Phân tích Anova để xem xét mối quan hệ giữa nghề nghiệp của người
được khảo sát, ngành nghề kinh doanh của DN, thời gian hoạt động của DN tại CCT.PN, có hay không sử dụng dịch vụ tư vấn bên ngoài, có hay không việc tham gia tập huấn do cơ quan thuế tổ chức và có thường xuyên hay
không thường xuyên việc tự nghiên cứu văn bản của DN có tác động như thế nào đến mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ thuế.
- Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt giữa nghề nghiệp của người
được khảo sát khác nhau.
- Giả thuyết H1: Không có sự khác biệt giữa các ngành nghề kinh doanh của các DN khác nhau.
- Giả thuyết H2: Không có sự khác biệt giữa các khoảng thời gian hoạt
động kinh doanh tại CCT.PN khác nhau.
- Giả thuyết H3: Không có sự khác biệt giữa có hay không việc sử dụng dịch vụ tư vấn bên ngoài.
- Giả thuyết H4: Không có sự khác biệt giữa có hay không việc tham gia tập huấn do cơ quan thuế tổ chức.
- Giả thuyết H5: Không có sự khác biệt giữa có thường xuyên hay không
thường xuyên việc tự nghiên cứu văn bản của DN.
Qua kết quả phân tích Anova (Phụ lục 8) cho thấy giả thuyết H0, H1, H2, H3, H5 không bị bác bỏ (Sig lớn hơn mức ý nghĩa 5%). Do đó, có thể khẳng
định không có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ
thuế. Tuy nhiênở giả thuyết H4 cho thấy có Sig < 0.05 như vậy giả thuyết trên bị bác bỏ, tức là có sự khác biệt giữa có hay không việc tham gia tập huấn do
cơ quan thuế tổ chức tác động đến mức độ hài lòng của DN.