Các yếu tố thúc đẩy chủ đầu tư tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 52 - 64)

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3.2. Các yếu tố thúc đẩy chủ đầu tư tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoà

FDI về bản chất là luồng vốn tư nhân được đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại vàđầu tư hiện nay, các chủ đầu tư có thể chủ động tìm kiếmđịa điểmđể đầu tư mà không gặp nhiều cản trởtừphía chính phủ nước mình. Do vậy, chủ đầu tư sẽ căn cứ vào những yếu tố có thể tác động đến việc tối đa hóa lợi nhuận của mìnhđểra quyếtđịnhđầu tư.

Khi nghiên cứu về các yếu tố tác động tới FDI từ góc độ chủ đầu tư, người ta thườngđềcập tới các yếu tố“đẩy”đối với FDI hay những yếu tốmang tínhđộng cơ đối với nhàđầu tưtrực tiếp nước ngoài. Có hai cách tiếp cận về các yếu tốđẩyđối với FDI. Cách thứ nhất, có thể liệt kê hết các yếu tố cụ thể có thể thúc đẩy FDI như xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận, mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thế giới, chiến lược bảo toàn nguồn vốn, chống lại các rủi ro, bất ổn về kinh tế chính trị trong nước, các chiến lược xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia được sự hỗ trợ đặc biệt của các chính phủ….

Cách tiếp cận thứhai của Dunning là cách tiếp cận mà nghiên cứu sinh sẽ lấy làm căn cứ để phân tích đối tượng nghiên cứu của luận án ở các phần sau. Theo cách tiếp cận thứhai này, các nước chủđầu tưtiến hànhđầu tưtrực tiếp nước ngoài với mục tiêu chủ yếu là tối đa hóa lợi nhuận. Theo đó họ tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ba loại: loại thứnhất nhằm tìm kiếm thị trường – market seeking FDI và loại thứ hai làđầu tưtìm kiếm tài nguyên - resource seeking. Và loại thứ ba nhằm tìm kiếm hiệu quảkinh tế- efficiency seeking.

Loại đầu tư thứ nhất – FDI tìm kiếm thị trường còn gọi làđầu tưtheo chiều ngang với mục đích sản xuất phục vụ cho thị trường địa phương và khu vực. Loại đầu tư này thường phổ biến tại những quốc giađông dân cư, thểhiện một thịtrường có quy mô lớn, có tiềm năng lớn về cầu đối với các loại thành phẩmđược sản xuất bởi các nhàđầu tư

trực tiếp nước ngoài. Nếu như trước kia, các hàng hóa này được sản xuất tại nước chủ đầu tư, sau đó được xuất khẩu sang thị trường các nước tiếp nhận đầu tư thì thông qua

FDI, các chủ đầu tư có thể tránhđược các rào cản đối với thương mại quốc tế được đưa ra bởi cảhai quốc gia, tránhđược những khoản chi phí vận tải quốc tê có thểlà rấtđáng kể đểvận chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia. Tất nhiên, các chủ đầu tưvẫn ưu tiên lựa chọn một thịtrường nơi quy mô dân sốvừa đông nhưng lại có khả năng chi trảđối với các sản phẩm họcung cấp. Chính vì vậy những yếu tốthuộc vềđặc trưng của mỗi nước nhậnđầu tư

cóảnh hưởngđến việc tiếp cận thị trường và tốiđa hóa lợi nhuận từthịtrườngđịa phương của chủ đầu tưnhưquy mô thịtrường, khảnăng chi trả của người tiêu dùngđượcđo bằng thu nhập bình quânđầu người, các rào cản vềthuế, phí, chi phí vận tải (Dunning, 1993).

Hình 3: Các yếu tốtácđộng tới nhàđầu tưloại FDI tìm kiếm thịtrường

Loại FDI thứ hai được thúcđẩy từ phía chủ đầu tư nhằm mục đích cóđược các tài nguyên không sẵn có tại nước chủ đầu tư nhưtài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu hay lao

động giá rẻ. Loại đầu tư này còn có tên là đầu tư tìm kiếm tài nguyên – resource seeking FDI.Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, khi các MNCs đầu tư trực tiếp với mục đích hướng về xuất khẩu, yếu tố chi phí có vai trò hết sức quan trọng. Khác với loại

FDI theo chiều ngang, FDI theo chiều dọc hay FDI hướng vềxuất khẩu không nhằm mục

đích phục vụ thị trườngđịa phương và thường nhập khẩu các dây chuyền sản xuất, đồng thờiưu tiên yếu tốlaođộng giá rẻ. Tài nguyênđược kiếm tìm không chỉlà tài nguyên thiên nhiên mà còn là tài nguyên vềnhân lực sẵn có chất lượng tươngđối cao với chi phí tương

đối rẻ. Các sản phẩm sản xuất ra thườngđược xuất khẩu sang các thị trường khác, do vậy yếu tố sẵn sàng chi trảcủa thịtrường nộiđịa không phải làưu tiên hàngđầu của loại FDI này, song quy mô thịtrường (sựsẵn có của lực lượng laođộng), chất lượng nguồn nhân lực (trìnhđộhọc vấn) làđộng cơlớn cho chủđầu tư tiến hành loạiđầu tưtrực tiếp này. Ngoài ra, FDI trong lĩnh vực tài nguyên như dầu mỏ và khí thiên nhiên hoặc một số khoáng sản khác lại chịu tácđộng lớn của dựtrữtài nguyên của các nước tiếp nhậnđầu tư.

Hình 4: Các yếu tốtácđộng tới nhàđầu tưloại FDI tìm kiếm tài nguyên và hiệu quảkinh tế

Các chủ đầu tư cũng tiến hành hoạt động đầu tư dưới sự thúc đẩy của hiệu quả

kinh tế. Loại FDI này còn có tên gọi là FDI tìm kiếm hiệu quả- efficiency seeking FDI. Trên cơsởhiệu quả kinh tếtheo quy mô, nói cách khác với một quy mô sản xuất đủlớn

cộng với các hoạt động thực hiện tập trung về địa điểm, cùng hệ thống điều hành, các công ty có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất biên và từđó tối đa hóa lợi nhuận. Loại

đầu tư tìm kiếm hiệu quảchịu sựtácđộng của các yếu tốthuộc đặc trưng của mỗi nước tiếp nhậnđầu tưnhưquy mô thịtrường, sựsẵn có của các yếu tốsản xuất nhưlaođộng, vốn và các chính sách liên quanđến FDI của nước tiếp nhận FDI (xem bảng 5).

Bảng 5: Tổng hợp vềcác yếu tốtácđộng tới FDI từgócđộnhàđầu tư- yếu tốđẩy Yếu tốtácđộng tới việc thúcđẩy hoạtđộng FDI

Nhằm tìm kiếm thị

trường

Nhằm tìm kiếm tài nguyên Nhằm tìm kiếm hiệu quả

Quy mô thị trường tại nước tiếp nhậnđầu tư

Laođộng chất lượng cao tại nước tiếp nhậnđầu tư

Chi phí lao động rẻ tại nước tiếp nhậnđầu tư

Khả năng chi trả tại nước tiếp nhậnđầu tư

Nguồn tài nguyên thiên

nhiên sẵn có tại nước tiếp nhậnđầu tư. Sự sẵn có và khả năng áp dụng công nghệ, trìnhđộđội ngũ lao động tại nước tiếp nhậnđầu tư

Khả năng tiếp cận thị trường: vị trí địa lí (khoảng cách giữa hai nước), khung chính sách liên quanđến FDI tại nước tiếp nhậnđầu tưvà nước chủđầu tư, cam kết của các cấp chính quyền, sự ủng hộvềchính trịtại nước chủđầu tư.

Các yếu tốkhác nhưtham nhũng,ổnđịnh chính trị, bảo hộquyền sởhữu trí tuệtại nước tiếp nhậnđầu tư

Ngoài ra, thông qua FDI, các chủ đầu tưcó thể góp phần nâng cao uy tín chính trị, vịthế của quốc gia trên trường quốc tế. Mặc dù ngày càng có nhiều các tập đoànđa quốc gia trong sốcác nhàđầu tưquốc tếlớn, song các công ty xuyên quốc gia hoặc các nhàđầu tưnhỏcũng hoàn toàn có thểgóp phần quảng bá cho quốc gia của họ khi thực hiện hoạt

động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy, việc đầu tư ra nước ngoài trong nhiều trường hợpđược khuyến khíchđặc biệt bởi các chính phủnước chủđầu tư. Hay nói cách khác, sự cam kết hayủng hộ vềmặt chính trị (nếu có) của các cấp chính quyền nước chủ đầu tưcó thểmang lại những tácđộng tích cực tới việc thúcđẩy dòng vốn này.

1.3.3. Các yếu tốcó tácđộngđến việc thu hút FDI của nước tiếp nhậnđầu tư

Các yếu tố liên quan đến sức hút FDI của nước tiếp nhận đầu tưcó thể được chia thành 3 nhóm: các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế và một số yếu tố khác (UNCTAD, 1998).

1.3.3.1. Các yếu tkinh tế

a. Quy mô thịtrường nộiđịa của nước tiếp nhậnđầu tư

Theo cách tiếp cận của kinh tếhọc cổđiển, các sản phẩm sản xuất ra phải nhằm mục

đích thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Hay nói cách khác, trong một nền kinh tếthị

trường, cần phải căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để xácđịnh việc cung cấp loại sản phẩm nào và sốlượng là bao nhiêu cho phù hợp. Với quanđiểm này,đầu tưtrực tiếp nước ngoài cũng phải tìm tới các thịtrường có nhu cầu lớn loại sản phẩm mà nhàđầu tư

muốn cung cấp. Quy mô thịtrường nộiđịa là một yếu tốtácđộng quan trọngđối với FDI. Thông thường, các nhà nghiên cứu căn cứ vào thu nhập đầu người, một căn cứ để xác

định cầu hiệu quả, làm thướcđo quy mô thị trường nộiđịa. Ngoài ra, các biến số vềGDP của một nước hay tổng số dân cũng là các thước đo quy mô thị trường nội địa được sử

dụng trong các nghiên cứu hiệnđại. Tuy nhiên, nếu một công ty có mục tiêuđịnh hướng xuất khẩu mà không phải là tìm kiếm thịtrường, kích thước của thịtrường trong nước sẽ

không thểlà một yếu tốquyếtđịnh quan trọngđối với các nhàđầu tưnước ngoài (Root và Ahmed, 1979). Một thịtrường lớn có thểgiúp các công ty sản xuất sản phẩm hữu hìnhđể đạt được tính kinh tế theo quy mô. Tốc độ tăng trưởng thị trường trong nước được đo bằng tốcđộ tăng trưởng dân sốvà tốcđộ tăng trưởng GDP cũng có vai trò xácđịnh dòng chảy của vốnđầu tưnước ngoài vào một quốc gia (UNCTAD, 1998).

b.Tài nguyên thiên nhiên

Không phải ngẫu nhiên mà trong lịch sử, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố quyết định quan trọng nhất của FDI. Từ thế kỷ 19 đến trước chiến tranh thế giới thứhai, khoảng 60% dòng vốn FDI trên thế giới làđầu tưvào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nhu cầu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản cho các cuộc cách mạng công nghiệp tại các nước phát triển châu Âu và Bắc Mỹ là lý do chính cho việc mở rộng hoạt động đầu tư nước ngoài (Dunning, 1993). Các nước có dự trữ dồi dào về khoáng sản có lợi thế lớn khi thu hút các nhàđầu tư nước ngoài đặc biệt là những công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên (Beirhanu, 1999). Kể cả cho đến hiện nay, khi mà các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm những công nghệ mới, những sản phẩm mớiđể tránh việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, việc đầu tư vào các ngành công nghiệp khai thác vẫn chiếm một tỉ trọng

đáng kể trong tổng giá trị dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay. Tại sao các nhàđầu tư

trực tiếp nước ngoài lại giành nhiều sự quan tâm đến công nghiệp khai thác? Có rất nhiều lí do nhưng tất cảđều xoay quanh yếu tố lợi nhuận. Lợi nhuận mang lại từngành công nghiệp khai thác là rất đáng kể khi mà đa phần các chi phí chủđầu tư phải trả chỉ

là những thiết bịkhông quá đắt tiền và tiền lương rẻ mạt chođội ngũlao động chân tay thuần túy.

c. Tình hình kinh tếvĩmô

Bất ổn kinh tếvĩmô nói chung và lạm phát nói riêng có tác động không tốt tới tất cả các thành phần kinh tế trong đó có các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thông qua tác động vào chi phí đầu vào và giá đầu ra, lạm phát làm giảm lợi nhuận thực sự của khoản đầu tư và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, các nước theo đuổi chính sách giảm tỷlệ lạm phát có cơhội tốt hơn trong việc thu hút FDI. Tỷlệlạm phát thấp và dự đoán được là trung tâm cho chiến lược đầu tư dài hạn của cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Vì vậy, lạm phát cao và không thể dự đoán sẽ làm giảm luồng vốnđầu tưnước ngoài (Beirhanu, 1999).

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tốc độ lạm phát lại là một biến số có thể thay

đổi trong ngắn hạn hay ít ra là các chính phủluôn có chính sáchđểkhôngđể lạm phátở

mức không thể kiểm soát được trong dài hạn, kể cả trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếhiện nay. Cho nên, tác động của lạm phát tới FDI, một luồng vốn có tính chiến lược dài hạn đối với cả bên nước nhận đầu tưvà bên chủ đầu tư,đôi khi lại không có ý nghĩađáng kểkhi so sánh với các yếu tốkinh tếvà phi kinh tếkhác.

d. Nguồn laođộng dồi dào, chi phí thấp

Các công ty luôn tìm kiếm cắt giảm chi phíđầu vào đểtốiđa hóa lợi nhuận. Giá cả

của lao động là một trong các yếu tố có tác động lớn đến lợi nhuận của các công ty nội

địa và doanh nghiệpđầu tưtrực tiếp nước ngoài.

Theo trường phái kinh tếhọc tân cổđiển, chi phí lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhđầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và thực tế này đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu. Theo UNCTAD, sựsẵn có của laođộng giá rẻ ở

Trung Quốc là lợi thếđểthu hút FDI từchâu Âu và Hoa Kỳ (UNCTAD, 2004a). Ngoài laođộng giá rẻ, tỷlệ laođộng/đầu ra (năng suất lao động) cũng xácđịnh dòng vốn FDI. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển của khoa học công nghệ cũng như xu hướng mới của FDI, liên quan đến nguồn laođộng, ngoài sựsẵn có, chi phí thấp ra, nguồn laođộng có trình độ cũng là một lợi thế của các quốc giađang phát triển nhận đầu tư khi thu hút FDI vào nước mình.

Việc mởcửa kinh tếcủa một quốc gia có ý nghĩa quan trọng cho sựphát triển kinh tế nói chung và thu hút FDI nói riêng. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị

trường, thu hút đầu tư nước ngoài. Tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, trởthành thành viên của các tổchức quốc tế,đặc biệt là WTO giúp cho các quốc gia mở

rộng thịtrườngđồng thời có thểtìm thấy nhiều đối tác quốc tế, và từđó tăng cường thu hút FDI. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và đầu tư nước ngoài là một mối quan hệtỷlệ thuận: càng tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thếgiới, các quốc gia sẽ càng có nhiều cơ hội tìm thấy nhiều đối tác và thu hút được càng nhiều FDI để

phát triển kinh tế. Hiệp định thương mại khu vực có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường dòng vốn FDI các nước thành viên, thông qua việc tạo ra cơhội tiếp cận với thị trường khu vực. Vì vậy, hội nhập khu vực mạnh mẽthông qua các hiệp

định thương mại có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia. Một tiêu chí khác cũng có thểđược căn cứđểxácđịnh việc mởcửa liên quanđếnđầu tư

trực tiếp nước ngoài và cải thiện nguồn vốn này là các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tưliên quanđếnđầu tư trực tiếp nước ngoài. Theođó, mỗi bên ký kết sẽkhuyến khích tạo ra cácđiều kiện thuận lợiđểcác nhàđầu tưcủa bên ký kết kiađầu tưtrên lãnh thổ nước mình và tiếp nhận các khoản đầu tư đó phù hợp với pháp luật và quyđịnh của mình. Các khoản đầu tư của nhà đầu tư mỗi bên ký kết sẽ luôn được hưởng sự đối xử

công bằng, thỏa đáng và được bảo hộ đầy đủ, an toàn trên lãnh thổ của bên ký kết kia. Cụ thể, mỗi bên ký kết, trên lãnh thổ của mình, phải dành cho các khoản đầu tư và thu nhập của nhàđầu tưbên ký kết kia sựđối xửkhông kém thuận lợi hơn sựđối xửmà bên

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)