FDI vào khu vực các nước cón ền kinh tế chuyển đổi thuộc châu Âu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 73 - 80)

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1.4. FDI vào khu vực các nước cón ền kinh tế chuyển đổi thuộc châu Âu

Các nướcđang phát triển thuộc châu Âu vềcơbản có trìnhđộphát triển kinh tếvà thu nhập bình quân đầu người tương đối cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển nói chung. Các nước này còn được gọi là nhóm các nước có nền kinh tế

chuyển đổi (transition economies) do nền kinh tếchuyển từ kếhoạch hóa tập trung sang nền kinh tếthịtrường. Vềvịtríđịa lí, các nướcđang phát triển châu Âu nằmởkhu vực

Đông Âu và Nam Âu, nơi trìnhđộ phát triển kinh tế tươngđối thấp hơn so với mặt bằng chung của châu lục này. Vị trí địa lí thuận lợi cũng là một lợi thế của các quốc gia này trong việc thu hút FDI từ các quốc gia phát triển phía Tây. Tuy nhiên, tương quan so sánh với các khu vực kinh tế đang phát triển khác, các nước thuộc Liên Xô cũ và một vài nước thuộcĐông Nam Âu, không có lợi thế so sánh liên quanđến chi phí sản xuất,

đặc biệt là chi phí nhân công trong việc thu hút dòng vốn FDI vào. Mộtđiểmđáng chú ý nữa là tại khu vực này, mức độ ổn định chính trị cũng tương đối cao hơn, tình trạng tham nhũng cũng tương đối thấp hơn các khu vực khác. Trình độ phát triển kinh tế có mối tương quan với tham nhũng và ổn định trong xã hội đã được xác định về mặt lý luận lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên, giá trị FDI vào các nước thuộc khu vực này không

đáng kể khi so sánh với giá trị dòng vốn vào khu vực châu Á. Điều này cho thấy tầm

ảnh hưởng của quy mô thị trường vẫn vượt trội so với các yếu tố khác như ổn định chính trịvà tham nhũng.

Trong 11 nămđầu thế kỷ XXI, dòng vốn FDI vào khu vực này cũng thay đổi theo các biếnđộng của kinh tếthế giới. Ví dụcuộc khủng hoảng kinh tếtại Nga năm 1998đã tácđộng tới dòng FDI vào khu vực giảm sút từ8,6 tỷUSD xuống còn 7,038 tỷUSD năm 2000 nhưng sau đó lại gia tăng nhanh chóng tới 9,46 tỷ năm 2001 và tăng với tốc độ

chóng mặt các năm tiếp theo cho tới khủng khoảng kinh tếthếgiới năm 2008 thì sụt giảm từ mốc 121,4 tỷ USD xuống còn 72,7 tỷ USD năm 2009 và có dấu hiệu phục hồi năm 2010 (75 tỷUSD) và năm 2011 (96 tỷ) (xem bảng 11, sốliệu in nghiêng vàđậm là các số

tới, dòng vốn FDI vào khu vực các nước có nền kinh tế chuyển đổi này sẽ tiếp tục tăng,

đặc biệt là dòng vốn FDI vào Nga nhờvào những chính sách thu hút FDI của chính phủ

nước này cộng với những lợi thếđến từcác yếu tốtácđộng tới luồng vốn tại Nga.

Bảng 11: Dòng vốn FDI vào các nước có nền kinh tế chuyểnđổi châu Âu giaiđoạn 2000-2011 (đơn vị: triệu USD)

Năm Giá trịluồng vốn vào Năm Giá trịluồng vốn vào

2000 7.038 2007 93.371 2001 9.462 2008 121.429 2002 11.273 2009 72.750 2003 19.995 2010 75.056 2004 30.233 2011 96.290 2005 33.612 2012 87.382 2006 62.585 Nguồn: NCS tổng hợp từcơ sở dữliệu của UNCTAD10

Tại khu vực các quốc gia có nền kinh tế chuyển đối châu Âu, Liên Bang Nga là quốc gia đứng hàng đầu về thu hút FDI năm 2010, sau đó là Kazakhstan và Ucraina (trên 5 tỷ USD mỗi nước). Tiếp sau là các quốc gia như Belarus, và Albania (từ 1 đến 4.9 tỷUSD mỗi nước). Và cuối cùng là các nước có quy mô nhỏhơn với sức thu hút từ

0.5đến 0.9 tỷUSD mỗi nước gồm Uzbekistan, Montenegro (WIR 2011, UNCTAD). Có thể nói, nhìn chung FDI vào các khu vực các nước đang phát triển tăng trưởng với các tốc độ khác nhau và đạt được những giá trị luồng vốn rất khác nhau. Nếu như

các nước đang phát triển khu vực châu Á thu hút được những lượng FDI khổng lồtrong bối cảnh hội nhập và giá trịcủa luồng vốn này ít chịu tácđộng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu thì các khu vực các nướcđang phát triển khác lại thu hútđược ítđầu tưtrực tiếp nước ngoài hơn vềgiá trịcũng nhưvềtốcđộtăng trưởng của luồng vốn và dòng vốn FDI cũng chịu tác động lớn hơn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Đáng chú ý là trong giai đoạn khủng hoảng này, lần đầu tiên, các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi chiếm hơn một nửa tổng dòng vốn FDI vào (xem bảng 12). Các thống kê mới nhất của UNCTAD cho thấy dòng vốn FDI trên thế giới năm 2011 đã đạt mốc 1500 tỉ USD, mức trung bình trước khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng vẫn còn thấp hơn 23% so với mức cao nhất năm 2007 (WIR, 2012). Chừng nào thế giới còn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài

10

chính và suy thoái kinh tế thì FDI trên thế giới nói chung và FDI vào các nước đang phát triển nói riêng sẽcòn tiếp tục chịu tácđộng tiêu cực của yếu tốnày.

Bảng 12: Dòng vốn FDI trước và trong khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếthế

giới vào các nhóm nướcĐPT (đơn vị: triệu USD)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thếgiới 1.463.351 1.975.537 1.790.706 1.197.824 1.309.001 1.524.422 Tổng các nướcĐPT 427.163 574.311 650.017 519.225 616.661 684.399 Các nước có nền kinh tếchuyểnđổi 54.318 90.800 121.041 72.386 73.754 92.163 Các nướcĐPT: Châu Phi 36.783 51.479 57.841 52.645 43.122 42.652 Các nướcĐPT: Châu Mỹ 98.175 172.281 209.517 149.402 187.401 216.988 Các nướcĐPT: Châu Á 290.907 349.412 380.360 315.237 384.063 423.157 Các nướcĐPT: ChâuĐại Dương 1.298 1.139 2.298 1.940 2.075 1.602 Các nướcĐPT trừ Trung Quốc 354.448 490.790 541.705 424.225 501.927 560.414 Các nướcĐPT trừ các nước chậm phát triển 415.425 559.074 631.520 500.882 599.761 669.388 Các nướcĐPT không có biển 11.943 15.637 25.010 28.016 28.191 34.837 Các tiểuđảo –ĐPT (UNCTAD) 5.566 6.477 8.640 4.431 4.231 4.142 Các nướcĐPT có thu nhập cao 228.899 314.931 318.728 259.057 317.198 332.983 Các nướcĐPT có thu nhập trung bình 148.313 190.327 230.795 178.247 222.544 257.223 Các nướcĐPT có thu nhập thấp 49.952 69.053 100.493 81.920 76.918 94.193

Nguồn: WIR 2011 và Thống kê của Ngân hàng thếgiới

2.2. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG TỚI FDI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

2.2.1. Các yếu tốtácđộng chung

Như đã phân tích, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào (inflow) và dòng vốn ra (outflow) đều chịu tácđộng của các yếu tốcó tác động chung nhưtình hình hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình kinh tế vĩ mô quốc tế. Hay nói cách khác, các yếu tố này đều có tácđộng tới cảhai phía nước nhậnđầu tưvà nước chủđầu tư.

2.2.1.1. Hi nhp kinh tếquc tế

Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế với FDI trên toàn thế giới liên quan đến giá trịcủa dòng vốn FDI vào các nước trên thếgiới là rấtđáng kể. Theo các Báo cáo vềđầu tưthếgiới của UNCTAD, vào năm 1991, con số này là 158,9 tỷ USD,đến năm 1995 là 331,2 tỷ và hơn 900 tỷ USD năm 2005,đạt tới mức kỷlục gần 1500 tỷ USD năm 2007, rồi sau đó mới giảm sút do chịu tácđộng tiêu cực của khủng hoảng tài chính. Việc FDI luôn có xu hướng tăng lên trong giai đoạn gần đây cũng phù hợp với xu hướng phát triển của toàn cầu hóa trên thếgiới. Nó càng chứng minh tínhđúngđắn của các quốc gia khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, FDI trên thế giới nói chung và FDI vào các nướcđang phát triển nói riêng chịu tácđộng của bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế màđặc biệt là việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiện nay trên thế giới hầu hết các nước đang phát triển đều đã vàđang là thành viên của WTOđồng nghĩa với việc yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế có thể đóng một vai trò quan trọng đối với toàn bộcác nước này trong việc thu hút FDI cho phát triển kinh tế.

Tiến trình hội nhập kinh tếquốc tếmà cụthểhơn là việc tựdo hóa thương mại và

đầu tưtrên thếgiới có tácđộng quan trọng tới sựvậnđộng của dòng vốn FDI. Trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, việc mởrộng tự do hóa thương mại và

đầu tư sẽ giúp cho các quốc gia giảm bớt được các rủi ro do hậu quả của khủng hoảng tài chínhđem lại. Ví dụ, hiện nayđối tác thương mại lớn nhất của Nga hiện nay là Liên minh châu Âu (EU) nhưng mối quan hệ vềkinh tế, chính trị đang lên với khu vực châu Á là một cơ hội mà Nga không thể bỏ lỡ trong bối cảnh châu Âu đang ngập trong nợ

nần. Nga muốn tăng cường hoạtđộng thương mại và đầu tưvới phươngĐông nhằmđa dạng hóa hoạt động xuất khẩu cũng như sử dụng vốn hiệu quả hơn. Việc hội nhập kinh tếquốc tếvới một trong các biểu hiện cụthểlà tựdo hóa thương mại vàđầu tư được thể

hiện trong các cam kết của các quốc gia khi gia nhập vào Tổ chức thương mại thếgiới.

Đầu tưtrực tiếp nước ngoài không thể tăng trưởng nhưmongđợi nếu nhưkhông có quá trình tự do hóa thương mại. Việc WTO hiện đang có tới 157 thành viên và 27 quan sát viên là các quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế giới là một biểu hiện rõ nét nhất của thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, có thể nói, liên quan đến yếu tố có tác

động chung tới FDI là hội nhập kinh tế quốc tế, các nướcđang phát triển nhậnđầu tưvà các nước chủđầu tư đang có thuận lợi rất lớn đểphát triển dòng vốn này nhờvào sựhỗ

Bảng 13: 29 thành viên mới nhất của WTO kểtừkhi rađời năm 1995

Stt Nước Ngày gia

nhập

Stt Nước Ngày gia nhập

1 Ecuador 21 -1- 1996 16 Đài Loan 1 -1- 2002 2 Bulgaria 1 -12- 1996 17 Armenia 5 -2- 2003 3 Mongolia 29 -1- 1997 18 CH Macedonia 4 -4- 2003

4 Panama 6 -9- 1997 19 Nepal 23 -4- 2004

5 Kyrgyz Republic 20 -12- 1998 20 Cambodia 13 -10- 2004 6 Latvia 10 -2- 1999 21 Saudi Arabia 11 -12- 2005 7 Estonia 13 -11- 1999 22 Việt nam 11 -1- 2007

8 Jordan 11 -4- 2000 23 Tonga 27 -7- 2007

9 Georgia 14 -6- 2000 24 Ukraine 16 -5- 2008 10 Albania 8 -9- 2000 25 Cape Verde 23 -7- 2008 11 Oman 9 -11- 2000 26 Montenegro 29 -4- 2012 12 Croatia 30 -11- 2000 27 Samoa 10 -5- 2012

13 Lithuania 31-5- 2001 28 Nga 22 -8- 2012

14 Moldova 26 -7- 2001 29 Vanuatu 24 -8- 2012 15 Trung Quốc 11 -12- 2001

Nguồn: NCS tổng hợp từtrang web của Tổchức thương mại thếgiới

2.2.1.2. Thc trng kinh tếvĩmô quc tế

Bối cảnh kinh tế vĩ mô quốc tế hiện nay chứa đựng nhiều diễn biến phức tạp,đặc biệt là trong những năm gần đây. Các vấn đề kinh tế quốc tế gắn liền với nhiều vấn đề

mang tính chính trị, xã hội dẫnđến nhiều vấn đề không còn mang tính kinh tếđơn thuần Có thểnói, bối cảnh kinh tếvĩmô quốc tếhiện nay mang một sốđặc trưng cơbản sauđây.

Thứnhất, kinh tế thế giới ghi nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vài thập kỷ

vừa qua. Sau 3 thập kỷ tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc cũng đã trở

thành nước thứba trên thếgiới phóng thành công tàu vũtrụcó người lái vào không gian, phá vỡthế độc quyền của Nga và Mỹ. Dự kiến đến năm 2035, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc sẽ cao hơn Mỹ. Trỗi dậy mạnh mẽ và toàn diện, Trung Quốc đã trở

thành một trong những nhân tốchủ chốt trong “cuộc chơi lớn” toàn cầu. Trong khi các nước châu Âu đang gồng mình để chống chọi với đồng Euro đang suy thoái. Mỹ và Nhật Bản đang bị đe dọa chịu chung số phận, thì kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển

thuận lợi. Trung Quốc hiện là một trong các nước nhận đầu tư hàng đầu trên thế giới

đồng thời cũng là một trong sốcác nước chủđầu tưlớn trên thếgiới.

Thứ hai,đối lập các mảng tối của các nền kinh tế đầu tàu trong bức tranh toàn cầu, các nền kinh tếmới nổi, nhất là tại châu Á,đã vươn lên dẫnđầu tiến trình phục hồi kinh tế

toàn cầu. Hầu hết các nền kinh tếchâu Á, từ Ấn Ðộtới Ô-xtrây-li-a (trừ Nhật Bản) phục hồi nhanh và nhiều quốc giađã lấy lạiđược đà tăng trưởng trước khủng hoảng, được dự đoán sẽđạt mức tăng trưởng cao nhất 20 năm qua. Ðượcđánh giá có cơcấu vĩmô cânđối, tốc độđô thị hóa nhanh, nhu cầu phát triển cơ sởhạ tầng và thịtrường rộng lớn, các nền kinh tế Ðông - Nam Á trở thành điểm đến của các nhàđầu tư, trong bối cảnh tiến trình phục hồi và tăng trưởng kinh tếcòn mong manhởhầu hết các khu vực trên thếgiới. Kinh tếthếgiới cũng xácđịnh sức hút của các nền kinh tếmới nổi,đặc biệt là nhóm BRIC, tức nhóm nước gồm bốn nền kinh tế đang phát triển nhanh là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc11. Bốn nước trên là những nền kinh tế chủ chốt đang nổi lên, góp phần thúc đẩy kinh tếtoàn cầu tăng trưởng vàđóng một vai trò quan trọng trong việc bìnhổn nền kinh tế

thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng. Nhóm các nền kinh tế

mới nổi BRICđã tận dụngđược các cơhội trong khủng hoảng, tăng tốc phát triển kinh tế, trởthành nhữngđiểm sáng hiếm hoi trong giaiđoạn hậu khủng hoảng. Trong khi Trung Quốc không ngừng quốc tếhóađồng nhân dân tệ, chủtrương mởrộngảnh hưởng vềkinh tế, chính trị, gây sức ép với các nước láng giềng...thì Ấn Ðộ cũngđược dự báo sớm trở

thành một đối thủmạnhđối với các nước cạnh tranh trên thếgiới. Ngoài ra có thể kểđến

ảnh hưởng của nhóm CIVETS - nhóm các nền kinh tế 'nóng' nhất trong mười năm tới, gồm Cô-lôm-bi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ai Cập, ThổNhĩKỳ và Nam Phi. Theo IMF, lần đầu tiênđóng góp của châu Á vào phục hồi kinh tếtoàn cầu trong năm 2010đã vượt các khu vực khác. Sựphục hồi kinh tế toàn cầu sẽphụ thuộc nhiều hơn vào các nền kinh tếmới nổi và dựkiếnđến năm 2014, kinh tếchâu Á có thểđóng góp vào sựphát triển của kinh tế toàn cầu nhiều hơn sựđóng góp của các nền kinh tế thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thếgiới (G7).

Thứ ba, khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế thế giới với nhiều dấu hiệu tiêu cực của kinh tế vĩ mô: khó khăn kinh tế tại các nước phát triển, khủng hoảng nợ công, lạm phát, thất nghiệp. Khủng hoảng tài chính – kinh tế 2008 được đánh giá là tồi tệnhất sau cuộcđại khủng hoảng 1929-1933. Là nguyên nhân trực tiếp của suy thoái

11

kinh tếtoàn cầu hiện nay, khủng hoảng tài chínhđã gây tácđộng tiêu cựcởmọi mặt của nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng còn kéo theo cơn sốt về giá các nguyên vật liệu và lương thực, những bấtổn kinh tếvà phi kinh tế. Bắt nguồn từsựnổ tung của bong bóng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)