TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 30)

Dođầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế

quốc gia cho nên các nghiên cứu ởViệt Nam liên quanđến đầu tưtrực tiếp nước ngoài rất đa dạng và phong phú. Có những nghiên cứuđềcậpđến thực trạng FDI vào các tỉnh thành phố của Việt Nam, có những nghiên cứu đề cập đến các bài học kinh nghiệm trong việc thu hút FDI vào các nước trong khu vực, có những nghiên cứu lại tập trung phân tích việc hoàn thiện các chính sách xúc tiếnđầu tư…. Các nghiên cứu ởViệt Nam về đối tượng nghiên cứu trực tiếp của Luận án là các yếu tố tác động tới FDI vào các nướcĐPT trongđó có Việt Nam có thểkểđến một sốcông trình tiêu biểu sau đây.

Thứ nhất là luận án tiến sĩ với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Triệu Hồng Cẩm, nghiên cứu sinh thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (bảo vệnăm 2003). Trong nghiên cứu vừa nêu, tác giả đã trình bày các cơ sởlý luận về

các nhân tố quyết định trong thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài, phân tích tình hình thu hútđầu tưvàđề xuất giải pháp nhằm thúcđẩy mạnh thu hútđầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Có thể nói,đây là một công trình nghiên cứu khá hấp dẫn, song đối tượng nghiên cứu của công trình này và Luận án vẫn hoàn toàn khác xa nhau. Có nhiều vấn đề

mang tính thời sự, thực tiễn như bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khủng hoảng tài chính 2008 và suy thoái kinh tế, chưađược đề cập hoặcđề cập chưa sâu trong công trình nghiên cứu của tác giả Triệu Hồng Cẩm.

Thứ hai là luận án tiến sĩcủaĐỗHoàng Long với nhanđề “Tácđộng của toàn cầu hoá kinh tếđối với dòng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”. Luận ánđược bảo vệtạiĐại học Kinh tếquốc dân năm 2008,đã nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá kinh tếđối với dòng FDI trên thế giới và dòng FDI vào Việt Nam, đồng thời nghiên cứu xu hướng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam. Công trình này chưa đề cập tới bối cảnh khủng hoảng tài chính 2008 và suy thoái kinh tếthế giới,đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu cũng khác so với

đềtài Luận án.

Thứ ba là luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ái Liên về “Môi trườngđầu tư

với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” tại Đại học Kinh tế

quốc dân năm 2011. Công trình này đánh giá quá trình cải thiện môi trường đầu tư và phân tíchảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quá trình thu hút và triển khai thực hiện

các dự án FDI ở Việt Nam từ đó rút ra các tồn tại cơ bản nhằmđưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn trọng yếu thuộc môi trườngđầu tưnhằm tăng cường thu hút FDI. Mặc dùđây là một công trình rất mới và có ý nghĩa song đối tượng nghiên cứu của công trình hẹp hơn so với Luận ánđồng thời cách tiếp cận cũng nhưphương pháp nghiên cứu mà tác giả Nguyễn Thị Ái Liên tiến hành khi nghiên cứu (phương pháp Pareto) cũng hoàn toàn khác với Luận án này.

Ngày 27/3/2013, tại Hà Nội, BộKếhoạch vàĐầu tư đã tổ chức “Hội nghịtổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”. Tại Hội nghị này, có rất nhiều báo cáo, tham luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong Luận án. Có thể kể đến một số tham luận tiêu biểu như tham luận “Quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam 25 năm qua vàđịnh hướng cho giai đoạn mới” củađồng chí Bùi Quang Vinh,

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư. Tham luận này trình bày vắn tắt những đóng góp của

FDI đối với nền kinh tế Việt Nam 25 năm qua đồng thời chỉ ra một số quan điểm định hướng vềthu hút FDI trong thời gian tới. Tham luận của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) với tiêu đề “Thách thức và kiến nghị cho Việt Nam trong việc

thu hút FDI trong thời gian tới”. Trong tham luận này, tổchức Eurocham có đưa ra một số cảnh báo đối với Việt Nam liên quan đến việc thu hút FDI trong thời gian tới như

việc giảm sút sự tín nhiệm trong mắt các nhà đầu tư châu Âu, sự cạnh tranh của các nước láng giềng, các vấn đề về sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng, sự minh bạch và tham nhũng… Đồng thời Eurocham cũng đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức đó. Ngoài ra, có thể kể đến loạt bài tham luận liên quan đến môi trường đầu tư của Việt Namđược trình bày bởi các tổ chức quốc tế

Australia (Auscham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham). Trong các tham luận này, các tổ chức có đưa ra một số đánh giá về thực trạng môi trường đầu tư tại Việt Nam trong mắt các nhàđầu tưvà những khuyến nghịcó liên quan (Bộ Kếhoạch vàđầu tư, Kỷyếu Hội nghị25 nămđầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, 3/2013).

Có thể nói, hiện tại ở nước ta chưa có công trình nào bằng tiếng Việt nghiên cứu một cáchđầyđủvà có hệthống dưới gócđộkinh tếvềcác yếu tốtácđộng lên dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, chưa có công trình nào bằng tiếng Việt nam có áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng khi nghiên cứu về các yếu tố tác động tới dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào đề cập tới tác động của bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2008 tới dòng FDI vào các nước đang phát triển. Luận án không phải công trình nghiên cứu đầu tiên về các yếu tố tác động tới FDI nhưng lại là công trình nghiên cứu đầu tiên có xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố khủng hoảng tài chính 2008 và suy thoái kinh tế thế giới đến dòng vốn này. Do vậy đề tài của Luận án do tác giảlựa chọn là hoàn toàn mới mẻvà không trùng lặp với các nghiên cứu trướcđây.

Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các yếu tố quan trọng cho sự

phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. FDI nắm giữ nhiều vai trò quan trọng

đối với các nước nhận đầu tư,đặc biệt là các nướcđang phát triển trongđó có Việt Nam.

Đã có nhiều nghiên cứu về lý luận lẫn nghiên cứu thực nghiệm xoay quanh vai trò của các yếu tố tác động tới dòng vốn này. Những kết luận của các nghiên cứu thực nghiệm tuy kháđa dạng song vẫn luôn thống nhất với các lý luận kinh tế cổđiển về mối liên hệ

giữa các yếu tố tác động và FDI. Các nghiên cứu mặc dù đa dạng song đều có điểm chung là tìm cách lí giải xu hướng vận động của FDI trên thế giới. Các yếu tố tácđộng tới dòng vốn FDI trên thế giới bao gồm các yếu tốkinh tếvà các yếu tốphi kinh tế. Các yếu tốthu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam bao gồm quy mô thịtrường (GDP, GDP bình quânđầu người hoặc tỷ lệtăng trưởng GDP) và cơsở hạtầng. Ngoài ra, tùy các nghiên cứu khác nhau mà một số yếu tố khác được xác định có thể giúp tăng cường dòng vốn

đầu tư nước ngoài như xuất khẩu, chi phí lao động thấp và hệ thống giao thông vận tải chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)