Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2005 (Trang 78)

- Thủ tục: Đăng ký đầu tƣ/đăng ký kinh doanh.

3.3.3.Cải cách thủ tục hành chính

10 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 4 15.400

3.3.3.Cải cách thủ tục hành chính

Đẩy mạnh cải cách hành chính mà quan trọng hàng đầu là thủ tục hành chính, là khâu đột phá nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ.

- Xây dựng bộ máy quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ quan quản lý các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến nhà đầu tƣ. Thời gian tới cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nƣớc và Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 30/11/2007 về một số giải pháp xử lý những vƣớng mắc trong hoạt động đầu tƣ xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.

- Đơn giản hóa và công khai quy trình quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, quy định trình tự, trách nhiệm và phƣơng pháp tiếp nhận, xử lý hồ sơ liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ. Áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001-2000 vào công tác quản lý nhà nƣớc đặc biệt là thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ nhằm giảm bớt thời gian cho các doanh nghiệp. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phƣơng. Đối với địa phƣơng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản về quản lý đầu tƣ trên địa bàn theo hƣớng minh bạch, rõ ràng về đầu mối, thời

gian giải quyết hồ sơ đối với nhà đầu tƣ, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ.

- Hoàn thiện cơ chế "một cửa" ở các cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ và quản lý đầu tƣ làm đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình làm thủ tục cũng nhƣ, triển khai dự án và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tƣ. Giảm số lƣợng bộ hồ sơ mà nhà đầu tƣ phải nộp. Cơ chế "một cửa" là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nƣớc từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu mối là "Bộ phận tiếp nhận và trả lại kết quả" tại cơ quan hành chính nhà nƣớc. Việc áp dụng thực hiện cơ chế "một cửa" cần đảm bảo các nguyên tắc: Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân; nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; việc phối hợp các bộ phận có liên quan trong bộ máy công quyền nhằm giải công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nƣớc; bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời gian cho tổ chức, công dân.

- Nguyên tắc giải quyết các thủ tục đối với dự án đầu tƣ nhƣ sau: Đối với các thủ tục do một cơ quan giải quyết, căn cứ chức năng, nhiệm vụ quy định và lĩnh vực phân công, phân cấp quản lý trên địa bàn, cơ quan này có trách nhiệm công khai thủ tục hành chính, cung cấp thông tin và giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo thời gian quy định.

Đối với các thủ tục liên quan đến nhiều cơ quan giải quyết cần thực hiện liên thông giải quyết thủ tục hành chính. Phân công nhiệm vụ cần phải nêu rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp để việc thực hiện đƣợc hiệu phố xem xét giải quyết theo quy định cụ thể của loại thủ tục. Cơ quan phối hợp giải quyết có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đúng thời gian, đúng nội dung yêu cầu và phải chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý và nhiệm vụ đƣợc giao.

Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đề xuất Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ nhƣ sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2005 (Trang 78)