C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Các quan điểm về định hướng thu hút FDI vào Việt Nam tới năm 2030
Trong báo cáo tại Hội nghịtổng kết 25 nămđầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đồng chí Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư đã đưa ra 4 định hướng liên quan đến thu hút FDI vào Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020đưa nước ta vềcơbản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại hóa. Bốnđịnh hướng này cụthểnhưsau28:
Một là, cần tạo bước chuyển mạnh vềthu hút ĐTNN từchạy theo sốlượng sang chọn lọc các dựán có chất lượng, công nghệcao, thân thiện với môi trường và phù hợp vớiđịnh hướng tái cấu trúc nền kinh tếcủa từng vùng, từng ngành và quốc gia.
Hai là,đặc biệt quan tâm thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệthống các ngành, các doanh nghiệp phụtrợ.
Ba là, quy hoạch thu hút ĐTNN theo ngành, lĩnh vực,đối tác phù hợp với lợi thế
của từng vùngđểphát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng và phù hợp tổng thểlợi ích quốc gia.
Bốn là, chuyển dần thu hút ĐTNN với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao.
Trên cơ sở định hướng của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, nghiên cứu sinh đề xuất bổ sung một số quan điểm cá nhân về định hướng thu hút FDI vào nước tađến năm 2030.
28
Bùi Quang Vinh,“Quản líđầu tưtrực tiếp nước ngoài 25 năm qua vàđịnh hướng cho giaiđoạn mới”, Báo cáo tại Hội nghịtổng kết 25 nămđầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của Bộkếhoạch vàđầu tư, ngày 27/03/2013
Thứ nhất, chính sách FDI cần chủ động tìm kiếm các nguồn vốn, đặc biệt là FDI nhằm phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước. Là một trong năm yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất đó là nhân lực, vật lực, vốn, thông tin và quản lí, vốn là một yếu tố vô cùng quan trọngđối với các nướcđang phát triển nhưViệt Nam. Nếu thiếu vốn thì quá trình sản xuất không thể được thực hiện. Nước ta cần huyđộng một lượng vốn lớnđểtiếp tục xây dựng và nâng cấp cơsởhạtầng,đổi mới thiết bịcông nghệ, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Nguồn vốn trong nước bao gồm vốn từngân sách nhà nước, nguồn vốn huyđộng từcác doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và dân cư. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài và ODA. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Việt Nam cần chủ động tìm kiếm các đối tác, kêu gọi các chủ đầu tư đến để thực hiện các dự án. Thực hiện chiến lược “khơi trong”, và “hút ngoài”.
Thứhai, thực hiện chiến lược thu hút FDI có chọn lọc.Báo cáo chính trịtạiĐại hội
đại biểu toàn quốc lần thứIX củaĐảngđã nêu: “Phát triển kinh tếgắn chặt với bảo vệvà cải thiện môi trường,đảm bảo sựhài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìnđa dạng sinh học”29. Hiện nay, các vấnđề liên quanđến môi trường ngày càng trởnên quan trọng hơn trong các nền kinh tế hiện đại đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển trongđó có Việt Nam. Khắp nơi trên thếgiới, tiêu chí phát triển bền vững
đã và đang trở thành một trong các mục tiêu trọng yếu của mọi nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ không tiến hành thu hút FDI bằng mọi giá mà sẽ triển khai cơ chế sàng lọc các dự án, đề cao trách nhiệm của nhàđầu tư với xã hội, với cộngđồng. Chính sách FDI mới cần đòi hỏi nhiều hơnởcác nhàđầu tưliên quanđến các trách nhiệm với xã hội. Trong bối cảnh mới, Việt Nam sẽ không tiếp tục thu hút FDI bằng mọi giá. Chính vì vậy, các chính sách FDI sẽ
theo hướng chọn lọc hơn các nhà đầu tư. Các tiêu chuẩn liên quan đến an ninh, an toàn, môi trường, xã hội, phát triển bền vững sẽdầnđượcđưa vào chính sách FDI của các nước
đang phát triển nhậnđầu tư. Khi xác định lợi nhuận khi tiến hành mỗi dự án đầu tư, các nhàđầu tưsẽphải tính thêm các chi phí liên quanđến trách nhiệm xã hội của mình.
Thứ ba, chính sách FDI cần được hoàn thiện thông qua việc đẩy mạnh công tác xúc tiếnđầu tư.FDI không tựnhiênđến với bất kỳquốc gia nào. Trong bối cảnh các nước đều
29
thực hiện tựdo hoáđầu tư, các công tyđa quốc gia chỉbịhấp dẫn bởi nơi nào cóđiều kiện phù hợp nhất. Bởi vậy sựcạnh tranh giữa các quốc giađểthu hút nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là trong điều kiện đầu tư quốc tế có xu hướng suy giảm vì khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Chính vì vậy, ngoài việc đưa ra các quy tắc, pháp luật
điều chỉnh hoạtđộng của các nhàđầu tư, các quốc gia tiếp nhậnđầu tưcòn cần phải tìm các giải pháp đểxúc tiến họ thực hiện đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư đóng một vai tròđặc biệt quan trọng, nhất là khi các chủđầu tưcònđang tiến hành thăm dò, tìm hiểu, xác định
địađiểmđầu tư. Ngoài ra, các chính sách phát triển kinh tếvà các chính sách liên quanđến FDI phải luôn được song hành. Việc huy động FDI phải nhằm mục đích phát triển bền vững là mộtưu tiên hàngđầu của mọi quốc gia trên thếgiới,đặc biệt là các nướcđang phát triển. Một thếhệcác chính sáchđầu tưmới rađời, theođó, các chính phủsẽtập trung nhiều hơn tới vấnđềhiệu quảkinh tế, hiệu quảxã hội và phát triển bền vững.
Cuối cùng, chính sách FDI cần phải phù hợp với pháp luật quốc tếvà bối cảnh kinh tếmới.Đặc biệt, trong bối cảnh các nước trên thếgiới thực hiện việc tựdo hóa thương mại vàđầu tư, Việt Nam lại càng phải tập trung sớm loại bỏcác rào cảnđối với FDI: hành chính, hạtầng, nhân lực...nhằm tăng cường thu hút FDI cho phát triển kinh tế. Việt Nam cần tiếp tục mục tiêu tự do hóa và tăng cường xúc tiến đầu tư vào các ngành nghề đa dạng nhằm thúcđẩy tăng trưởng kinh tếvượt qua tácđộng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.Nhiều ngành nghề đặc trưng sẽ được tự do hóađầu tư như điện nước, khí đốt, vận tải và viễn thông. Nhiều quốc gia sẽtiếp tục các chính sách tưnhân hóa một số ngành công nghiệp then chốt. Nhiều rào cảnđối với FDI sẽđược tháo dỡ. Các chính sách khuyến khíchđầu tưsẽ giảm dần đối với các ngành công nghiệp khai thác và tiếp tục tăng dần đối với các ngành công nghệ mới và công nghiệp chế biến. Đồng thời cần dần giảm bớt xu hướng hợp tácđầu tưsong phương sẽvà thay vàođó là xu hướng hợp tác cấp khu vực. Các hiệpđịnhđầu tưsong phương cũng giảmđi và các hiệpướcđầu tưkhu vực sẽdần chiếm vị
trí thống trị. Nhiều vấnđềkinh tếnói chung và FDI nói riêng không còn là các vấnđềriêng lẻcủa một hoặc một vài quốc gia mà là vấnđềchung của rất nhiều quốc gia trong một khu vực, thậm chí là toàn cầu đặc biệt là các vấn đề liên quan đến môi trường. Các quốc gia
đang phát triển trên thếgiới sẽthực hiện các chính sách hợp tácđầu tư đa phương trên tinh thần tôn trọng các nguyên tắc, luật lệquốc gia và quốc tế. Việc một quốc gia có thành công hay không trong việc thu hút FDI sẽliên quan rất nhiềuđến vấnđềnày.
3.3.2. Một số khuyến nghị cụ thể đối với Việt Nam nhằm cải thiện việc thu hút FDI trong thời gian tới
ỞViệt Nam, vấnđềhayđược nhắc tới trong các nghiên cứu liên quanđến FDI là môi trườngđầu tư-được hiểu là tất cảcác yếu tốchính trị, pháp lí, kinh tế,điều kiện tựnhiên, văn hóa xã hội, cơsởhạ tầng của nơi tiếp nhậnđầu tưcóảnh hưởng tới hoạtđộng FDI, có tácđộng tới khảnăng sinh lời của vốn FDI. Nói cách khácđây là một khái niệm rộng phản ánh tổng hợp các yếu tố kinh tếvà phi kinh tế, yếu tố chung và riêng có tácđộng tới quyết
định của nhàđầu tưtrực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy, các khuyến nghị đềxuất nhằm cải thiện môi trường đầu tư bao gồm các khuyến nghị liên quan tới từng yếu tố tác động mà luận án nghiên cứu. Sau đây là một số khuyến nghị cụ thể nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế.
3.3.2.1.Liên quan tới các yếu tốthuộc môi trường vĩmô quốc tế
Các yếu tố tác động chung tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển hiện nay như đã đề cập và phân tích trong chương 1 và 2 của Luận án, bao gồm Bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tếvà Khủng hoảng kinh tếthếgiới. Là một nướcđang phát triển, Việt Nam cần phải có những giải phápđểtận dụng lợi thếtừquá trình hội nhập kinh tếquốc tếđồng thời tìm kiếm các giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tếthếgiới 2008. Trong thực tế, do hoàn cảnh kinh tế xã hội của mỗi nước là khác nhau nên việc tìm ra một giải pháp chung cho toàn bộcác quốc gia đang phát triểnđể đối phó với cuộc khủng hoảng là không dễ dàng. Mặc dù sựđa dạng hóa vềkinh tế, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo, thếgiớiđang xích lại gần nhau hơn sau những cú sốc về kinh tế. Các chuyên giađang khẳng định, thế
giới sẽsớm quay trởlại với quĩ đạo phát triển có trước khủng hoảng. Và mất bao nhiêu lâu
đểphục hồi nền kinh tếthếgiới, câu trảlời không chỉnằmởcác nước phát triển mà còn phụ
thuộc rất lớn vào những đối sách được đưa ra bởi các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, một sốkhuyến nghịsauđây
a. Tiếp tục tăng cường hội nhập vào nền kinh tếthếgiới
Thứnhất, có thểthấy WTO không phải làđiểm bắtđầu và kết thúc quá trình hội nhập và đổi mới của Việt Nam. Việt Nam cần tăng cường việc ký kết các thỏa thuận quốc tế
mang tính song phương vàđa phương, ở cấp độ khu vực và liên khu vực đặc biệt là các hiệpđịnh khuyến khích và bảo hộđầu tư. Hợp tác giữa các nướcđang phát triển trong vấn
các quy tắc đầu tưquốc tế cùng với thách thức phải giữcho các quy tắc đó phải được sử
dụng hiệu quả nhằmđạt được các mục tiêu tăng trưởng bền vững của các quốc gia. Các hiệpđịnh tựdo thương mại khu vực và song phương có mứcđộ mở cửa cao hơn cam kết trong WTO. Những khác biệt trong cam kết giữa các hiệp định thương mại có thể tạo ra hiệuứng thương mại vàđầu tưkhác nhau. Chính vì vậy, tácđộng của các hiệpđịnhđóđến nền kinh tếViệt Nam sâu sắc hơn là trong khuôn khổcủa khu vực thương mại tựdo thuần túy. Tháng 12/2008, Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản được thiết lập và có hiệu lực ngay với một số cam kết. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia +Newzeland chính thức được ký kết vào đầu năm 2009. Hiệpđịnh thương mại tựdo giữa ASEAN vàẤnĐộbắtđầu có hiệu lực từngày 1/1/2010, mởra cho cả2 bên cơhội liên kết thương mại cảvềhàng hóa và dịch vụđầy triển vọng đối với một thịtrường rộng lớn với hơn 1,7 tỷ dân. Việt Nam cũng có trách nhiệm trong việc thúc đẩy đàm phán thương mại toàn cầu và xây dựng Cộngđồng kinh tế Đông Á, dù đây là những quá trình phức tạp và lâu dài. Tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế mà Việt Namđã vàđang thực hiện sẽ
góp phần cải thiện môi trườngđầu tư, giúp nước ta tránhđược các rào cản kinh tếvà phi kinh tế cho hàng hóa, dịch vụ và các luồng tài chính đến và đi trong đó có FDI. Hiện nay, việc ký kết FTA với EU hiện đang được nghiên cứu nghiêm túc và nếu triển khai thực hiện điều này sẽ tăng thêm cơhội cho Việt Nam thu hút thêm được nhiều FDI từ
cácđối tác thuộc EU. Ngoài ra không thể không nhắc tới việc đàm phán gia nhập Hiệp
địnhĐối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP. Tham gia TPP, Việt nam sẽ có nhiều cơ hội đối với hàng xuất nhập khẩu (thuế nhập khẩu của các nước đối tác giảm xuống hoặc miễn thuế), tăng khảnăng tiếp cận thịtrường các nướcđối tác, mởcửa thị trường mua sắm.. Và điều đó sẽ cải thiện đáng kể vị trí của nước ta trong mắt các nhàđầu tưquốc tế.
Thứhai, liên quan đến FDI và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần nghiêm túc rà soát lại chiến lược thu hút FDI chođápứng với bối cảnh kinh tếmới: hội nhập hướng tới phát triển bền vững: không nên thu hút FDI bằng mọi giá mà cần chọn lọc thu hút những nguồn FDI phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Hơn nữa, không cần phải tạo ra quá nhiềuưu đãi cho các nhàđầu tưnước ngoài vào những lĩnh vực không thực sự
cần thiết hay không phục vụvào mục tiêu phát triển kinh tếbền vững.
Thứba, Việt Nam cầnủng hộviệc hướng tới xây dựng một hệ thống chính sách tổng thể, thống nhất liên quan đến đầu tư quốc tế được điều phối bởi một tổ chức quốc tế có
vai trò giống nhưvai trò của Tổchức Thương mại thếgiớiđối với thương mại toàn cầu. Hiện nayởgócđộquốc tế, tổchứcđiều phối tầm vĩ mô liên quanđếnđầu tưquốc tếvẫn chưa tồn tại và việcđầu tưquốc tếnói chung trongđó có hoạtđộng FDI vẫn chịu sựđiều tiết chủ yếu của pháp luật quốc gia các nước liên quan và trong khuôn khổ của TRIMS (WTO). Chính vì vậy, lĩnh vựcđầu tưquốc tế vẫn chưa thực sự được quản lí chặt chẽ ở
tầm quốc tế dẫn tới nhiều cơ hội đầu tư có thể bị bỏ lỡ hoặc nhiều dự ánđầu tư có thể
gây lãng phí hoặc gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường quốc tế mà không có sựgiám sát chặt chẽcủa cộngđồng quốc tế.
b. Tiếp tục các biện phápđối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếthếgiới
ỞViệt Nam nhiều giải phápđãđược thực thi liên quanđến lĩnh vực tài khóa và tiền tệ. Cụthểngày 15/01/2009, Chính phủđã quyếtđịnh các phương án sửdụng khoản kích cầu 1 tỷUSD (17.000 tỷVND)được trích ra từnguồn dựtrữngoại hốiđểhỗtrợ4% lãi suất vốn vay cho một sốđối tượng và doanh nghiệp. Sauđó, ngày 04/04/2009 Thủtướng Chính phủ
ban hành quyếtđịnh cho các tổchức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn và sẽđược Nhà nước hỗtrợlãi suất tiền vay 4%/năm trong khoảng thời gian tốiđa 24 tháng, với tổng sốlãiđược