƣởng đƣa ra ở chƣơng 1 để phân tích đánh giá thực tiễn xóa đói giảm nghèo ở huyện Quang Bình.

43

Luận văn sử dụng phƣơng pháp kết hợp lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp xóa đói giảm nghèo theo hƣớng bền vững ở huyện quang bình trong thời gian tới.

44

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG

3. 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quang Bình tác động đến xóa đói giảm nghèo xóa đói giảm nghèo

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Quang Bình

* Vị trí địa lý

Huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang nằm ở vị trí địa lý 220 12’ 13’’ - 220 34’ 41’’ vĩ độ bắc, 1030 56’ 40’’ - 220 17’ 25’’ kinh độ đông, cách trung tâm thành phố Hà Giang 85km về phía tây nam, cách cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy của tỉnh Hà Giang 110 km, cách cửa khẩu Quốc tế Hà Khẩu của tỉnh Lào Cai 120 km; phía Bắc giáp huyện Hoàng su Phì và huyện Xín Mần, phía Đông giáp huyện Bắc Quang, phía Nam giáp với một phần của huyện Bắc Quang và huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái), phía Tây giáp với huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai).

* Địa hình

Huyện Quang Bình chia làm 3 loại hình cơ bản:

- Địa hình đồi núi cao: Trung bình từ 1.000 - 1.700, dạng lƣợn sóng - Địa hình đồi núi thoải: Trung bình từ 150 - 900 m, có dạng đồi núi bát úp hoặc lƣợn sóng.

- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải và những cánh đồng ven sông suối.

* Thời tiết, khí hậu

Khí hậu ở huyện Quang Bình chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6 - 23,90

C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 400

45

vào tháng 1. Lƣợng mƣa hàng năm trung bình khoảng 4.000 mm, tập trung chủ yếu vào tháng 6, tháng 7, thƣờng gây lũ quét, sạt lở đất ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

* Tài Nguyên

- Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên là 79.188,04 ha, trong đó đất sản xuất Nông lâm nghiệp là 71.792, 91 ha, chiếm 90,66%; đất phi nông nghiệp là 2.946,2 ha, chiếm 3,72%; đất chƣa sử dụng 4.448,93 ha, chiếm 5,61%. Trong tổng diện tích đất sản xuất Nông lâm nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp là 59,875,56 ha, chiếm 75,61%; đất sản xuất nông nghiệp là 11.523,13 ha chiếm 14,55%; đất nuôi trồng thủy sản là 339,52 ha chiếm 0,42%. Đất đai ở Quang Bình gồm nhiều loại đất phân bố ở các dạng địa hình khác nhau thích hợp cho các loại cây nhƣ: Chè, cam, các loài cây lâm nghiệp phục vụ cho công nghệ chế biến giấy và chăn nuôi đại gia súc nhƣ: Trâu, bò,v.v. Đây chính là tiền năng để ngƣời dân ở Quang Bình vƣơn lên thoát nghèo.[23]

- Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra, khảo sát của các đoàn địa chất thì tài nguyên khoáng sản của huyện Quang Bình hiện nay phân bố rải rác ở một số xã nhƣ: Mỏ Chì, Kẽm ở xã Yên Thành, đang đƣợc đầu tƣ khai thác với trữ lƣợng khoảng 1,3 triệu tấn, ngoài ra còn một số mỏ nhƣ mỏ Mê Ka ở xã Bản Rịa, mỏ Quặng sét ở xã Tân Bắc, mỏ Vàng sa khoáng ở xã Bằng Lang tuy nhiên do điều kiện khó khăn nên chƣa tiến hành xúc tiến đầu tƣ thăm dò khai thác. Ngoài ra trên địa bàn còn có nguồn vật liệu cát, sỏi, đá xanh đang đƣợc khai thác đáp ứng một phần nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện. Đây chính là tiềm năng phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện.

46 - Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của huyện Quang Bình khá phong phú và đa dạng với diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 59.875,56 ha;trong đó rừng sản xuất là 36.073,36 ha, rừng phòng hộ là 23.802,20 ha. Hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn một số diện tích rừng tự nhiên với thảm thực vật phong phú, đa dạng có nhiều loài động vật rừng quý hiếm nhƣ: Lợn rừng, hoẵng, khỉ, sơn dƣơng và thực vật rừng quý hiếm nhƣ: trai, nghiến, đinh, sến.... vừa có tác dụng bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ phát triển môi trƣờng sinh thái, chống xói mòn, sạt sở đây là tiềm năng để khai thác du lịch sinh thái.

- Tài nguyên nước

Hệ thống sông suối ở huyện Quang Bình phân bố tƣơng đối đều ở các xã. Trên địa bàn huyện có hai sông lớn là sông Bạc và sông Chừng và nhiều suối nhỏ. Hệ thống sông, suối đa dạng là điều kiện thuận lợi cung cấp nƣớc cho sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển thủy điện vừa và nhỏ phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, hầu hết các sông, suối có lòng hẹp độ dốc lớn, uốn khúc lớn, dòng chảy mạnh thƣờng xuyên xẩy ra hiện tƣợng lũ quét, lũ ống và sạt lở đất vào mùa mƣa, gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. [14 tr 10-12]

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Quang Bình

* Tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế

- Giai đoạn 2005 - 2010

Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ huyện, cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể đã chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Nền kinh tế huyện có bƣớc chuyển biến nhanh theo hƣớng tích cực; giá trị tăng thêm bình quân năm đạt trên 18,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng. Nông lâm nghiệp chiếm 39%, thƣơng mại dịch vụ chiếm 32%, Xây dựng - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp chiếm 29%. Sản xuất

47

hàng hóa đã hình thành. Tổng sản phẩm xã hội đạt 776 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đạt 10 triệu đồng/ ngƣời / năm. Bằng nhiều giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể sát với tình hình và điều kiện thực tế, trong sản xuất nông nghiệp năng xuất, sản lƣợng cây trồng không ngừng đƣợc nâng lên. Diện tích lúa đạt 5.165 ha, năng xuất bình quân đạt 56,8 tạ/ha, diện tích ngô đạt 2.050 ha, năng xuất bình quân đạt 28 tạ/ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt trên 35.100 tấn, binh quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 570kg/ngƣời/năm. Diện tích cây chè là 2.296,6 ha, năng xuất bình quân đạt 40 tạ/ha, sản lƣợng đạt trên 7.000 tấn. Với mục tiêu đƣa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, Đảng bộ huyện đã ban hành cơ chế chính sách phù hợp nhƣ hỗ trợ lãi xuất cho các hộ nghèo vay vốn nuôi trâu, bò; hỗ trợ trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc.... nên chăn nuôi có bƣớc tăng trƣởng khá, đến năm 2010 tổng đàn gia súc của huyện có 26.400 con trâu, bò. Nuôi trồng thủy đƣợc đẩy mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hóa với tổng diện tích 370 ha, sản lƣợng đạt 444 tấn. Phát triển rừng đƣợc xác định là thế mạnh về kinh tế của huyện. Đảng bộ huyện đã chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực phòng chống cháy rừng, khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng với nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ nên diện tích rừng hàng năm đều tăng, trồng mới trên 10.100 ha, khoanh nuôi bảo vệ 26.494 ha, độ che phủ của rừng đạt 67%. Đầu tƣ xây dựng đạt trên 970 tỷ đồng, 15/15 xã, thị trấn có đƣờng ô tô đến trung tâm xã, có điện lƣới quốc gia, có trụ sở UBND và trạm y tế xây 2 tầng kiên cố. Tổng giá trị sản xuất Xây dựng - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 167 tỷ đồng. Thƣơng mại dịch vụ đạt 184 tỷ đồng. [ 14 tr 54 - 66 ]

- Giai đoạn 2010 - 2013

Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng giảm dần tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại dịch vụ. Tổng giá trị tăng thêm năm

48

2013 đạt 990,4 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 16,2 triệu đồng/ngƣời/năm. Tổng sản lƣơng thực cây có hạt đạt 37.140 tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 615kg/ngƣời/năm. Diện tích lúa cả năm 5.209,4 ha, năng xuất đạt 56,3 tạ/ha, sản lƣợng lúa đạt 29.331 tấn. Diện tích cây ngô là 2.376,8 ha; năng xuất đạt 33,25 ta/ha; sản lƣợng 7.809 tấn. Diện tích cây chè là 2.393,4 ha, năng xuất bình quân đạt 48,27 tạ/ha; sản lƣợng đạt 9.258 tấn. Về chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa trọng tâm là phát triển chăn nuôi trâu và lợn, tổng đàn lợn là 52.800 con, tổng đàn trâu, bò là 21.350 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 525 ha.

Về phát triển cơ sở hạ tầng 109/135 thôn bản có điện lƣới quốc gia; có 83% số hộ gia đình đƣợc sử dụng điện. Tổng giá trị khối lƣợng đầu tƣ về xây dựng đạt hơn 800 tỷ đồng trong đó vốn đầu tƣ từ ngân sách là 310 tỷ đồng còn lại huy động từ nhân dân và các thành phần kinh tế. Thƣờng mại dịch vụ năm 2013 đạt 326,9 tỷ đồng [14 tr 70-73]

* Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội

- Hệ thống giao thông

Huyện Quang Bình là đầu mối giao thông quan trọng, nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Hà Giang, giao thƣơng với tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Các công trình giao thông đƣợc tu bổ thƣờng xuyên. Triển khai lồng ghép các nguồn vốn với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, phong trào lao động xã hội đã tạo ra bƣớc đột phá, làm chuyển biến tích cực trong việc phát huy nội lực trong nhân dân về xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, làm mới công trình giao thông; kinh phí đóng góp lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đến nay 100% số xã có đƣờng nhựa đến trung tâm, 79/135 thôn bản có đƣờng nhựa hoặc bê tông. Quang Bình có hệ thống giao thông khá hoàn thiện với 30 km Quốc lộ 279 chạy qua và hệ thống giao thông liên xã, liên thôn.

49 - Hệ thống năng lượng

Trên địa bàn Quang Bình có nhà máy thuỷ điện sông Bạc công suất 42MW, nhà máy thủy điện sông Chừng công suất 19MW, nhà máy thủy điện Bản Măng công suất 2 MW. Đây chính là tiềm năng tạo động lực để huyện Quang Bình phát triển KT - XH góp phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa ban huyện.

- Hệ thông tin, viễn thông

Duy trì tốt các trạm phát sóng di động (trạm BTS) phục vụ cho việc truyền, phát sóng di động, đảm bảo hệ thống mạng đƣợc thống suốt. 100% số xã, thị trấn, cơ quan đơn vị sự nghiệp hành chính đã ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, có 3 phòng họp trực tuyến. Mạng thông tin diện rộng đƣợc duy trì và nâng cao chất lƣợng thu phát sóng truyền thanh, truyền hình, phát huy hiệu quả hệ thống truyền thanh không dây ở cơ sở. Tổng số thuê bao các dịch vụ viễn thông tính đến quý I năm 2012 là 2.845; thuê bao Internet là 652. 100% các xã đã đƣợc phủ sóng điện thoại [14 ]

* Dân số và lao động

- Dân số

Về dân số, huyện Quang Bình có tổng số dân là 61.256 ngƣời. Trên địa bàn huyện có 17 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày có 28.331 ngƣời, chiếm 46,3%; dân tộc Dao có 14.033 ngƣời, chiếm 22,9%; dân tộc Kinh có 5.938 ngƣời, chiếm 9,7%, dân tộc Pà Thẻn có 5.297 ngƣời, chiếm 8,6% , dân tộc La Chí có 3.342 ngƣời, chiếm 5,5% dân tộc Mông có 2.944 ngƣời, chiếm 4,8%, dân tộc Nùng có 2.127 ngƣời, chiếm 3,5%, còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân cƣ 77 ngƣời/ km2

.

Dân số trung bình theo giới tính: nam là 31.409 ngƣời; nữ là 29.847 ngƣời. Dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn: ở thành thị là 6.268 ngƣời, ở nông thôn là 54.984 ngƣời;

50 - Lao động

Số lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo ngành kinh tế của toàn huyện tính đến năm 2013 là: 37. 488 ngƣời, trong đó ngành sản xuất Nông lâm thủy sản là 34. 603 ngƣời; sản xuất và phân phối điện nƣớc là 46 ngƣời; cung cấp nƣớc, xử lý nƣớc, rác thải là 38 ngƣời, Bán buôn, bán lẻ, vận tải kho bãi là 20 ngƣời, thông tin truyền thông 24 ngƣời, hoạt động Tài chính, ngân hàng 38 ngƣời, hoạt động quản lý nhà nƣớc & ANQP 724 ngƣời, Giáo dục & Đào tạo 1.716 ngƣời, Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 259 ngƣời, hoạt động nghệ thuật vui chơi, giải trí 20 ngƣời. Nhìn chung về số lƣợng, lao động ở huyện Quang Bình chủ yếu là lao động ở nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp đơn thuần, có sức khỏe tốt nhƣng trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thấp.

* Văn hóa, y tế, giáo dục

- Văn hóa

Huyện Quang Bình thƣờng xuyên quan tâm đến phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Hoạt động thể thao đƣợc hƣớng mạnh về cơ sở, 100% thôn bản có sân, bãi tập và thi đấu thể dục - thể thao, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Trên địa bàn huyện có 17 dan tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có những nét đặc trƣng riêng về văn hóa. Đây là thế mạnh của huyện trong việc phát triển văn hóa đa dạng, phong phú, một yếu tố quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong văn hóa của một số dân tộc ít ngƣời cũng còn lƣu giữ những hủ tục trong ma chay, cƣới xin, gây lãng phí về tài chính và thời gian; tình trạng mê tín, dị đoan vẫn còn tồn tại; tập quán sống canh tác ở một số dân tộc ảnh hƣởng của phƣơng thức du canh, du cƣ. Đây là những cản trở không nhỏ đối với công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 46)