3.4.2.1.Tồn tại hạn chế
- Kết quả giảm nghèo chƣa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo lớn, số hộ tái nghèo hàng năm còn cao, hàng năm vẫn phải trợ cấp cứu đói cho hàng trăm hộ vào lúc giáp hạt. Tỷ lệ hộ nghèo chênh lệch lớn.
- Phân hóa giàu, nghèo có xu hƣớng gia tăng giữa các tầng lớp nhân dân và giữa các vùng trong huyện.
- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp uỷ Đảng và Chính quyền cơ sở còn thiếu tính đồng bộ, việc kiểm tra giám sát đối với cơ sở còn chƣa thƣờng xuyên, việc báo cáo các chỉ tiêu của công tác giảm nghèo của các phòng ban, các xã còn chậm trễ.
- Việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ở huyện nhìn chung còn đạt kết quả thấp hơn mục tiêu đề ra: Công tác dạy nghề chƣa chƣa thật gắng bó với nhu cầu của ngƣời nghèo, với khả năng có đƣợc việc làm sau khi đƣợc đào tạo; việc cho vay tín dụng ƣu đãi chƣa gắn với việc hỗ trợ, hƣớng dẫn ngƣời nghèo tổ chức sản
69
xuất; đồng bào các dân tộc vùng núi cao, vùng xa, vùng sâu của huyện vẫn khó tiếp cận với dịch vụ y tế và giáo dục...
3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân khách quan:
- Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, diện tích đất trồng trọt ít và khó canh tác... Kinh tế chƣa phát triển, dân cƣ chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế còn hạn chế. Vấn đề thiếu đất, thiếu nƣớc sản xuất vẫn đang là thách thức lớn cho chính quyền địa phƣơng.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, thuỷ lợi vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu giảm nghèo bền vững của địa phƣơng do nhà nƣớc còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí.
- Hệ thống văn bản chỉ đạo không đồng bộ, chính sách đã ban hành, song văn bản hƣớng dẫn chậm, không kịp thời và phù hợp với thực tiễn;
- Ngân sách thƣờng không song hành với chính sách ban hành, có chính sách ban hành nhƣng hàng năm sau chƣa có nguồn kinh phí để triển khai thực hiện. Cụ thể nhƣ kinh phí hỗ trợ giám sát đánh giá tại các xã nghèo theo Thông tƣ 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH của liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động -TB&XH; kinh phí hỗ trợ công tác trợ giúp pháp lý, hỗ trợ sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.
- Nguồn vốn đầu tƣ và định mức hỗ trợ từ các chƣơng trình, dự án so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng còn thấp và không tính đến yếu tố trƣợt giá. Một số chƣơng trình, dự án đƣợc triển khai mới chỉ mang tính chất giải quyết tình thế mà chƣa mang tính bền vững, lâu dài.
- Cùng một mục tiêu giảm nghèo, song các chƣơng trình dự án ngay từ Trung ƣơng lại không đồng nhất cơ quan quản lý, dẫn đến việc quản lý điều hành cũng nhƣ lồng ghép của địa phƣơng cơ sở gặp khó khăn.
70
- Một số dự án, chính sách cùng thực hiện, triển khai trên cùng một địa bàn, cùng một mục đích hỗ trợ nhƣng mức hỗ trợ lại khác nhau, cụ thể nhƣ: Hỗ trợ xây dựng bể nƣớc, hỗ trợ làm nhà ở cho hộ gia đình, dự án chia sẻ hỗ trợ một mức, chƣơng trình 134 hỗ trợ một mức, chƣơng trình định canh, định cƣ hỗ trợ mức khác; về giáo dục mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh nội trú dân nuôi còn bất cập, học sinh cùng ăn, cùng ở nhƣng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh con em hộ nghèo thuộc vùng đƣợc đầu tƣ chƣơng trình 135 là 140 nghìn đồng/tháng, còn học sinh các đối tƣợng nghèo khác chỉ đƣợc hỗ trợ 100 ngàn đồng/tháng, trong khi đó việc huy động đóng góp của dân, nhất là hộ nghèo gặp nhiều khó khăn...
*Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức về vai trò của Công tác XĐGN ở một số cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp xã, thôn còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có lúc, có nơi làm còn chƣa tốt, việc phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở chƣa cao. Công tác vận động nhân dân thực hiện giảm nghèo chƣa cụ thể, hiệu quả. Nhiều chủ hộ còn nặng tâm lý ỷ lại, trông trờ vào cấp trên tinh thần trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo trong công tác XĐGN còn hạn chế.
- Công tác lãnh đạo, quản lý điều hành của một số cấp uỷ Đảng và Chính quyền trong huyện còn chƣa sát với thực tiễn, còn lúng túng, thụ động. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chƣa đồng bộ, thực hiện phân cấp quản lý cho cơ sở chƣa đạt hiệu quả cao.
- Trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, vì vậy việc tổ chức chỉ đạo thực hiện gặp nhiều khó khăn, chƣa đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Cán bộ làm công tác giảm nghèo còn phải kiêm nhiệm, nhất là ở cấp xã, do chƣa bố trí đƣợc cán bộ chuyên trách nên hạn chế đến hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu của chƣơng trình giảm nghèo.
- Là tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, đời sống kinh tế của nhân dân vẫn ở mức thấp, tỷ lệ hộ khá, giàu thấp, số doanh nghiệp SXKD có hiệu quả còn ít,
71
doanh thu nhỏ, vì vậy việc chủ động trong lĩnh vực huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo gặp khó khăn, hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, do đó việc hỗ trợ để ngƣời nghèo thoát nghèo trong thời gian ngắn và đảm bảo tính bền vững khó thực hiện đƣợc.
Ngoài những nguyên nhân nói trên phải nói rằng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là trình độ nhân thức, ý thức trông chờ, ỷ lại của chính quyền và bản thân ngƣời nghèo vào sự trợ giúp của nhà nƣớc, chƣa thấy rõ trách nhiệm của mình tự vƣơn lên để thoát nghèo.