Đặc điểm của khủng hoảng tài chính thế giới 2008

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 45)

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2.2. Đặc điểm của khủng hoảng tài chính thế giới 2008

Thực tế, cho dù nguyên nhân khủng hoảng có xuất phát từviệc mất cânđối toàn cầu hay tình trạng buông lỏng quản lý hoặc những lí do khác, thất bại của các chuyên gia kinh tếhiệnđại cũngđược thểhiện khiđãđểcho khủng hoảng là không thểtránh khỏi và không lường trướcđược những hậu quảxảy ra khi có khủng hoảng mặc dùđã có những cảnh báo từ trước cũng như những bài học thực tiễn từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đó. Khủng hoảng tài chính thế giới lần này có một số có đặc điểm khác so với những cuộc khủng khoảng tài chính trước đây. Thứ nhất, trung tâm của cuộc khủng hoảng là tại các nước phát triển chứkhông phải tại các nước đang phát triển như nhiều cuộc khủng hoảng

đã nổra trướcđó. Cuối năm 1994đầu năm 1995, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mehicođã xảy ra vàđược kếtiếp bởi các cuộc khủng hoảng khác tại các quốc giađang phát triển (Thái Lan, Hàn Quốc, Malaixia, Indonesia và Phillipines năm 1997; Nga năm 1998, Braxin năm 1998-1999 và 2002; ThổNhĩKỳcuối năm 2000 và Achentina năm 2001).

Thứ hai, các khu vực tài chính của các nước ĐPT không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng. Điều đó cũng giúp cho các nước này giảm được những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nhất là trong bối cảnh những năm gần đây, các quốc gia

đang phát triển đã có những chính sách quản lí tốt hơn với tốcđộ phát triển kinh tế cao xuất phát từ việc rút ra được bài học từ cuộc khủng hoảng tại Đông nam Á năm 1998. Tuy vậy, với những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng màđặc biệt là tình hình suy thoái kinh tếhiện nay, việc các nướcĐPT trong đó có Việt nam gặp nhiều khó khăn vềtăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, giải quyết thất nghiệp… là không thểtránh khỏi.

Thứba, một trong những hậu quả mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008để

lại chính là suy thoái kinh tếthếgiới. Về bản chất, suy thoái kinh tếđược hiểu là sựsuy giảmđồng thời của các chỉsốkinh tế của toàn bộhoạtđộng kinh tếnhưtăng trưởng kinh tế, việc làm,đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳsuy thoái có thểđi liền với hạ

giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. Một sựsuy thoái trầm trọng và lâu dàiđược gọi là khủng hoảng kinh tếhay nói cách khác, khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả

suy thoái trong chu kỳkinh tế. Nếu theo cách hiểu này thì trong bối cảnh kinh tếhiện nay, chúng ta có thểgọi là khủng hoảng kinh tếhoặc suy thoái kinh tếthếgiới.

Bảng 3: Tổng quan kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính 2008 (đơn vị: % thayđổi so với năm trướcđó)

Một số chỉ tiêu củathế giới 2008 2009 2010 2011 2012 2013

GDP 2,807 -0,590 5,221 3,954 3,152 3,308 Đầu tư 23,921 21,792 22,963 23,387 23,560 24,151 Tổng tiết kiệm trong nước 24,240 21,898 23,333 23,847 23,914 24,373 Lạm phát 5,975 2,413 3,655 4,866 3,916 3,819 Tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụtraođổi 3,103 -10,613 12,545 5,956 2,469 3,609 Khối lượng hàng hóa và dịch vụnhập khẩu 3,214 -10,937 12,576 5,998 2,387 3,655 Khối lượng hàng hóa và dịch vụxuất khẩu 2,992 -10,287 12,515 5,914 2,551 3,562

Nguồn: IMF, Cơsởdữliệu Triển vọng Kinh tếthếgiới, tháng 4, 2013

Nhiều quanđiểmđưa ra so sánh suy thoái kinh tếthếgiới lần này và cuộc Đại suy thoái những năm 30 của thếkỷtrước (bắt nguồn từbong bóng bất động sản). Tuy nhiên, nếu nhưvào những năm 1930,Đại suy thoái gắn với giảm phát (cuối thập niên 1920, tỷ

lệ lạm phátở Canada là 0%, và Mỹ thì giảm phát nhẹ) và thất nghiệp trầm trọng (20% tại Mỹ) thì trong cuộc suy thoái kinh tế hiện nay, lạm phát lại là một trong các vấn đề

nổi cộm và tỷlệthất nghiệp lạiởmức vừa phải (cònởmức một con số). Hơn nữa, chính sách kinh tế hiện nay đã linh động hơn và các chương trình xã hội đã giúp làm dịu đi những tácđộng tiêu cực về mặt xã hội của khủng hoảng tài chính: bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu, an sinh xã hội ởnước Mỹ - tất cảđều không tồn tại vào năm 1929 hoặc tồn tại dưới dạng hạn chế. Bảng 3 thể hiện một cái nhìn toàn diện về hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 liên quan tới suy thoái kinh tếtoàn cầu hiện nay. Theo các số liệu trong bảng, những dự báo về triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai là khá sáng sủa. Trong những năm tới, tăng trưởng kinh tế thế giới mặc dù không cao nhưng luôn là dương, các luồng vốn quốc tếtrongđó có FDI có dấu hiệu phục hồi và tăng nhẹ. Triển vọng vềĐại suy thoái có lẽkhông xảy ra mặc dù tình hình hiện tại vẫn chưa thực sựsáng sủa tại một số quốc gia cụ thể nhưkhu vực đồng Euro (Hi Lạp), các nướcđang phát triển khu vực châu Phi Sub Sahara.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)