Một số đặc điểm liên quan đến dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 117 - 129)

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Một số đặc điểm liên quan đến dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay

3.1.1.1. Dòng vn FDI đang và s tiếp tc chu nh hưng tiêu cc ca cuc khng hong tài chính và suy thoái kinh tếthếgii

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và kéo theo là suy thoái kinh tếthếgiới, banđầu xuất phát từ một số nước phát triển nhưng dần lan rộngở quy mô thếgiới, ban đầu liên quan chủ yếu đến lĩnh vực tài chính nhưng về sau đã trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần này đã ảnh hưởng nặng nề tới nhiều hoạt động của kinh tếthếgiới trong đó có FDI. Sau một thời kỳtừ2003-2007 tăng trưởng mạnh mẽ,đầu tưtrực tiếp nước ngoài trên toàn cầu giảmđi 14% năm 2008, xuống còn 1697 tỷUSD từmột mốc kỷlục là 1979 tỷUSD năm 2007. Mặc dù mứcđầu tưnăm 2008 vẫn đạt mốc cao thứ hai trong lịch sử nhưngđầu tư trực tiếp nước ngoài đã cho thấy dấu hiệu sụt giảm trong năm 2008 và đã giảm với tốc độ nhanh hơn vào năm 2009, sauđó có phục hồi nhưng với mức độkhác nhau tại các khu vực các nước đang phát triển trên thế giới vào các năm tiếp theo. Cho nên một nhận định chung rất quan trọng liên quanđến bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tếvà FDI tới các nướcđang phát triển đó chính là tác động tiêu cực của bối cảnh này tới dòng vốn FDI trên thế giới nói chung và FDI tới các nướcđang phát triển nói riêng.

Như đã nhận định ở trên, ban đầu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước đang phát triển ít chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế

hơn so với các nước phát triển. Vào nửa đầu năm 2008, các nước đang phát triển có thể thích nghi tốt với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khi hệ thống tài chính của họ liên quan ít chặt chẽ với hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ và Châu Âu. Tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển vẫn đạt mức cao, được hỗ trợ bởi việc gia tăng giá cả các hàng hóa. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước này tăng lên nhưng chỉ thêm một tỷ lệ 17% so với năm trước, và tỷ lệ này đã thấp hơn tỷ lệ năm 2007 so với năm 2006. Tuy nhiên sau năm 2008, tức là một năm sau khi khủng hoảng kinh tế bắt đầu, dòng vốn FDI trên thế giới nói chung và FDI vào các nước đang phát

triển nói riêng đã có những biến động đáng kể do tác động của khủng hoảng. Xét về

giá trị, dòng vốn FDIđến các nướcđang phát triển trong khủng hoảng kinh tế thể hiện xu hướng giảm trong năm 2009 (574 tỷ USD năm 2007, 650 tỷ năm 2008, 519 tỷnăm 2009), xu hướng phục hồi của dòng vốn đã bắt đầu từnăm 2010 (616 tỷUSD) và tăng mạnh hơn năm 2011(684 tỷ USD) do sự phục hồi kinh tế cũng như bởi xu hướng đầu tư Nam – Nam. Đây cũng được xem là một trong các đặc điểm đáng lưu ý của dòng vốn này trong khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới. Đặc biệt tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, dòng vốn FDI không chịu tác động đáng kể của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếthếgiới.

Biểu 2: Dòng vốn FDI toàn cầu 2002-2011 và dự tính 2012-2014 (đơn vị: tỷUSD)

Nguồn: UNCTAD, Báo cáođầu tưthếgiới 2012

Mặc dù suy giảm, nhưng dòng vốnđầu tưtrực tiếp nước ngoài tới các nướcĐPT vẫn có khả năng phục hồi cao hơn so với các luồng vốn khác như các khoản vay ngân hàng hoặc kiều hối vào năm 2008 và 2009. Lý do cơbản làđầu tư trực tiếp nước ngoài có tính dài hạn hơn các luồng vốn khác. Tăng trưởng kinh tế dương và thậm chí làởmức cao có thểdựbáođược tại một sốquốc gia nhưẤnĐộ, Trung Quốc cũng có thểbùđắpđược việc sụt giảm xuất khẩu và giá thành hạ- những yếu tốlàm giảm bớt dòngđầu tưtrực tiếp nước ngoài tới các nước nhậnđầu tư. Tuy nhiên, UNCTAD cũng dựtính tới những khảnăng xấu liên quan tới triển vọng của dòng vốn dưới tácđộng tiêu cực của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, theođó giá trịcủa dòng vốn sẽcó xu hướng giảm trong những năm tới (xem biểu 2).

Giá trịmốc

3.1.1.2. Các nưcđang phát trin ngày càng givai trò quan trng hơn vi tưcách c là nưc chđu tưln nưc tiếp nhnđu tư.

Hơn một nửa trong tổng số 20 quốc gia chủ đầu tư lớn nhất năm 2010 là các nước

ĐPT hoặc có nền kinh tế chuyển đổi. Dòng vốn FDI vào các quốc gia trên thế giới nói chung và các nước ĐPT nói riêng chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế

thếgiới 2008, thểhiệnởviệc đạt mức cao vào năm 2007, tiếp tục tăng vào năm 2008, suy giảm mạnh mẽ vào năm 2009, sauđó phục hồi nhẹtừnăm 2010đến nay. Giữa các nhóm nước ĐPT thuộc các khu vực địa lí của các quốc gia ĐPT cũng tồn tại những nét tương

đồng và khác biệt về dòng vốn FDI vào trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Trong khi luồng vốn giảm mạnh tại Tây Á và châu Phi thì luồng vốn vào khu vực MỹLatinh và Nam,

Đông và Đông Nam Á ban đầu có suy giảm do chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, nhưng sauđóđã quayđầu phục hồi trởlại rồi tăng trưởng mạnh mẽ. Xu hướngđầu tưgiữa các nướcĐPT ngày càng trởnên phổbiến,đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thếgiới. Hiện nay, dòng vốn FDI từcác nước ĐPTđến các nướcĐPTđang phát triển thành một trào lưu mới. Dòng vốnđến từcác TNCs Trung Quốc, Brazil, Mexico. Thống kê của UNCTAD cho thấy năm 2010, luồng vốn đến từ các TNCs Brazil và Mexico tăng lên tới 67% năm 2010.Đặc biệt các TNCs châu Áđãđầu tưtới 20 tỷ

USD tức là hơn 60% giá trị dòng vốn FDI vào khu vực Mỹ la tinh và Caribê năm 2010 (WIR 2011). Còn tổng dòng vốn FDI xuất phát từ khu vực Đông, Nam và Đông Nam Á tăng 20% năm 2010 so với năm 2009. Hai quốc gia và vùng lãnh thổlà Hồng Kông (Trung Quốc) và Trung Quốcđều tăng FDI ra nước ngoài, lên tới hơn 10 tỷUSD mỗi nước, vàđạt mức cao kỷlục tươngứng $ 76 tỷ và $ 68 tỷ. Năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản lần

đầu tiên trongđầu tưtrực tiếp nước ngoài ra nước ngoài, cũng nhưvềGDP. Có thểnói càng ngày vai trò của các nướcĐPT càngđược khẳngđịnh, củng cốtrên bảnđồkinh tếthếgiới nói chung và bản đồ đầu tư thế giới nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếthếgiới lần này, khi mà khu vực các nước phát triển nhưHoa Kỳ

và EU gặp những thách thức thực sự trong phát triển kinh tế, các nước ĐPT trong đó có Việt Nam lại càng có cơhộiđểnâng cao vịtrí của mình trên trường quốc tế.

3.1.1.3. Các tp đoàn nhà nưc tiếp tc đóng vai trò quan trng trongđu tư quc tế trong bi cnh khng hong tài chính và suy thoái kinh tếthếgii.

Thống kê cho thấy tại các quốc gia châu Á, số lượng các TNCs loại này chiếm tỷ

lượng TNCs do nhà nước sởhữu tại các khu vựcĐPT khác chiếm tỷtrọng khá khiêm tốn: châu Phi (12,6%), châu MỹLa tinh và Caribê (4,3%),Đông Âu (3,5%).Đáng chú ý là các vụđầu tư mới có giá trị lớn nhất của các TNCs do nhà nước sởhữu trong 5 năm gầnđây (từ 2006), tính cả giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới chủ yếu diễn ra tại các nước

ĐPT và do rất nhiều các TNCs tại các nước ĐPT thực hiện (xem bảng 32). Một điểm khác là trong danh sách 10 vụ đầu tưmới có giá trịlớn nhất do các TNCs sởhữu bởi nhà nước trong 5 năm gầnđây, không có vụđầu tưnàođược thực hiện vào năm 2009. Có thể

thấy được rằng trong khủng hoảng kinh tếthếgiới, khu vực tưnhân vẫn thể hiện sựlinh hoạt và nhanh nhạy hơn so với khu vực nhà nước.

Bảng 32: 10 vụ đầu tư mới có giá trị lớn nhất bởi các TNCs nhà nước giai đoạn 2006-2010 (đơn vị: triệu USD)

Năm Giá

trị

Nước nhận đầu tư

Chủđầu tư Ngành Nước chủđầu tư

2006 18.725 Pakistan Emaar Properties Bấtđộng sản Tiểu vương quốc

Ảrập thống nhất 2006 9.000 Trung Quốc Tậpđoàn Kuwait

Petroleum Dầu, than, khí thiên nhiên Kuwait 2006 6.000 Thổ Nhĩ Kỳ Tậpđoàn dầu khíẤnĐộ Dầu, than, khí thiên nhiên ẤnĐộ

2007 14.000 Tunisia Công ty tài chính Dubai Bấtđộng sản Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất 2008 5.000 Maroc Công tyđầu tư dầu khí quốc tế Dầu, than, khí thiên nhiên Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất 2008 4.700 Hoa Kỳ Tậpđoàn AVERA Năng lượng thay thế/tái sinh

Pháp 2010 16.000 Australia Petrolinam Nasional Berhad Dầu, than, khí thiên nhiên Malaisia 2010 5.800 Cuba Tậpđoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc Dầu, than, khí thiên nhiên Trung Quốc 2010 5.740 Nigeria Tậpđoàn cơkhí xây dựng nhà nước Trung Quốc Dầu, than, khí thiên nhiên Trung Quốc

2010 5.000 Cameroon Tậpđoàn Gaz de France

Dầu, than, khí

thiên nhiên

Pháp

3.1.1.4. FDI tiếp tc xu hưng chy vào các ngành công nghip chếbiến

Nếu nhưvàođầu thế kỷ trước FDI thường tập trung vào công nghiệp khai thác thì hiện nay, nhìn chung trên thế giới và khu vực các nước đang phát triển, các vụ đầu tư

mới thường tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp chếbiến, chiếm 58% tổng sốdự

án giai đoạn 2003-2010. Trong khiđó, đầu tư mới vào ngành khai thác, sơ chế tại các nước đang phát triển chiếm vị trí quan trọng hơn tại các nước phát triển (28% tổng dự

án so với 24%).

Bảng 33: Các dự án đầu tư mới trên thế giới và theo các nhóm nước giai đoạn 2003-2010 (đơn vị: %).

Lĩnh vực/ngành Thế giới Các nước phát triển Các nướcĐPT

Tổng các lĩnh vực 100 100 100

Sơchế 25 24 28

- Khai khoáng, dầu mỏ và khí thiên nhiên

19 17 24

Công nghiệp chế biến 58 58 56

- Luyện kim 27 27 27

- Công nghiệp xe máy và các phương tiện khác 9 10 8 - Lắp ráp ô tô 7 7 7 - Thực phẩm, giải khát, thuốc lá 5 6 3 - Hóa phẩm 4 4 3 Dịch vụ 18 18 16 - Viễn thông 5 6 4 - Các hoạtđộng kinh doanh 4 4 3 - Vận tải 3 3 4 Tổng giá trị (tỷ USD) 708 566 142 Tỷ trọng 100 80 20

Nguồn: WIR 2011, UNCTAD

Có thể nói, xu hướng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến thay cho các ngành công nghiệp khai thác sẽ tiếp tục được mở rộng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với sựphát triển chung của nền kinh tế thếgiới cũng như các chiến lược phát triển kinh tếcủa các nướcđang phát triển tiếp nhậnđầu tư.

3.1.2. Triển vọng và thách thứcđối với dòng vốn FDI vào các nướcĐPT

3.1.2.1. Vtrin vng

Thứnhất, quá trình tự do hóa thương mại và sự phát triển của khoa học công nghệ

tạo ra thêm nhiều cơ hội đầu tư tại các nước đang phát triển. Việc hội nhập kinh tế quốc tế giữa các nước trên thế giới diễn ra ngày càng sâu rộng sẽtạo điều kiện cho dòng vốn lưu chuyển ngày càng dễdàng. Với sựphát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngày càng nhiều các cơhộiđầu tư được mởra cho các nước phát triển vàđang phát triển.

Thứhai, việc đầu tưvào các ngành dịch vụ,đã,đang và sẽtiếp tục thu hút sựchú ý của các nhà đầu tư nước ngoài và các nước nhận đầu tư. Nếu như vào những năm đầu của thập kỷ90 của thếkỷ XX là việcđầu tưmạnh mẽvào khu vực sản xuất công nghiệp thì trong thập kỷđầu tiên của thế kỷ XXI, các ngành dịch vụ đã nổi lên là một trong số

các ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư tới các nước đang phát triển và cùng với sự

phục hồi của kinh tế thếgiới, xu hướng này sẽcòn tiếp tục,đặc biệt là khi các nướcđang phát triểnđã có một cơsởhạtầng vững mạnh hơn, nền công nghiệp nộiđịa có tính cạnh tranh hơn.

Thứ ba, khủng hoảng kinh tế và cơn sốt giá cả, đặc biệt là giá cả các nguyên liệu

đầu vào có thể tạo ra một số cơ hội cho một số các nước nghèođể tăng thêm nguồn tài chính cho phát triển thông qua việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp khai thác. Thực tế,đây chỉđược xem là thuận lợi trước mắt bởi lẽcác nước

đang phát triển không thể mãi dựa vào ngành công nghiệp khai thác, vốn đượcđánh giá là sửdụng nhiều laođộng song lại không cóđóng góp lớn vào giá trịgia tăng cũng như

phát triển bền vững của nền kinh tế.

Thứ tư, xu hướng hợp tác đầu tư giữa các nước đang phát triển hay hợp tác Nam Nam sẽ ngày càng gia tăng, thể hiện vai trò và vị trí ngày càng quan trọng của các nước này trong đời sống kinh tế thế giới. Những lĩnh vực được ưu tiên chú ý là dịch vụ, công nghiệp khai thác và cơ sở hạ tầng. Các nước đang phát triển đặc biệt phải tận dụng xu hướng này, khi mà các cơhộiđầu tưngày càng khan hiếm cũng nhưcần phải chọn lọcđối tácđầu tư. Hợp tác giữa các nướcđang phát triển với nhau sẽgiúp cho các nước này ngày càng nâng cao vai trò của mình trên trường quốc tế.

Thứ năm, dòng vốn tiếp tục chảy vào các nền kinh tếmới nổi và Việt Nam. Dòng vốn FDI sau khi bị tác động đôi chút bởi cuộc khủng hoảng tài chính, sẽ tiếp tục chảy

vào các nước có nền kinh tếmới nổi và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo Báo cáođầu tưtoàn cầu 2011, công bố tại Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia, lầnđầu tiên từtrước tới nay, các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi thu hútđược hơn một nửa nguồn FDI của toàn cầu, với 642 tỷ USD, so với 602 tỷ USD FDI mà các nước phát triển thu hútđược. Cũng theo báo cáo trên, nguồn vốn FDI từ các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi đầu tư ra bên ngoài đạt mức kỷ lục 388 tỷ USD trong năm 2010, trong khi nguồn FDI từ các nước phát triển đầu tư vào các nước khác trên thế giới chỉ đạt 935 triệu USD, bằng một nửa đỉnh điểm của họ trong năm 2007. Con số FDI nói trên đã phản ánh được tiềm lực và sức bật của các nền kinh tế đang phát triển và tham vọng ngày một gia tăng của họnhằm cạnh tranh trên các thịtrường mới. Theo thống kê, trong năm 2010, nguồn FDIđổvào Singapoređã tăng gấpđôi,đạt con số 39 tỷUSD,đưa nền kinh tếnước này chiếm vịtrí thứchín trên thếgiới thu hútđược nhiều FDI.Trong khiđó, theo số liệuđiều tra của Cơquan phát triển Công nghiệp Malaysia (MIDA) và BộCông thương nước này, mặc dù trong năm 2011, FDI mà Malaysia thu hútđược vượt con số

kỷ lục trong năm 2010, nhưng cũng chỉđạt 10 tỷUSD. Trong năm 2010, ba nền kinh tế

dẫn đầu về thu hútđược nhiều FDI là Mỹ với 228 tỷ USD, Trung Quốc 106 tỷUSD và Hong Kong 69 tỷUSD. Lượng FDI chảy vào các nướcĐông Nam Áđã tăng 107% năm 2010, so với mức giảm 19% năm 2009. Trong sốvốn chảy vào thịtrườngĐông Nam Á,

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 117 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)