C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các yếu tố tác động chung
Các yếu tố có tác động chung tới sự di chuyển của dòng vốn FDI bất kể là luồng FDI vào hay ra và có nguồn gốc cũng như đíchđến là nơi đâu, có thể kể đến yếu tố về
tình hình kinh tếvĩmô của thếgiới, tình hình hội nhập quốc tế, bối cảnh chính trịquốc tế, các thảm họa thiên nhiên có quy mô quốc tế...
Kinh tếvĩmôđềcậpđến các vấnđềmang tính tổng lượng nhưlạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, chu kỳkinh tế… Tình hình kinh tếvĩmô của mỗi quốc giađều có tác
động trực tiếp đến quyết định của nhàđầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, nếu thuộc vềđặc trưng của mỗi quốc gia, tình hình kinh tếvĩmô không phải là yếu tốtácđộng chung.
Đểlà một yếu tốtácđộng chung tới FDI phải là yếu tốtình hình kinh tếvĩmô thếgiới. Có thểnói, các yếu tốcụthểnhưlạm phát, thất nghiệp, chu kỳkinh doanh quốc tếcó tácđộng chung tới tất cảcác quốc gia trên thế giới màđiển hình là các chu kỳphát triển kinh tế có tác động không nhỏ đến FDI. Những yếu tố trên sẽ thay đổi rõ rệt khi xuất hiện khủng hoảng kinh tếtrên thếgiới. Biếnđộng trên thịtrường các yếu tốđầu vào trên thếgiới có thể
kéo theo những thayđổi mạnh mẽtrên các thịtrường quốc gia và có tácđộng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các doanh nghiệp và người dân trongđó có các doanh nghiệp FDI. Ví dụ giá xăng dầu thế giới tăng do khan hiếm nguồn cung hoặc do chiến tranh có thểdẫn tới những hậu quảnghiêm trọng tới tình hình kinh tếvĩmô, tình hình lạm phát trên thếgiới.
Một trong các yếu tố cóảnh hưởng rất lớn đối vớiđầu tưnước ngoài nói chung và FDI trên thếgiới nói chung chính là bối cảnh hội nhập quốc tế, cụthểhơn là bối cảnh tự
do hóa thương mại vàđầu tư. Thế giới đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng và theo đó sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt. Các vấn đề kinh tế xã hội giờ đây không còn chỉ là các vấn đề riêng rẽ của mỗi quốc gia mà là những vấn đề mang tính toàn cầu. Hội nhập quốc tế có thể được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạtđộng tăng cường sựgắn kết họvới nhau dựa trên sựchia sẻvềlợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ cácđịnh chế
hoặc tổ chức quốc tế. Hội nhập quốc tếcó thể diễn ra trên từng lĩnh vực củađời sống xã hội như kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.., nhưng cũng có thểđồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi (gồmđịa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương,đa phương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau. Có thểnói, hội nhập quốc tếlà một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tếthịtrường cũng làđộng lực hàngđầu thúcđẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từthấpđến cao. Hội nhậpđã trởthành một xu thếlớn của thếgiới hiệnđại, tác
động mạnh mẽ đến quan hệquốc tế vàđời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tếlà lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc giađể phát triển. Và không khóđể
khẳngđịnh rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các luồng tài chính quốc tế trongđó có FDI sẽdi chuyển ngày càng thuận tiện hơn, dễdàng hơn.
Có một sốquanđiểm lí giải mối quan hệgiữa hội nhập quốc tếvàđầu tưnước ngoài. Trước tiên, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường, thu hútđầu tư nước ngoài. Việc tham gia vào quá trình phân công laođộng quốc tế, trở thành thành viên của các tổchức quốc tế,đặc biệt là WTO ngoài việc giúp cho các quốc gia mởrộng thịtrường còn có thểtìm thấy nhiều đối tác quốc tế, và từ đó tăng cường thu hút FDI. Mối quan hệ
giữa hội nhập kinh tế quốc tế vàđầu tưnước ngoài là một mối quan hệtỷ lệ thuận: càng tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tếthế giới, các quốc gia sẽcàng có nhiều cơhội tìm thấy nhiềuđối tác và thu hútđược càng nhiều FDIđểphát triển kinh tế.
Tiếp theo, quá trình hội nhập góp phần đẩy mạnh việc tiếp thu trình độ quản lý và chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài. Hội nhập kinh tế quốc tế mà một trong những hình thức quan trọng là FDI, góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệtiên
tiến vào các quốc giađang phát triển trong đó có Việt Nam, phát triển một sốngành kinh tếquan trọng củađất nước nhưviễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơkhí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy.... Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực có FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có tại nước sở tại. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệthống quản lý hiệnđại của công ty mẹ.
Cuối cùng,đầu tưnước ngoài là một trong những biểu hiện quan trọng của hội nhập kinh tếquốc tế. Một mặt, hội nhập kinh tếquốc tếsẽgóp phần thúcđẩy các dòng vốn FDI trên thếgiới, nhưng mặt khác việc các dòng vốn FDI ngày càng tăng vềgiá trịlẫn sốlượng dự án cũng chính là biểu hiện quan trọng của thành công trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia. Giữa hai yếu tốtác động chung tới FDI là bối cảnh kinh tếvĩ mô quốc tếvà hội nhập quốc tếcó mối quan hệchặt chẽ với nhau. Nếu nhưkhủng hoảng nổra trong một bối cảnh ít hội nhập quốc tế, các quốc gia đóng cửa kinh tế, không có giao thương, trao đổi hàng hóa, dịch vụthì tácđộng của nó sẽít trầm trọng hơn xét trên bình diện mỗi quốc gia riêng rẽ. Tuy nhiên, trong thực tế, khủng hoảng lại nổra trong bối cảnh hội nhập và chúng ta thấy tácđộng của cuộc khủng hoảng, banđầu chỉlà tại các quốc gia phát triển nhưngđã nhanh chóng lan sang các quốc giađang phát triển rồi trởthành quy mô toàn cầu.
Hình 2: Các yếu tốtácđộng chung tới FDI
Ngoài hai yếu tố quan trọng có tácđộng chung tới sự di chuyển và phát triển của dòng FDI trên thế giới vừa nêu trên, có thểkểđến một số các yếu tốkhác nhưbối cảnh chính trị quốc tế, các thảm họa thiên nhiên, việc biến đổi khí hậu có tác động với quy mô quốc tế… (xem hình 2)