Sửa đổi, hoàn thiện các quy định về Giấy chứng nhận đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2005 (Trang 71)

- Thủ tục: Đăng ký đầu tƣ/đăng ký kinh doanh.

10 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 4 15.400

3.3.2.1. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định về Giấy chứng nhận đầu tư

Thời gian tới cần đẩy mạnh phân cấp quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách, cơ chế quản lý; tránh sự chồng chéo, cồng kềnh, kém hiệu quả của hệ thống quản lý song cũng tránh hiện tƣợng "xé rào", vƣợt thẩm quyền của địa phƣơng. Bên cạnh việc phân cấp, cần có chế tài làm rõ trách nhiệm của cơ quan thực hiện và sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

Theo đó, nên sửa đổi Luật Đầu tƣ và các văn bản hƣớng dẫn theo hƣớng:

* Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài; các dự án kinh doanh có điều kiện, các dự án đầu tƣ theo hợp đồng BOT, BTO và BT với số vốn đầu tƣ 100 tỷ đồng trở lên tại Việt Nam.

- Những dự án khác do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ (thay cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ban quản lý các khu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ với điều kiện dự án đã có trong quy hoạch đƣợc duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ƣớc quốc tế. Việc quy định các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thay vì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ tại các địa phƣơng sẽ giảm bớt sự ôm đồm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý hoạt động đầu tƣ đồng thời phát huy vai trò của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ - cơ quan quản lý về đầu tƣ tại địa phƣơng. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ ngoài các khu công nghiệp. Ban quản lý các khu công nghiệp là cơ quan đầu mối hƣớng dẫn, tiếp nhận đăng ký đầu tƣ, tiếp nhận thẩm tra cấp, điều chỉnh Giấy

chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các dự án đầu tƣ trong các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, để tạo thuận lợi và nề nếp trong quản lý hoạt động kinh doanh và đầu tƣ, các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ nên thống nhất thành lập Phòng quản lý đầu tƣ (quản lý chung cho cả đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài) và Phòng quản lý doanh nghiệp (quản lý hoạt động của doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh) đồng thời tổ chức bộ phận "một cửa" để tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu của các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp.

* Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Sửa đổi Luật Đầu tƣ và các văn bản hƣớng dẫn theo hƣớng nâng quy mô vốn đầu tƣ trong các nội dung đăng ký, thẩm tra dự án, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Cụ thể:

+ Đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc:

- Dự án đầu tƣ trong nƣớc không phải đăng ký đầu tƣ:

Nhà đầu tƣ không phải đăng ký đầu tƣ đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc có quy mô vốn đầu tƣ dƣới 30 tỷ đồng Việt Nam (quy định hiện hành là 15 tỷ) và không thuộc lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện. Nếu Nhà đầu tƣ có nhu cầu đƣợc xác nhận ƣu đãi đầu tƣ hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ thì thực hiện đăng ký đầu tƣ để đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.

- Đăng ký đầu tƣ đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc:

Nhà đầu tƣ trong nƣớc phải đăng ký đầu tƣ đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc có quy mô vốn đầu tƣ từ 30 tỷ đồng Việt Nam (quy định hiện hành là 15 tỷ) đến dƣới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc thuộc lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện hoặc do Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ. Trƣờng hợp nhà đầu tƣ có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ hoặc xác nhận ƣu đãi đầu tƣ thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ căn cứ vào nội dung văn bản đăng ký

đầu tƣ để cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc văn bản đăng ký đầu tƣ hợp lệ.

+ Đối với dự án đầu tƣ nƣớc ngoài:

Tất cả các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đều phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.

Dự án thuộc diện thẩm tra áp dụng chung cho cả đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo đó, các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện hoặc dự án có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên phải làm thủ tục thẩm tra đầu tƣ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần xây dựng một quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ thuận tiện, nhanh chóng hơn nữa và thống nhất trong cả nƣớc.

Bên cạnh đó, nên thành lập Hội đồng hoặc bộ phận chuyên trách thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ nhằm rút ngắn thời gian thẩm tra. Hội đồng hoặc bộ phận này có chức năng thẩm định, cấp phép đầu tƣ với thành phần có thể bao gồm đại diện của các ban ngành có liên quan nhƣ đất đai, xây dựng, môi trƣờng... hoặc có thể hình thành từ nguồn nhân lực của các phòng chuyên môn, với điều kiện là những cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn và có kinh nghiệm trong thẩm tra dự án. Bằng cách đó, vừa giúp khắc phục sự phân tán trong quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ, vừa tạo cơ chế một cửa, thuận lợi cho các nhà đầu tƣ.

Đối với các dự án lớn, dự án chuyên ngành, chƣa có tiền lệ nên thuê các tổ chức tƣ vấn thẩm định hoặc mời chuyên gia bên ngoài phản biện dự án.

* Quy định tiêu chí thẩm tra dự án đầu tư

- Giấy chứng nhận đầu tƣ

tiến độ thực hiện vốn đầu tƣ, tiến độ xây dựng và tiến độ thực hiện các nội dung của dự án. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có quy định

. Do đó, việc quy định tiêu chí thẩm tra dự án đầu tƣ là hết sức cần thiết.

Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ tiến hành kiểm tra, xem xét, phân tích, đánh giá hồ sơ dự án đầu tƣ đảm bảo tính hợp pháp, tính khả thi để tiến hành cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Tiêu chí, định mức để xem xét, thẩm tra dự án đầu tƣ cần đƣợc ban hành phù hợp với từng thời kỳ cũng nhƣ quy mô và tính chất của dự án. Tiêu chí để thẩm tra dự án đầu tƣ phải rõ ràng, cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, phù hợp với thực tiễn, sàng lọc những dự án huỷ hoại môi sinh, khai thác cạn kiệt tài nguyên và không đem lại nhiều giá trị kinh tế - xã hội cho địa phƣơng.

Tiêu chí thẩm tra dự án để cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ nên xây dựng theo hƣớng không mời gọi đầu tƣ bằng mọi giá, cần yêu cầu các địa phƣơng tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe hơn khi lựa chọn dự án đầu tƣ, đặc biệt là dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Văn bản hƣớng dẫn Luật Đầu tƣ 2005 nên tập trung vào những công cụ giúp thực hiện chính sách này.

* Quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

"Đối với dự án quan trọng đƣợc xác định trong quy hoạch ngành có từ hai nhà đầu tƣ trở lên quan tâm thì việc lựa chọn nhà đầu tƣ thực hiện dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu" [15],

. Trên thực tế, hầu nhƣ không có trƣờng hợp nào các địa phƣơng tổ chức đấu thầu dự án một cách rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tƣ, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.

Thời gian qua, có không ít các nhà đầu tƣ không đủ năng lực hoặc lợi dụng sự lỏng lẻo trong chính sách, quy định về thu hút đầu tƣ của một số địa phƣơng nên đã "xí phần" dự án rồi tìm cách sang nhƣợng kiếm lời hoặc dùng

để thế chấp vay vốn ngân hàng, theo phƣơng châm "lấy mỡ nó rán nó". Việc này khiến cho tài nguyên, đất đai bị lãng phí, môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh không lành mạnh. Hệ quả là quy trình cấp phép đầu tƣ cũng nhƣ hoạt động thẩm tra dự án đầu tƣ mất tác dụng.

Do đó, cần thiết phải quy định việc mời thầu, đấu thầu đầu tƣ dự án theo hƣớng mời thầu cạnh tranh, kêu gọi đầu tƣ để chọn lấy nhà đầu tƣ có năng lực nhất, cam kết có lợi nhất cho ngƣời dân địa phƣơng. Theo hƣớng này, nên giao nhiệm vụ cho các Trung tâm xúc tiến đầu tƣ phối hợp với các ngành liên quan nhƣ: xây dựng, quy hoạch kiến trúc, tài chính, tài nguyên môi trƣờng… giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tƣ, tổ chức đấu thầu dự án cũng nhƣ tìm đến các nhà đầu tƣ tiềm năng.

Sau khi lựa chọn đƣợc nhà đầu tƣ đáp ứng yêu cầu thông qua việc kiểm tra lý lịch, bảng báo cáo tài chính của nhà đầu tƣ, trƣớc khi giao đất cơ quan chức năng nên yêu cầu nhà đầu tƣ nộp một khoản tiền đặt cọc tƣơng ứng với số vốn đầu tƣ dự án. Chỉ sau khi nhà đầu tƣ nộp tiền đặt cọc cơ quan quản lý về đầu tƣ mới triển khai các thủ tục tiếp theo nhƣ đánh giá tác động môi trƣờng hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Nếu hết thời hạn triển khai dự án mà mà nhà đầu tƣ không thực hiện thì mất tiền đặt cọc.

Có thể kể đến kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình trong việc quy định các nhà đầu tƣ phải nộp tiền đặt cọc (mức thấp nhất là 2 tỷ đồng trƣớc khi đƣợc giao đất) tại khu vực quy hoạch dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tại thành phố Ninh Bình. Hoặc nhƣ cách làm của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khi ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điều của quy định tạm thời về quản lý đầu tƣ, xây dựng và kinh doanh dự án khu đô thị mới, khu nhà ở vào ngày 21/6/2010. Theo đó, với dự án khu đô thị mới, khu nhà ở có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên, chủ đầu tƣ phải có vốn đầu tƣ thuộc sở hữu tham gia dự án không nhỏ hơn 20% tổng mức đầu tƣ dự án. Với dự án có quy mô dƣới 20ha, chủ đầu tƣ phải có vốn đầu tƣ thuộc chủ sở hữu tham gia dự án không nhỏ hơn 15% tổng mức đầu tƣ dự án.

* Quy định cụ thể về việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư

Luật Đầu tƣ đã quy định dự án đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ sau mƣời hai tháng mà nhà đầu tƣ không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà đầu tƣ đã lách luật bằng cách động thổ lấy lệ hoặc khi cơ quan chức năng kiểm tra thì tiến hành "cơi nới" thêm một số công trình không mấy ý nghĩa nhƣ xây tƣờng bao, san ủi một phần diện tích mặt bằng v.v...

Mặc dù chƣa có thống kê cụ thể song có thể khẳng định thời gian qua số lƣợng nhà đầu tƣ không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng khá nhiều, bị dƣ luận và báo chí nêu rõ. Tuy nhiên, số nhà đầu tƣ bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ không nhiều. Điều này có thể là do các địa phƣơng không mạnh tay thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ vì sợ ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ hoặc làm giảm thành tích thu hút vốn đầu tƣ, đặc biệt là nguồn FDI. Mặt khác, hiện pháp luật cũng chƣa có những quy định cụ thể, rõ ràng về việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ. Do vậy, luật cần quy định rõ hơn về các nội dung nhƣ: "không triển khai", "không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết", "lý do chính đáng"… để cơ quan quản lý nhà nƣớc có cơ sở xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ, áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nƣớc. Bên cạnh đó cần quy định về thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ.

Thủ tục này nên xây dựng theo hƣớng: Sau mƣời hai tháng mà nhà đầu tƣ không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ có văn bản khuyến cáo nhà đầu tƣ trong thời hạn ba tháng phải thực hiện đƣợc tiến độ đã cam kết. Sau thời hạn đó, nếu nhà đầu tƣ không thực hiện đƣợc, cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ. Việc thu

hồi thực hiện qua việc cơ quan quản lý nhà nƣớc thu lại Giấy chứng nhận đầu tƣ hoặc thông báo rộng rãi việc thu hồi trên phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2005 (Trang 71)