C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
3.2.1. Tổng quan vềFDI vào Việt Nam
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập WTOđánh dấu quá trình tham gia sâu rộng của nền kinh tếnước ta vào hệthống kinh tế
quốc tế, với những cơ hội và thách thức, những tác động cả thuận và không thuận đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ðặc biệt, quá trình này diễn ra trong bối cảnh kinh tế khu vực và kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và tácđộng nhiều chiềuđến môi trường an ninh – phát triển của hầu hết các quốc gia,đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tếthếgiới.
Về quy môđầu tư, cho đến cuối 2005, theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được tổng số khoảng trên 70 tỷ USD vốn đăng ký. Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại thếgiới, FDI vào Việt Namđạt mốc 12 tỷ USD năm 2006. Năm 2007, vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoàiđạt mức cao nhất kể từ khi thực hiện Luậtđầu tư nước ngoài (năm 1988). Nếu theo dựbáo trước đó, Việt Nam có thể thu hút
được 16 tỷ USD vốn FDI trong năm 2007 thì đến cuối năm, con số chính thức là trên 21,3 tỷUSD vốnđăng ký. Quy mô vốnđầu tưbình quân của các dựán trong năm 2007 cũng cao hơn mức bình quân của năm 2006,đạt khoảng 11 triệu USD. Những sốliệu về
FDI năm 2008 vào Việt Nam đã ghi nhận những kỷ lục đáng ghi nhận. Tính chung cả
vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần 3 lần con số của năm 2007. Năm 2009, FDI vào Việt Nam chịu sựtácđộng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vốnđầu tư đăng ký vào Việt Nam cả năm 2009ướcđạt 21,48 tỷ USD, vốn thực hiện ướcđạt 10 tỷ
USD. Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Mặc dù khủng hoảng kinh tế
toàn cầu song Việt Namđã vượt mục tiêu thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài trong năm 2009, theo kế hoạch ban đầu chỉlà 20 tỷ USD. Trong năm 2010, các dự ánđầu tư
trực tiếp nước ngoàiđã giải ngânđược 11 tỷUSD, tăng 10% so với cùng kỳnăm 2009. Trongđó, vốn thực hiện của các nhàđầu tưnước ngoàiướcđạt 8 tỷUSD.
Tính đến cuối tháng 12 năm 2011 cả nước có 1091 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 11.559 tỷ USD, bằng 65% so với cùng kỳ năm 2010. Đến 20 tháng 12 năm 2011, có 374 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 3.137 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2011, các nhàđầu tưnước ngoàiđãđăng kýđầu tưvào Việt Nam 14.696 tỷUSD, bằng 74% so với năm 2010. Trong năm 2012, cảnướcđã có 1.287 dự án FDI mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, bằng 71,2% so với năm 2011. Trong năm 2012 có 550 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn
đăng ký tăng thêm là 7,7 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhàđầu tưnước ngoàiđãđăng kýđầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011. Tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2013 cả
nước có 398 dựán mớiđược cấp giấy chứng nhậnđầu tưvới tổng vốnđăng ký là 5,091 tỷ
USD, tăng 5,8% so với cùng kỳnăm 2012 và 160 lượt dựánđăng ký tăng vốnđầu tưvới tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,426 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung trong 5 thángđầu năm 2013 tổng vốnđầu tưcấp mới và tăng thêm là 8,517 tỷUSD, tăng 8,9% so với cùng kỳnăm 2012 (các sốliệuđược cập nhật từCụcđầu tưnước ngoài).
Biểu 3: Vốn FDIđăng ký tại Việt Nam giaiđoạn 2006-2013 (đơn vị: tỉUSD)
Nguồn: Cụcđầu tưnước ngoài Việt Nam (sốliệu 2013 là dựkiến)
Về lĩnh vựcđầu tư, lĩnh vực đầu tưcó những thayđổi rõ nét qua các năm kểtừ sau khủng hoảng tài chính thế giới. Nếu như cơ cấu đầu tư năm 2007 tập trung vào các lĩnh vực kinh tếchủchốt nhưcông nghiệp, xây dựng,điện tử, viễn thông và xây dựng cơsởhạ
tầng phục vụ công nghệ cao thì vào năm 2008, vốn FDI đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sauđó là lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực nông-lâm-
0 10 20 30 40 50 60 70 2006 2008 2010 2012 FDIđăng ký
ngư nghiệp. Năm 2009, dịch vụ lưu trú và ăn uống là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhàđầu tưnước ngoài, kinh doanh bấtđộng sảnđứng thứ2. Năm 2010, lĩnh vực kinh doanh bấtđộng sản vươn lênđứng thứnhất trong danh sách các lĩnh vựcưu tiên của các nhà đầu tư tuy nhiên kể từ năm 2011, các nhàđầu tưchuyển sựtập trung chú ý hàngđầu sang lĩnh vực công nghiệp chếbiến, chếtạo, tiếp sau là kinh doanh bấtđộng sản, dịch vụlưu trú vàăn uống. Lũy kếcác dự án còn hiệu lựcđến tháng 5/2013, trong số10 ngành thu hút FDI hàngđầu tại Việt Nam, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng hàngđầu, với tổng vốn đăng ký lên tới hơn 113 tỷ đô la với hơn 8200 dự án, chiếm tới gần 50% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tiếp sauđó là kinh doanh bấtđộng sản, với tổng số 398 dự
án, chiếm khoảng 23.7% tổng vốn đăng ký. Công nghiệp khai khoáng giữ vị trí thứ 10 khá khiêm tốn, với chỉ79 dựán, và khoảng 1.5% tổng vốnđầu tư đăng ký (xem bảng 35).
Bảng 35: 10 ngành thu hút FDI hàngđầu tại Việt Nam tínhđến 05/2013
TT Chuyên ngành Số dự án
Tổng vốnđầu tư đăng ký (Triệu USD)
Vốnđiều lệ (Triệu USD) 1 CN chế biến,chế tạo 8.263 113.514,56 42.181,96 2 KD bấtđộng sản 398 48.065,87 12.352,35 3 Dvụlưu trú vàăn uống 337 10.653,08 2.797,33 4 Xây dựng 959 10.109,04 3.654,96 5 SX,ppđiện,khí,nước,đ.hòa 88 7.500,88 1.688,15 6 Thông tin và truyền thông 861 3.961,59 2.215,93
7 Nghệ thuật và giải trí 140 3.631,51 1.075,34
8 Vận tải kho bãi 357 3.514,18 1.072,37
9 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 496 3.266,75 1.708,25
10 Khai khoáng 79 3.197,03 2.590,61
Nguồn: NCS tổng hợp từsốliệu của Cụcđầu tưnước ngoài Việt Nam
Về địa bàn đầu tư, lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 5/2013, đầu tư nước ngoài đã có mặt ở 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất với 4475 dự án còn hiệu lực, vốn
đăng ký 32,71 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng số dự án và 15% tổng vốn FDI đăng ký trên cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm vị trí thứ hai với quy mô vốn đăng ký 26,3 tỷ
USD, chiếm 12,1% tổng vốn đăng ký của cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phú Yên, Hải Phòng và Hải Dương. Mười tỉnh,
thành phốthu hútđầu tưnước ngoài lớn nhất nàyđã chiếm tới gần 72,3% tổng vốnđăng ký của cả nước (157 tỷ USD). Và 54 tỉnh, thành còn lại chỉ chiếm hơn 27% tổng vốn
đăng ký (xem bảng 36).
Bảng 36: 10 tỉnh, thành phốcủa Việt Nam thu hút FDI hàngđầu tínhđến 5/2013
Stt Địa phương Số dự án
Tổng vốnđầu tư đăng ký (Triệu USD)
Vốnđiều lệ (Triệu USD) 1 TP Hồ Chí Minh 4475 32.715,15 11.947,88 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 292 26.320,76 7.342,71 3 Hà Nội 2510 21.355,58 7.700,04 4 Bình Dương 2275 18.500,97 6.614,03 5 Đồng Nai 1124 18.236,84 7.524,03 6 Hà Tĩnh 48 10.567,90 3.642,72 7 Thanh Hóa 44 9.950,24 2.718,96 8 Hải Phòng 375 7.361,54 2.486,39 9 Phú Yên 57 6.531,63 1.473,14 10 Hải Dương 279 5.464,72 1.645,96
Nguồn: NCS tổng hợp từsốliệu của Cụcđầu tưnước ngoài Việt Nam
Về đối tác đầu tư, lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 5/2013, có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, trongđó Nhật Bản là nhàđầu tưsố 1 với 1959 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 32 tỷ USD,Đài Loan đứng thứ 2 với trên 2200 dự
án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 27,3 tỷ USD. Tiếp theo là nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc và British Virgin Island (xem bảng 37).
Có thểnói, FDI vào Việt Nam trong thời gian qua mang một sốnétđặc trưng sau: Thứnhất, dòng vốn chịu tácđộng lớn của bối cảnh kinh tế vĩ mô quốc tế mà điển hình là hội nhập kinh tếquốc tếvà khủng hoảng tài chính cùng suy thoái kinh tếthế giới.
Điều nàyđược thể hiện ở việc giá trị dòng vốn gia tăng nhanh chóng sau các mốc hội nhập kinh tế quốc tếcủa Việt Nam nhưng cũng suy giảm do chịu tácđộng tiêu cực kể từ
sau khủng hoảng tài chính 2008.
Thứ hai, các lĩnh vực đầu tư được ưu tiên bởi các nhà đầu tưnhìn chung phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh lời từlĩnh vựcđó và chính sách của nhà nước. Công nghiệp chế
Thứba, các nhàđầu tưcó xu hướngưu tiên nhữngđịa phương có cơsởhạtầng tốt, vị tríđịa lí thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng tươngđối cao. Chính vì vậy, một số địa phương thu hút rất nhiều FDI trong khi nhiều nơi khác lại bất lợi thế
tuyệtđối khi tìm kiếm nguồn vốn này.
Cuối cùng, mặc dù sốlượng quốc gia và vùng lãnh thổcó FDI vào Việt Nam là khá lớn, song FDI vẫn xuất phát tập trung từmột số nước chủ đầu tư tiêu biểu nhưNhật Bản,
Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc. Các quốc gia nàyđều có vịtrí địa lí gần với Việt Nam vàđã có một quá trìnhđầu tưkhá lâu dàiởViệt Nam so với các nước chủđầu tưkhác.
Bảng 37 : 10Đối tácđầu tưhàngđầu của Việt Nam tínhđến 5/2013
TT Đối tácđầu tư Số dự
án
Tổng vốnđầu tư đăng ký (TriệuUSD)
Vốnđiều lệ (Triệu USD) 1 Nhật Bản 1959 32.337,72 10.583,50 2 Đài Loan 2249 27.342,28 11.103,52 3 Singapore 1154 27.238,98 7.351,62 4 Hàn Quốc 3302 25.123,41 8.623,46 5 BritishVirginIslands 511 15.395,03 5.309,77 6 Hồng Kông 723 12.073,79 3.932,66 7 Hoa Kỳ 658 10.547,07 2.538,89 8 Malaysia 441 10.205,08 3.596,51 9 Thái Lan 310 6.368,60 2.748,48 10 Hà Lan 183 5.932,24 2.536,57
Nguồn: NCS tổng hợp từsốliệu của Cụcđầu tưnước ngoài Việt Nam