Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2008 tới FD

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 47 - 49)

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2.3. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2008 tới FD

Khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đang diễn ra và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt cho nền kinh tế thế giới. Có thể kể đến việc khủng hoảng và suy thoái làm thất bại hệ thống ngân hàng và giảm vay nợ nội địa do sự lây nhiễm từcác quốc gia phát triển, giảm nguồn thu từ xuất khẩu, giảm tốcđộtăng trưởng kinh tế và đặc biệt làm suy giảm các luồng tài chính tới các nước đang phát triển. Các luồng tài chính tới các nước đang phát triển chủ yếu gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các loại viện trợ và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Các luồng vốn tới các nướcđang phát triển trong giai đoạn khủng hoảng từnăm 2008 giảm sút rõ rệt. Sự nhạy cảm củađầu tư gián tiếp nước ngoài thể hiện rất rõ khi vào năm 2007, luồng vốnđầu tư

gián tiếp vào các nước đang phát triển là 394 tỷ USD nhưng đến năm 2008 luồng vốn lại tháo lui ròng khỏi các quốc gia đang phát triển (-244 tỷUSD). Mặc dù ngay năm sau

đó, dòng vốn đầu tư gián tiếp đã quay trở lại nhưng điều đó càng bổ sung thêm cơ sở

khẳngđịnh sựlinh hoạt, dễthayđổi của dòng vốnđầu tưgián tiếp trong ngắn hạn, trước tácđộng của khủng hoảng (xem bảng 4). Suy thoái kinh tếhiện nay vẫn sẽmang lại tác

động tiêu cực tới các luồng tài chính trên thếgiới trongđó có FDI tới các nướcĐPT. Kiều hối là một trong sốcác luồng tài chính quan trọngđối với các nước đang phát triển trong những năm gần đây. Năm 2007, lượng kiều hối đổ về các nước đang phát triển vượt mức 240 tỉ đôla, gấp hơn hai lần giá trị các khoản viện trợ (Ratha và nhóm nghiên cứu, 2007). Các quốc gia vốn có nguồn kiều hối dồi dào như Tadjikistan,

Moldova, Nepal, Mehico hay một số nước Châu Phi sẽ bị giảmđáng kể nguồn thu này do khủng hoảng tài chính tại các nước phát triển. Ví dụ tại Honduras, lượng kiều hối cuối năm 2008 giảmđi 4,5% so với cùng kỳnăm trước theo thống kê của Ngân hàng thế

giới. Trên thực tế, dựa trên thống kê của Ngân hàng thế giới, lượng kiều hối chỉ giảm sút nhẹ trong năm 2009 và sauđó lại tăng trở lại năm 2010. Tuy nhiên, sự gia tăng của kiều hối trong khủng hoảng khôngđạt tốcđộnhưtrước khủng hoảng.

Bảng 4: Tổng quan các dòng vốn tới các quốc giaĐPT giai đoạn 2005-2010 (đơn vị: tỷUSD, inđậm là sốliệu các năm khủng hoảng tài chính) Loại vốn/Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 FDI 332 435 571 652 507 561 Đầu tưgián tiếp 154 268 394 -244 93 186 Đầu tưkhác6 94 228 686 39 56 348 Kiều hối 173 204 245 288 281 297

Nguồn : WIR 2011, UNCTAD

Liên quan đếnđầu tư trực tiếp nước ngoài, dòng vốn FDIđến các nước đang phát triển tăng lên liên tục những năm qua. Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng tài chính thế

giới lần này,đầu tư trực tiếp nước ngoàiđến các nướcđang phát triển chắc chắn sẽ chịu những tác động không nhỏ. Mặc dù trong Thỏa ước Monterrey về Tài chính cho phát triển năm 2002 các nước phát triển đã cam kết duy trì tỉ lệ phần trăm của GNP (ít nhất 0.7% GNP) giành cho hỗtrợphát triển chính thức cho các nước đang phát triển, nhưng xu hướng giảm sút của luồng tài chính này là không thể tránh khỏi,đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếthếgiới hiện nay.

1.3. TỔNG QUAN VỀCÁC YẾU TỐTÁCĐỘNG TỚI FDI

Để có một cách tiếp cận hợp lí vềcác yếu tố tácđộng tới FDI, chúng ta cần tìm hiểu vềcơchếphát sinh của FDI (xem hình 1). Theođó, dòng vốn FDI chảy từnước chủđầu tư

sang nước tiếp nhậnđầu tưvớiđộng cơthúcđẩy FDI từgócđộnước chủđầu tưvàđộng cơ

thu hút FDI từgóc độnước tiếp nhậnđầu tư. Ngoài các yếu tốthuộc về môi trường vĩ mô quốc tếcó tácđộng tới sựtăng trưởng của dòng vốn FDI nói chung, chúng ta cần phân tích các yếu tốcó tácđộng tới việc thúcđẩyđầu tưra nước ngoài từgócđộcác nước chủđầu tư

và các yếu tốcó tácđộng tới việc thu hút FDI của các nước tiếp nhậnđầu tư.

6

Hình 1: Cơchếphát sinh FDI theo các yếu tốtácđộng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)