Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở một số địa phƣơng và bài học rút ra

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 39)

cho huyện Quang bình tỉnh Hà Giang

1.3.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang

Là tỉnh miền núi, có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, cơ sở vật chất còn khó khăn, nhƣng tỉnh Tuyên Quang những năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan trong công tác XĐGN. Qua thực tế thực hiện chƣơng trình XĐGN 5 năm (2005 -2010), ở tỉnh Tuyên Quang có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Chƣơng trình XĐGN phải đặt dƣới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự kiểm tra giám sát thƣờng xuyên của Hội đồng nhân dân, sự phối hợp đồng bộ và phân công trách nhiệm cụ thể của các ban ngành, đoàn thể quần chúng. Đồng thời phải có những chính sách XĐGN riêng của tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

- Phải thƣờng xuyên nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và ngƣời dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng nhƣ chủ trƣơng, chính sách, giải pháp XĐGN của tỉnh cũng nhƣ của cả nƣớc, để chính địa phƣơng nghèo, gia đình nghèo có ý chí phấn đấu, quyết tâm thoát nghèo.

- Xã hội hóa các hoạt động XĐGN, tạo ra phong trào sôi động trong toàn tỉnh, huy động sự tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự chia sẻ trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong việc trợ giúp ngƣời nghèo, sự nỗ lực vƣơn lên của chính bản thân ngƣời nghèo.

35

- Thiết lập đƣợc cơ chế lồng ghép các chƣơng trình phát triển KT-XH

với XĐGN, đồng thời khuyến khích, và tạo điều kiện cho các huyện, thị huy động nguồn lực tại chỗ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chƣơng trình. Tăng cƣờng kiểm tra việc sử dụng nguồn lực, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tƣợng, không thất thoát.

- Xây dựng các mô hình XĐGN phù hợp với điều kiện của địa phƣơng

và nguyện vọng của ngƣời nghèo. Từ mô hình chỉ đạo điểm, sau khi tổng kết đánh giá có hiệu quả mới nhân ra diện rộng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm XĐGN ở huyên Đồng Văn tỉnh Hà Giang

Huyện Đồng Văn có 17 xã và 2 thị trấn với 224 thôn, bản (19/19 xã thị trấn đều thuộc xã khu vực II đặc biệt khó khăn). Tổng số hộ nghèo toàn huyện tính đến cuối năm 2008 là 6.198 hộ. Chiếm tỷ lệ 51,82%. Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a, tính đến cuối năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo huyện Đồng Văn giảm mạnh, chỉ còn 5.390 hộ (trên tổng số 12.757 hộ dân toàn huyện), chiếm tỷ lệ 42,25%. Trong năm 2009 thực hiện xóa 100% số nhà tạm trên địa bàn huyện với tổng số 1.054 nhà. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đồng Văn năm 2010 đã giảm xuống còn 35% .

Triển khai Chƣơng trình 135, huyện Đồng Văn đã huy động trên 95% học sinh tiểu học, gần 89% học sinh THCS trong độ tuổi đến trƣờng. Hội Khuyến học huyện Đồng Văn đã đẩy mạnh và phát triển Hội khuyến học rộng khắp ở các xóm bản, các xã, trị trấn. Đến nay, toàn huyện có 19/19 xã, thị trấn có Hội Khuyến học; 50/50 đơn vị trƣờng học có Chi hội Khuyến học với tổng số 13.295 hội viên. Đƣợc sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, của các ngành, công tác khuyến học, khuyến tài trong huyện đƣợc đẩy mạnh, tổ chức Hội khuyến học từ huyện đến xã, thị trấn đƣợc đông đảo nhân dân các dân tộc ủng hộ và tích cực thực hiện.

36

Việc triển khai chƣơng trình 135 đã hỗ trợ giá giống ngô, lúa có giá trị kinh tế năng suất cao; Hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho hộ nghèo vay mua gia súc; Hỗ trợ phân bón, giống cỏ thức ăn gia súc; Thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả để nhân rộng trong thôn, xã; Thực hiện các nội dung tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ làm công tác nông nghiệp; Hỗ trợ các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao (cây chè, lê, đào,...) và công cụ lao động. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình khó khăn đã có cơ hội thay đổi phƣơng thức canh tác lạc hậu, chủ động áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế . Riêng về vật tƣ , máy móc , nông cụ sản xuất trên địa bàn huyê ̣n đã đầu tƣ khoảng 7.163 chiếc; huyện đã đƣa các loại giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất đại trà, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng mình ; nhiều chƣơng trình, dự án về khuyến nông, xây dựng mô hình thâm canh các loại cây trồng bƣớc đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, có đƣờng giao thông thuận tiện, có vật tƣ, giống, vốn để sản xuất và những giải pháp, biện pháp chỉ đạo đúng hƣớng của Đảng bộ huyện, chỉ sau 5 năm (2001 - 2005), lƣơng thực trong toàn huyện đã tăng lên 1,5 lần, 70 - 80% số hộ trên địa bàn biết phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Toàn huyện đã định hình đƣợc những vùng kinh tế có tính tập trung theo quy mô kinh tế hộ, nhƣ vùng lúa đặc sản ở xã Đồng Văn, Ma Lé, Lũng Cú; vùng ngô hàng hoá ở các xã Sủng Là, Sính Lủng; vùng gieo trồng đậu tƣơng và chăn nuôi trâu, bò, dê phát triển ở đều khắp các xã. Bên cạnh đó huyện cũng có các giải pháp, cơ chế khuyến khích ngƣời dân đƣa cây, con có giá trị kinh tế cao vào gieo trồng, chăn nuôi. Huyện còn có những chính sách tác động nhƣ hỗ trợ lãi suất vay vốn, hỗ trợ giống, vật tƣ, kỹ thuật thâm canh tăng vụ. Tính đến hết năm 2005, toàn huyện có 1.700 ha đậu tƣơng, 50 ha khoai tây và một phần diện tích trồng bí xanh, bí

37

ngồi, cà chua, chè, thảo quả, hoa hồng... đây là những cây mới đƣa vào tròng trên địa bàn huyện cho năng suất, chất lƣợng và đem lại thu nhập cho ngƣời dân vùng đá.

Lấy núi đá làm lợi thế cho mình trong chăn nuôi đặc sản với giống bò địa phƣơng, cho nguồn thực phẩm mà ít nơi nào có đƣợc; nhiều năm qua thịt bò Đồng Văn đã có tiếng trên thị trƣờng. Năm 2005, huyện phối hợp cùng Viện chăn nuôi Trung ƣơng tổ chức thành công Hội thảo về phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện vùng núi đá phía Bắc của Hà Giang. Hội thảo lấy xã Đồng Văn làm tâm điểm cho phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê chất lƣợng thực phẩm, giá trị kinh tế cao, đánh giá đƣợc thực trạng, xác định lợi thế, đƣa ra những giải pháp về trồng và chế biến thức ăn gia súc. Đồng thời khai thác và bảo vệ nguồn gen của giống bò, dê địa phƣơng, huyện cũng đã xây dựng dự án bảo tồn và phát triển đàn gia súc thuần chủng ở 3 xã Đồng Văn, Sủng Là và Lũng Táo với phƣơng thức hỗ trợ ngƣời dân 50% giá trị giống bò đực địa phƣơng, cung cấp dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi, qua đó lựa chọn đƣợc đàn bò để bảo tồn.

Huyện Đồng Văn đƣợc tỉnh lựa chọn đột phá để phát triển KT-XH, giảm nghèo bằng mô hình mang tính đột phá “mái nhà, bể nƣớc, con bò” và chƣơng trình hạ sơn giúp đồng bào dân tộc Mông có cơ hội cải thiện cuộc sống. Từ nguồn kinh phí hơn 7,5 tỷ đồng do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) - đơn vị nhận trợ giúp Đồng Văn triển khai Nghị quyết 30a, đã có 1.054 ngôi nhà mới dành cho hộ nghèo theo Chƣơng trình 167 của Chính phủ, đƣợc triển khai xây dựng và đƣợc thiết kế đủ tiêu chuẩn về diện tích, bảo đảm “ba cứng” (mái cứng, khung cứng và nền cứng ) thay thế cho những nhà tạm bợ, trống trải để ngƣời dân yên tâm, an cƣ và tạo đà cho đồng bào thoát nghèo.

38

Với tổng số vốn đƣợc đầu tƣ trên 105 tỷ đồng, Ban Chỉ đạo Chƣơng trình 135 giai đoạn II huyện Đồng Văn đã dành phần lớn nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng với những hạng mục thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội địa phƣơng. Đến nay, 100% các xã trên địa bàn huyện đã có đƣờng ô tô từ huyện đến trung tâm xã; phần lớn hệ thống cầu, cống, đập thuỷ lợi, đƣờng dân sinh đƣợc đầu tƣ nâng cấp...

Đồng Văn nổi tiếng với cột cờ Lũng Cú đƣợc dựng từ thời Lý, phố cổ Đồng Văn, cao nguyên đá, Hang Mây, hang Sảng Tủng, cổng trời Sà Phìn, làng văn hóa Lô Lô, cửa khẩu Phó Bảng, nhà Vƣơng …Huyện Đồng Văn có các món ăn đặc sản nhƣ: mèn mén, cháo ấu Tẩu, ấu trùng ong, mật ong hoa bạc hà, chè Lũng Phìn, thắng cố...Đây chính là tiềm năng văn hóa, du lịch của huyện Đồng Văn sẽ đƣợc đƣa vào khai thác trong những năm tới để từ đó nâng cao trình độ dân trí, tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc Mông huyện Đồng Văn, cải thiện chất lƣợng cuộc sống và góp phần thực hiện thành công công cuộc XĐGN theo hƣớng bền vững tại huyện Đông Văn.

1.3.2. Những bài học rút ra cho công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Quang Bình Quang Bình

Qua phân tích một số kinh nghiệm, mô hình XĐGN của huyện Đồng Văn và tỉnh Tuyên Quang có thể rút ra cho huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang những bài học sau:

Một là: Nơi nào có sự quan tâm thƣờng xuyên của cấp ủy và chính quyền, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác XĐGN tƣơng đối chặt chẽ với nỗ lực và quyết tâm của chính hộ nghèo thì nơi đó thực hiện giảm nghèo đạt hiệu quả . Cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo kết quả thực hiện XĐGN phần lớn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các ngành ở cấp xã.

39

Hai là: Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, làm chuyển biến

nhận thức từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo quẩn lý các ngành, các cấp đến quần chúng về tầm quan trọng cũng nhƣ tính cấp bách trong công tác giảm nghèo để động viên toàn xã hội chăm lo cho ngƣời nghèo. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc chăm lo, hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, huy động cộng đồng tham gia chia sẻ trách nhiệm cùng thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Điều đặc biệt quân trọng là cần làm chuyển biến nhận thức của hộ nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nƣớc, xây dựng ý thức tự lực phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo là chính. Tập trung tuyên truyền vận động ngƣời nghèo học nghề, chủ động tạo việc làm, tích cực tham gia xuất khẩu lao động.

Ba là: Huyện phải có chính sách phân cấp quản lý hộ nghèo cho xã - thị

trấn trong việc phân loại, rà soát hộ nghèo sát với thực tế, để nâng cao vai trò quản lý và lập kế hoạch giảm nghèo cụ thể, rõ ràng và có tính khả thi đối với từng địa phƣơng, phù hợp với từng nhóm đối tƣợng (chẳng hạn, nhóm hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất thì phải có chính sách hỗ trợ tín dụng thích hợp, nhóm thiếu kinh nghiệm và tay nghề thì hỗ trợ đào tạo nghề…) theo nguyên tắc “cho cần câu còn hơn cho xâu cá”. Đồng thời phải xác định cấp cơ sở tại chỗ có vai trò chủ yếu trong việc thực hiện chƣơng trình giảm nghèo, phân cấp phải đi đôi với nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, thực hiện dân chủ cơ sở và tăng cƣờng sự tham gia giám sát của ngƣời dân.

Bốn là: Huyện phải huy động nhiều nguồn lực và lồng ghép nguồn lực từ

các chƣơng trình dự án phát triển kinh tế - xã hội cho chƣơng trình giảm nghèo. Đặc biệt là các nguồn đầu tƣ phải có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngƣời nghèo, xã nghèo, trong đó ƣu tiên cho hộ nghèo chính sách, hộ nghèo dân tộc, các xã điều kiện phát triển còn khó khăn.

Năm là: Thực hiện tốt công tác nâng cao năng lực cán bộ làm công tác

40

chức tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm giảm nghèo… trong tập huấn chú trọng nhận thức, kỹ năng triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn, kỹ năng thực hành nhƣ tuyên truyền vận động, xây dựng kế hoạch dự án giảm nghèo, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo…

Sáu là: Thực hiện dự án XĐGN với sự tham gia của ngƣời nghèo và cộng đồng xã hội, từ đó phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực sẵn có, để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu đạt kết quả cao. Đồng thời xây dựng, nhân rộng các nhân tố và mô hình giảm nghèo hiệu quả, qua đó rút kinh nghiệm từng loại hình để phổ biến, nhƣng phải chú trọng đến mức độ ngƣời nghèo tham gia nhƣ thế nào để có các hƣớng dẫn cho phù hợp.

41

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để xem xét vấn đề nghèo đói và XĐGN một cách khách quan, khoa học và sát thực tiễn, luận văn đƣợc thực hiện dựa trên các quan điểm, đƣờng lối và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nghèo đói và XĐGN, vấn đề dân tộc. Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và xã hội học nhƣ: Phƣơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phƣơng pháp điều tra, tổng kết thực tiễn... để đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của đề tài.

2.1. Phƣơng pháp luận

Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và việc vận dụng phép biện chứng duy vật trong luận văn, đòi hỏi phải xen xét nghiên cứu vấn đề xóa đói giảm nghèo, vấn đề xoá đói giảm nghèo trong trạng thái vận động khác của xóa đói giảm nghèo và có các mối liên hệ qua lại chặt chẽ giữa các nội dung của XĐGN, giữa công tác xóa đói giảm nghèo với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nó cho phép phân tích, đánh giá một cách khách quan các vấn đề về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là các số liệu thứ cấp. Các số liệu này đƣợc thu thập từ các nguồn sau:

- Từ các công trình nghiên cứu về XĐGN

- Từ các Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Hà Giang; Đại hội Đảng bộ huyện Quang Bình, các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Quang

42

Bình, báo cáo của các phòng LĐTB&XH, Phòng Thống kê, Ban XĐGN của huyện Quang Bình qua 8 năm từ 2005-2013.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán số liệu đƣợc thực hiện trên chƣơng trình phần mềm Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

2.2.3. Phương pháp thống kê

Để phân tích thực trạng đói nghèo của huyện Quang Bình luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng, so sánh mức sống trung bình của các hộ nghèo với các loại hộ khác, mức đầu tƣ cho sản xuất giữa các loại hộ và phân tích số bình quân để đánh giá khả năng thoát nghèo của các hộ trong tƣơng lai.

2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích để làm rõ thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở huyện Quang Bình. Từ kết quả của phân tích thực trạng, luận văn dùng phƣơng pháp tổng hợp để đánh giá thực trạng xóa đói giảm nghèo cả về kết quả và hạn chế.

2.2.5. Phương pháp kết hợp lôgich với lịch sử

Luận văn đi từ hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo để hình thành nên khung phân tích của luận văn, làm

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)