Những bài học rút ra cho công tác xoá đói giảm nghèo của huyện

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 43)

Quang Bình

Qua phân tích một số kinh nghiệm, mô hình XĐGN của huyện Đồng Văn và tỉnh Tuyên Quang có thể rút ra cho huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang những bài học sau:

Một là: Nơi nào có sự quan tâm thƣờng xuyên của cấp ủy và chính quyền, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác XĐGN tƣơng đối chặt chẽ với nỗ lực và quyết tâm của chính hộ nghèo thì nơi đó thực hiện giảm nghèo đạt hiệu quả . Cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo kết quả thực hiện XĐGN phần lớn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các ngành ở cấp xã.

39

Hai là: Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, làm chuyển biến

nhận thức từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo quẩn lý các ngành, các cấp đến quần chúng về tầm quan trọng cũng nhƣ tính cấp bách trong công tác giảm nghèo để động viên toàn xã hội chăm lo cho ngƣời nghèo. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc chăm lo, hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, huy động cộng đồng tham gia chia sẻ trách nhiệm cùng thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Điều đặc biệt quân trọng là cần làm chuyển biến nhận thức của hộ nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nƣớc, xây dựng ý thức tự lực phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo là chính. Tập trung tuyên truyền vận động ngƣời nghèo học nghề, chủ động tạo việc làm, tích cực tham gia xuất khẩu lao động.

Ba là: Huyện phải có chính sách phân cấp quản lý hộ nghèo cho xã - thị

trấn trong việc phân loại, rà soát hộ nghèo sát với thực tế, để nâng cao vai trò quản lý và lập kế hoạch giảm nghèo cụ thể, rõ ràng và có tính khả thi đối với từng địa phƣơng, phù hợp với từng nhóm đối tƣợng (chẳng hạn, nhóm hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất thì phải có chính sách hỗ trợ tín dụng thích hợp, nhóm thiếu kinh nghiệm và tay nghề thì hỗ trợ đào tạo nghề…) theo nguyên tắc “cho cần câu còn hơn cho xâu cá”. Đồng thời phải xác định cấp cơ sở tại chỗ có vai trò chủ yếu trong việc thực hiện chƣơng trình giảm nghèo, phân cấp phải đi đôi với nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, thực hiện dân chủ cơ sở và tăng cƣờng sự tham gia giám sát của ngƣời dân.

Bốn là: Huyện phải huy động nhiều nguồn lực và lồng ghép nguồn lực từ

các chƣơng trình dự án phát triển kinh tế - xã hội cho chƣơng trình giảm nghèo. Đặc biệt là các nguồn đầu tƣ phải có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngƣời nghèo, xã nghèo, trong đó ƣu tiên cho hộ nghèo chính sách, hộ nghèo dân tộc, các xã điều kiện phát triển còn khó khăn.

Năm là: Thực hiện tốt công tác nâng cao năng lực cán bộ làm công tác

40

chức tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm giảm nghèo… trong tập huấn chú trọng nhận thức, kỹ năng triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn, kỹ năng thực hành nhƣ tuyên truyền vận động, xây dựng kế hoạch dự án giảm nghèo, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo…

Sáu là: Thực hiện dự án XĐGN với sự tham gia của ngƣời nghèo và cộng đồng xã hội, từ đó phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực sẵn có, để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu đạt kết quả cao. Đồng thời xây dựng, nhân rộng các nhân tố và mô hình giảm nghèo hiệu quả, qua đó rút kinh nghiệm từng loại hình để phổ biến, nhƣng phải chú trọng đến mức độ ngƣời nghèo tham gia nhƣ thế nào để có các hƣớng dẫn cho phù hợp.

41

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để xem xét vấn đề nghèo đói và XĐGN một cách khách quan, khoa học và sát thực tiễn, luận văn đƣợc thực hiện dựa trên các quan điểm, đƣờng lối và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nghèo đói và XĐGN, vấn đề dân tộc. Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và xã hội học nhƣ: Phƣơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phƣơng pháp điều tra, tổng kết thực tiễn... để đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 43)