Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 89)

* Phát huy vai trò của phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo

Để góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN theo hƣớng phát triển bền vững Hội phụ nữ huyện Quang Bình cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện có hiệu quả chƣơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN trên cơ sở phát huy, nhân rộng những mô hình hay, những kinh nghiệm tốt đã đƣợc đúc kết. Củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động và phát triển các nhóm phụ nữ ở các xã.

85

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục phụ nữ tự lực vƣơn lên XĐGN, thi đua làm kinh tế giỏi.

- Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ với các ngành chuyên môn nhƣ nông nghiệp, lao động, thƣơng binh và xã hội, giáo dục và đào tạo... nhằm đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật giúp chị em sản xuất có hiệu quả, thực hiện XĐGN theo hƣớng bền vững.

Thực tế cho thấy phụ nữ nghèo đặc biệt là ở các xã nghèo ở huyện Quang Bình ít có thời gian rỗi và không ít phụ nữ nghèo không biết sử dụng thời gian rỗi một cách tích cực. Các hình thức giải trí của phụ nữ nghèo còn đơn điệu. Chính vì thế, công tác tập huấn cho phụ nữ nghèo sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý và hiệu quả nhằm nâng cao trình độ, tay nghề kiến thức cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu giải trí, thƣ giản là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Đồng thời, tùy theo tình hình ở các xã mà Hội phụ nữ tiến hành các hoạt động, các phong trào thể dục thể thao, giải trí cho phụ nữ để giúp họ cân bằng tâm sinh lý trƣớc những áp lực nặng nề mà xã hội đòi hỏi. Các hoạt động này cần xuất phát từ nhu cầu của chính phụ nữ nghèo ở các xã đƣợc hoạch định cũng nhƣ quản lý bởi chính họ. Việc sử dụng thời gian rỗi hợp lý sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho phụ nữ nghèo, cả trong hoạt động thƣ giãn, giải trí lẫn học hỏi nâng cao tay nghề, góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống cho phụ nữ nghèo nhằm tiến tới thực hiện bình đẳng giới một cách thiết thực. Một số vấn đề nổi cộm ở các tỉnh vùng núi phía bắc nói chung, huyện Quang Bình nói riêng là những phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại, mà trƣớc hết là những hủ tục liên quan đến đối với phụ nữ. Giải quyết tình trạng này đòi hỏi công tác xây dựng đời sống văn hoá mới ở các thôn, bản phải đƣợc đẩy mạnh, phải tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội, phải đặc biệt chú trọng tuyên truyền

86

pháp luật về bình đẳng giới. Đây là nhiệm vụ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt là ở cấp xã.

*Phát triển mạnh mẽ phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp văn hoá - xã hội, nhằm từng bƣớc nâng cao mức hƣởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhân dân. Yêu cầu chung của xã hội hoá trên địa bàn huyện Quang Bình là phải đa dạng hoá đƣợc các hình thức hoạt động để khai thác tiềm năng và nguồn lực trong xã hội, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, đồng bộ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện. Các hoạt động xã hội hoá do tập thể hoặc cá nhân thực hiện phải nằm trong khuôn khổ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân chủ động và bình đẳng tham gia. Xã hội hoá không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nƣớc, giảm bớt phần ngân sách của Nhà nƣớc mà thực chất là Nhà nƣớc phải thƣờng xuyên tạo thêm nguồn thu để từng bƣớc tăng tỷ lệ chi ngân sách cho các hoạt động này, đồng thời tăng cƣờng quản lý tốt hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đƣợc cấp. Thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội cũng là một trong những giải pháp để thực hiện chính sách công bằng xã hội, tạo điều kiện cho toàn xã hội, đặc biệt là các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo đƣợc hƣởng thụ tốt hơn thành quả giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao...ở mức độ ngày càng cao hơn.

- Về giáo dục - đào tạo: Thực hiện xã hội hoá đi đôi với nâng cao quản lý Nhà nƣớc. Huy động tổng hợp các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Ngân sách Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ những nhiệm vụ trọng điểm, xã khó khăn...Tăng cƣờng mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Khuyến khích các ngành, tổ chức kinh tế, xã hội và ngƣời sử dụng lao động tham gia xây

87

dựng trƣờng. Xây dựng quy chế, quy định về huy động, sử dụng các nguồn đóng góp của nhân dân, của cộng đồng để xây dựng trƣờng học và các mục tiêu khác cho phát triển giáo dục - đào tạo. Quan tâm đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động ở các xã khó khăn theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt huyện cần quan tâm hơn nữa đến tình trạng học sinh bỏ học đang có xu hƣớng gia tăng bằng các giải pháp thiết thực:

- Thực hiện tốt công tác nắm tình hình, sớm phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học, xác định nguyên nhân để theo dõi, giúp đỡ kịp thời bằng nhiều biện pháp từ phía đại diện cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và bạn bè trong lớp. Giới thiệu để Hội khuyến học, các tổ chức đoàn thể tham gia hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho những học sinh này.

- Động viên, hƣớng dẫn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình để phối hợp giáo dục, biết tình hình hoạt động và khó khăn của nhà trƣờng để tham gia hỗ trợ, biết những chủ trƣơng, chính sách về công tác giáo dục và đào tạo để cùng thực hiện.

- Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, chƣơng trình XĐGN, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất, giúp ngƣời dân ổn định, nâng cao cuộc sống. Gắn nghĩa vụ học tập với quyền lợi của ngƣời dân, khi thực hiện chính sách xã hội có xem xét việc thực hiện nghĩa vụ học tập của từng gia đình.

- Thực hiện phƣơng châm phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trƣờng - xã hội và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học là chính. Cần theo dõi chặt chẽ học sinh có nguy cơ bỏ học, tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh đƣợc tiếp tục đi học, đồng thời vận động ngay khi học sinh mới nghỉ học bằng các hình thức thích hợp.

- Về y tế: Huyện Quang Bình cần tiếp tục tăng đầu tƣ ngân sách cho y tế; trong đó ƣu tiên bảo đảm kinh phí hoạt động cho y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo và trẻ em dƣới 6 tuổi. Tăng

88

cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động từ thiện, hỗ trợ trang thiết bị y tế và khám chữa bệnh cho ngƣời dân trên địa bàn huyện. Củng cố và mở rộng hoạt động bảo hiểm y tế theo hƣớng đa dạng các loại hình bảo hiểm; Từng bƣớc thực hiện ngƣời đóng bảo hiểm y tế có quyền đƣợc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh phù hợp. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo, xã có nhiều khó khăn.

- Đẩy mạnh việc hoàn thành mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế toàn dân: Trong thực hiện phải có sự hợp tác nhiệt tình và sự phối hợp nhịp nhàng của cả hệ thống chính trị, các ngành cần có các chƣơng trình hành động cụ thể nhằm có biện pháp hoàn thành bảo hiểm y tế toàn dân. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân hiểu đƣợc ý nghĩa và lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế toàn dân.

- Phòng chống tệ nạn xã hội: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật Nhà nƣớc về phòng chống các tệ nạn xã hội ở cộng đồng, đƣa các nội dung giáo dục phòng chống mại dâm, ma túy vào các chƣơng trình chính khóa và ngoại khóa trong nhà trƣờng nhằm nâng cao nhận thức trong học sinh.

Tăng cƣờng quản lý địa bàn, không để vụ việc phát sinh, không để gia tăng đối tƣợng mới, tổ chức ký cam kết, xây dựng hƣơng ƣớc, quản lý chặt chẽ tạm trú, tạm vắng; đẩy mạnh công tác kiểm tra ngăn chặn kịp thời tệ nạn mại dâm trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ nhạy cảm.

Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em. Kết hợp truy quét, triệt phá, xử lý nghiêm đƣờng dây hoạt động mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em.

Có biện pháp quản lý các đối tƣợng đã đi cai nghiện tại các Trung tâm cai nghiện về địa phƣơng nhằm hạn chế tình trạng tái nghiện, thực hiện các

89

biện pháp quản lý sau cai nhƣ: dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn nhằm giảm tỷ lệ tái nghiện…

- Thực hiện bảo trợ xã hội: Thực hiện tốt chƣơng trình, các dự án xã hội: Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm; ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục; Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị lƣờng gạt buôn bán qua biên giới…

Đẩy mạnh huy động nguồn lực trong cộng đồng, xã hội và bù đắp thêm ngân sách trong việc cứu trợ đột xuất, hỗ trợ nhà ở cho đối tƣợng xã hội.

Tăng cƣờng xã hội hóa công tác bảo trợ xã hội, nhất là thực hiện xã hội hóa trong việc nuôi dƣỡng đối tƣợng tại các Trung tâm có cơ chế hỗ trợ của Nhà nƣớc theo qui định mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tạo lòng tin và ý chí vƣơn lên trong đối tƣợng xã hội, kết hợp các biện pháp hỗ trợ cụ thể nhƣ: dạy nghề, hỗ trợ vốn, tạo việc làm… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ động có kế hoạch và tổ chức cứu trợ kịp thời cho nhân dân bị rủi ro, thiên tai, hỏa hoạn. Thƣờng xuyên theo dõi sát tình hình, nắm kịp thời các hộ cần cứu trợ. Huy động mọi nguồn lực để tổ chức ngăn chặn và làm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về ngƣời và tài sản, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 89)