C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính và nguyên nhân của khủng hoảng tà
Mặc dù tần suất xuất hiện trong các nghiên cứu là khá nhiều, đặc biệt từsau những năm 1990, cho đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận về mặt khoa học liên quan tới khái niệm về khủng hoảng tài chính. Ví dụ, khủng hoảng tài chínhđược hiểu là "sựgiánđoạn tiềmẩn nghiêm trọng của thịtrường tài chính, do thị trường suy yếu khả năng hoạtđộng hiệu quả, có thểcó tác động tiêu cực lớn đến nền kinh tếthực" (IMF, 1998, trang 75), là "sự giánđoạn phi tuyến của thị trường tài chính ..."(Mishkin, 1997). Theo Caprio, cuộc khủng hoảng tài chính thường xuyên có nguồn gốc hoặc gây ra vỡnợtrong hệthống ngân hàng, và có một sựsụpđổtrong giá tài sản, nhất là trong thịtrường chứng khoán (Caprio, 1998). Woo và Sachs cho rằng "khủng hoảng tài chính được đặc trưng bởi sự thay đổi một cáchđột ngột vàđáng kểđang từdòng vốn ròng chảy vào thành dòng vốn ròng chảy ra từnăm này sang năm kếtiếp" (Woo và Sachs, 2000). Theo Charles P. Kindleberger và Robert Aliber, một số tình huống khác thườngđược gọi là khủng hoảng tài chính như sự
sụp đổ của thị trường cổ phiếu và sự nổ tung của các bong bóng giá tài sản tài chính, khủng hoảng tiền tệ, và sự vỡnợ quốc gia5. Theo Aziz, “khủng hoảng tài chính là sựkết hợp của các loại khủng hoảng khác nhau, khủng hoảng tài chính có thể được chia thành ba loại chính: khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ nước ngoài " (Aziz và cộng sự, 2000).
Có thể nói, khủng hoảng tài chính thể hiện sự thất bại của một số nhân tố của nền kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình. Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính (quỹ) mất cânđối nghiêm trọng có thểdẫnđến sụp đổquỹ.Đặc trưng của mỗi quỹ cấu thành nên hệ thống tài chính là các dòng tiền vào/ra, nhận/thanh toán, hình thành tài sản có/tài sản nợ. Khi xảy ra hiện tượng mất cânđối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về số lượng, thời hạn, chủng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính.
Nhưvậy, khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùmđược sửdụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùngđểthanh toán tại một thờiđiểm nàođó. Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính có đặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống
5
khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nền kinh tế thị trường từ nhiều năm nay (Lê Vân Anh, 2008). Khủng hoảng tài chính liên quanđến cấu trúc tài chính và nền kinh tếtiền tệtrong khi khủng hoảng kinh tế liên quan đến cấu trúc kinh tế và nền kinh tế thực. Cuộc khủng hoảng tài chính đềcập tới trong Luận án là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mà kéo theo nó là suy thoái kinh tếthếgiới. Suy thoái kinh tếthếgiới có thểđược hiểu là việc các giá trị kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng giảm sút năm này qua năm khác. Suy thoái kinh tếhiện nay là hậu quảtrực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đã được phân tích nhiều bởi các chuyên gia kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Có quan điểm nhận định yếu tố
mất cânđối toàn cầu gây ra cuộc khủng hoảng khi một lượng tiền dưthừa từnhững quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa, đã chảy vào nước Mỹ. Những dòng tiền này khiến lãi suất tại Mỹđược duy trìởmức thấp và tạo ra sự
bùng nổtrong lĩnh vực cho vay tín dụng, tiếpđó là sựtăng vọt của giá các loại tài sản như
nhàđất và chứng khoán. Rốt cục, khi những bong bóng này vỡ, khủng hoảng tài chính nổ
ra theo. Tuy nhiên, QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF) lại có một cái nhìn khác về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, theođó "thủphạm" chính gây ra khủng hoảng chính là tình trạng buông lỏng quản lý hệ thống tài chính, cùng với việc không tuân thủ kỷ luật thị trường. Theo nhà kinh tếOlivier Blanchard của IMF, sựmất cânđối toàn cầu chỉ “gián tiếp” tiếp tay cho khủng hoảng (Kiều Oanh, 2009).