Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 79)

3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế và trong từng tỉnh thì tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu GDP phải giảm đi rõ rệt trong quá trình CNH, HĐH nói chung và quá trình xây dựng, phát triển các KCN nói riêng. Nhƣng về số tuyệt đối phải không ngừng tăng lên để đảm bảo an ninh lƣơng thực và nâng cao mức sống của ngƣời dân nông thôn. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để PTBV trƣớc hết phải tuân thủ cơ cấu kinh tế chung đồng thời tạo điều kiện cho xây dựng, phát triển các KCN. Trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh phúc cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục chủ trƣơng “dồn điền, đổi thửa”. Đây là một trong những giải pháp góp phần hình thành các vùng sản xuất nông sản cung cấp cho các doanh nghiệp trong các KCN. Hiện nay, phong trào dồn điền đổi thửa đã diễn ra ở nhiều nơi. Phần lớn đều áp dụng theo mô hình chuyển đổi từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để tích tụ ruộng đất, hình thành các gia trại trồng trọt, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Dồn điền đổi thửa để đƣa chăn nuôi ra khỏi khu dân cƣ, tránh ô nhiễm môi trƣờng nhƣ cách làm của huyện Yên Phong (Bắc Ninh). Dồn điền đổi thửa để hình thành các gia trại chăn nuôi gia công, có sự tham gia của các doanh nghiệp nhƣ mô hình ở xã Khởi Nghĩa (Tiên Lãng - TP Hải Phòng). Cũng có thể dồn điền đổi thửa để phát triển sản xuất theo mô hình tổ hợp tác hoặc hợp tác xã chuyên cây, chuyên con. Trong đó, xã viên của hợp tác xã là các hộ nông dân cùng góp đất với nhà đầu tƣ, chủ doanh nghiệp để tổ chức sản xuất kinh doanh một ngành hàng nào đó.

Nhƣ vậy, muốn công tác dồn điền đổi thửa thành công phải có sự tham gia đồng bộ của cả 3 nhà: Nhà nông, doanh nghiệp và Nhà nƣớc. Nhà nông có đất, sức lao động; doanh nghiệp có vốn, kinh nghiệm quản lý, sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; Nhà nƣớc có cơ chế, chính sách. Vĩnh Phúc cũng đã nhiều năm áp dụng mô hình “dồn điền đổi thửa”. Để tạo nên những kết quả tích cực hơn nữa thì công tác tuyên truyền, vận động để ngƣời dân hiểu đƣợc lợi ích thiết thực của việc dồn điền đổi thửa, đồng tình và tự nguyện tham gia là nhiệm vụ hàng đầu. Dồn điền đổi thửa phải gắn liền với công tác quy hoạch của tỉnh để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá theo từng cây, con ổn định, lâu dài. Cần có chủ trƣơng và sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền, tạo hành lang pháp lý và có chính sách hỗ trợ để xây dựng các mô hình điểm, “mẫu” về dồn điền đổi thửa. Tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phƣơng.

Thứ hai, xây dựng chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển sản xuất (hỗ trợ tiền mua giống, hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình thuỷ lợi, kinh phí

chống úng chống hạn...), hỗ trợ hộ nghèo vay vốn để sản xuất. Đặc biệt ƣu tiên cho những hộ nghèo vùng nông nghiệp, nông thôn bằng các nguồn vốn ƣu đãi. Quan tâm đến công tác khuyến nông, dạy nghề ngắn hạn cho hộ nghèo.

Thứ ba, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung. Trƣớc yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá đảm bảo hiệu quả, bền vững xác định trong thời gian tới cần triển khai nhanh việc xây dựng các khu chăn nuôi tập trung. Mỗi huyện, thị có thể xây dựng từ 10 - 15 khu chăn nuôi tập trung với nhiều loại hình khác nhau. Trƣớc mắt cần làm thí điểm, sau đó rút kinh nghiệm. Ƣu tiên những nơi khó khăn. Chú ý điều chỉnh linh hoạt về quy mô, đối tƣợng tham gia, mức hỗ trợ, hạng mục hỗ trợ để phù hợp với yêu cầu thực tế của từng địa phƣơng. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng khu chăn nuôi tập trung.

Thứ tư, xây dựng vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá. Tỉnh Vĩnh Phúc đã thí điểm năm 2007 và vụ xuân năm 2008 cho thấy hệu quả rất rõ rệt, đƣợc nhân dân đồng tình hƣởng ứng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn lúng túng, việc phân bổ cấp phát hỗ trợ kinh phí còn chậm dẫn đến tình trạng nông dân đã đăng ký tham gia nhƣng phải chuyển sang gieo trồng cây khác, giống khác. Trong thời gian tới cần rút kinh nghiệm nên giao quyền phê duyệt cho Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và phê duyệt trƣớc thời vụ gieo trồng ít nhất là 30 ngày.

3.2.1.2. Sử dụng đất đai hợp lý trong quá trình phát triển các khu công nghiệp

Đất đai là địa bàn để con ngƣời cƣ trú, đồng thời đất đai lại là nguồn lực và tƣ liệu sản xuất đặc biệt nên vấn đề đất đai luôn hết sức nhạy cảm với đời sống xã hội. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có trở nên giàu có, ấm no, hạnh phúc, có PTBV hay không phụ thuộc rất lớn vào chính sách đất đai. Trong quá trình CNH, HĐH nói chung và xây dựng, phát triển các KCN nói

riêng nhiều diện tích ruộng đất đƣợc Nhà nƣớc thu hồi để phát triển KCN, các đô thị, khu du lịch, khu nhà ở (chung cƣ, biệt thự…), các đƣờng xá… Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhƣ thế nào để đảm bảo lợi ích của nông dân, nhà đầu tƣ, đảm bảo tính bền vững của an ninh lƣơng thực, đảm bảo nguồn sống cho nông dân, nông thôn là vấn đề không dễ. Nếu lấy đất nông nghiệp một cách ồ ạt, thiếu tính toán đến lợi ích nông dân sẽ nảy sinh những vấn đề bất cập trong quá trình phát triển.

Ở Vĩnh Phúc, diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh là 86.718 ha trong đó đất trồng lúa là 34.814 ha chiếm khoảng 40,1%. Tốc độ đô thị hoá làm cho đất nông nghiệp giảm nhanh, trung bình mỗi năm giảm khoảng 2000 ha (giai đoạn 2005 - 2010). Vì vậy, để PTBV nông thôn liên quan đến đất đai ở tỉnh Vĩnh Phúc cần giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, có chính sách quy hoạch, chiến lƣợc dài hạn sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng cây lƣơng thực trong tỉnh một cách khoa học, hợp lý.

Hai là, làm tốt công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng. Tăng cƣờng tuyên truyền để nhân dân hiểu các chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tích cực động viên, khuyến khích ngƣời dân tự nguyện giao đất để thực hiện mục tiêu phát triển. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách về bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng. Giải quyết dứt điểm những tồn tại về giao đất dịch vụ cho các hộ có đất phải thu hồi.

Tập trung bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ở các KCN, khu đô thị, các dự án có suất đầu tƣ lớn, các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh. Có kế hoạch khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất ở những vùng có nhiều lợi thế. Không để xảy ra tình trạng không sử dụng đất khi đƣợc giao, sử dụng đất không đúng mục đích. Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng.

Ba là, các dự án thu hồi đất nông nghiệp không hợp lý, không hiệu quả, gây thiệt hại đến lợi ích của nông dân đều phải đƣợc quy trách nhiệm rõ ràng đối với những tổ chức, cá nhân làm trái quy định của pháp luật.

Bốn là, không nên dùng sức mạnh hành chính ép nông dân trong thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho các KCN gây nên tình trạng bức xúc về đất đai trong nông dân, để cho nông dân có quyền có ý kiến về dự án thu hồi đất của họ.

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 79)