Nguồn nƣớc mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ nhƣ: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hƣơng, Vân Trục, Đầm Vạc…) dự trữ khối lƣợng nƣớc khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc tƣơng đối đa dạng do có địa hình rừng núi và gò đồi, nhất là có vƣờn quốc gia Tam Đảo, có giá trị về kinh tế lâm nghiệp và du lịch. Hiện đất lâm nghiệp đang sử dụng có 27,3 ngàn ha, trong đó đất có rừng trồng 13,4 nghìn ha, đất có rừng tự nhiên 9,8 nghìn ha và trong tƣơng lai có thể trồng thêm 11 nghìn ha đất trống đồi trọc thuộc đất lâm nghiệp, đất chƣa sử dụng và trồng cây phân tán.
Khoáng sản cũng là nguồn tiềm năng đáng kể của Vĩnh Phúc. Với cấu tạo địa chất phức tạp, trong quá trình tạo thành, lòng đất Vĩnh Phúc đã hình thành nên nhiều mỏ khoáng. Nguồn khoáng sản trong lòng đất Vĩnh Phúc, tuy chƣa đƣợc điều tra một cách có hệ thống và chƣa có một mỏ nào đƣợc thăm dò chi tiết, song những tìm hiểu bƣớc đầu của những nhà địa chất cho thấy, so với các tỉnh vùng đồng bằng và trung du, trữ lƣợng khoáng sản Vĩnh Phúc khá phong phú, bao gồm:
Nhóm khoáng sản nhiên liệu gồm than antraxit trữ lƣợng khoảng một ngàn tấn ở Đạo Trù (Tam Đảo); than nâu ở các xã Bạch Lƣu, Đồng Thịnh (Sông Lô), trữ lƣợng khoảng vài ngàn tấn; than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch), Hoàng Đan - Hoàng Lâu (Tam Dƣơng) có trữ lƣợng (cấp P2) 693.600 tấn, đã đƣợc khai thác làm phân bón và chất đốt.
Nhóm kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt... Các loại khoáng sản này đƣợc phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các huyện Lập Thạch, Tam Dƣơng, Bình Xuyên.
Nhóm phi kim loại chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau. Tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dƣơng, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Cao lanh của Vĩnh
Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh đƣợc khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn.
Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng nhƣ: Rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh nhƣ danh thắng Tây Thiên, đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên. Tây Thiên - Tam Đảo là “Địa linh” lớn của cả nƣớc, là quần thể danh thắng nổi tiếng một vùng, bởi lẽ nơi đây hội tụ cả 3 yếu tố: Tâm linh, tín ngƣỡng và cảnh quan thiên nhiên.