3.2.4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển
Việc hình thành các khu, cụm, điểm công nghiệp có rất nhiều thuận lợi: Tiết kiệm chi phí xây dựng và phát huy tối đa cơ sở hạ tầng, mật độ đầu tƣ trên một diện tích cao; Tránh đƣợc tình trạng hình thành các nhà máy riêng lẻ, khó đảm bảo cung cấp các tiện ích sản xuất, khó kiểm soát môi trƣờng; Sử dụng đất không ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, chủ yếu sử dụng đất đồi; Tạo điều kiện quản lý tập trung của tỉnh, của nhà nƣớc; Tạo môi trƣờng cho cán bộ và công nhân tiếp cận đƣợc với kỹ thuật tiên tiến hiện đại.
Vì vậy mà việc quy hoạch, phân bố các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc là vô cùng quan trọng. Để PTBV, nhất là PTBV nông thôn, địa điểm của các KCN cần:
- Bố trí tách ra khỏi khu dân cƣ không gây tác động môi trƣờng tới khu dân cƣ .
- Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm phải tuân thủ quy định về cự ly đến khu dân cƣ.
- Có đƣờng giao thông thuận lợi (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ), gần đƣờng cung cấp điện, nƣớc, khu nguyên liệu tập trung, nguồn cung ứng lao động...
- Phải có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn - lỏng - khí, bảo vệ môi trƣờng.
- Các KCN phải gần kề các hành lang giao thông lớn để thuận tiện cho
việc cung cấp nguyên vật liệu và lƣu thông hàng hoá.
- Quy hoạch các KCN đồng thời với quy hoạch diện tích cây xanh cách ly, làm giảm tiếng ồn, bụi, cải thiện cảnh quan môi trƣờng, các khu đô thị, dân cƣ để đảm bảo có đủ các tiện ích (thông tin liên lạc, ngân hàng, vui chơi, giải trí và nhà ở cho công nhân…) cũng nhƣ các vấn đề về an sinh xã hội.
Quy hoạch KCN, thông thƣờng diện tích chiếm đất nhƣ sau: Diện tích đất xây dựng nhà máy 60 - 70%
Diện tích đất giao thông 10 - 15%
Diện tích công trình phục vụ điện nƣớc, xử lý môi trƣờng 10% Diện tích đất cây xanh 10 - 15%
Cây xanh cách ly giữa khu CCN và khu dân cƣ: Xí nghiệp độc hại cấp I > 1000 m
Xí nghiệp độc hại cấp II > 500 m Xí nghiệp độc hại cấp III > 300 m Xí nghiệp độc hại cấp IV > 200 m Xí nghiệp độc hại cấp V > 100 m
Nguồn: [37]
Trên cơ sở các KCN đã triển khai, các điều kiện quy hoạch khu CCN thông thƣờng:
Chính sách cho thuê đất: cho thuê dài hạn (49 năm). Có chính sách ƣu đãi đầu tƣ.
Nhu cầu nƣớc 30 - 50m3/ha/ngày đêm (tuỳ theo ngành công nghiệp). Nhu cầu điện đặt 250 - 350kVA/ha (tuỳ theo ngành công nghiệp). Nhu cầu lao động: 50 - 70 ngƣời/ha (đất xây dựng)
Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng: 2,0 - 2,5 tỷ đồng/ha KCN [37]
3.2.4.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của các KCN tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng đảm bảo tính bền vững của nông thôn, cần thực hiện một số chính sách cơ bản sau:
- Chính sách phát triển thị trƣờng: Đẩy mạnh các kênh cung cấp thông tin về tình hình biến động của cung cầu và giá cả trên thị trƣờng (cả trong và ngoài nƣớc) đối với các sản phẩm chủ yếu của tỉnh, xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các đối tác trong và ngoài nƣớc; Thực hiện tốt chính sách kích cầu để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn, khuyến khích nhân dân sử dụng hàng nội; Kiên quyết thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả.
- Chính sách khuyến khích đầu tƣ: Xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính cùng bộ máy nhân sự theo hƣớng tinh gọn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các nhà đầu tƣ; Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tƣ qua từng giai đoạn, phù hợp với Luật đất đai, Luật đầu tƣ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thu hút các nhà đầu tƣ; Đồng hành và phối hợp cùng nhà đầu tƣ tháo gỡ các vƣớng mắc khi triển khai thực hiện dự án.
- Chính sách khoa học công nghệ: Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ - thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định; Ban hành chính sách ƣu đãi để thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ. Đối với các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề cao... đến tỉnh
làm việc đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi về nhà ở, đất ở, phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện làm việc, phụ cấp lƣơng.
- Chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực: Lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp phải đƣợc chuẩn bị đào tạo cẩn thận về chuyên môn cũng nhƣ tính kỷ luật và tác phong công nghiệp, những nguồn lực lao động
này chính là lực hấp dẫn quan trọng đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; Chú
trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân và lao động khu vực nông thôn, đặc biệt ở các vùng Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội.
- Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu: Xây dựng các vùng chuyên canh, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có chất lƣợng cao, tập trung và có số lƣợng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; Tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía, ƣu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các vùng có điều kiện thuận lợi; Khuyến khích ngƣời sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà máy; Các nhà máy cần có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu; Hƣớng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lƣợng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất .
3.2.4.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện
Để thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp, cần triển khai thực hiện các công việc sau:
- Tiến hành lập quy hoạch chi tiết các KCN và các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Lập kế hoạch đƣa vào triển khai xây dựng các cơ sở công nghiệp, tổ chức thực hiện chƣơng trình hành động cụ thể về phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, nông thôn thực hiện trong giai đoạn đến 2015, 2020.
- Công bố rộng rãi chủ trƣơng chính sách và các chế độ chính sách xây dựng các KCN cho các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn. Tiến hành tuyên truyền vận động các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ phát triển KCN trên địa bàn tỉnh.
- Để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tƣ, Sở Kế hoạch Đầu tƣ chủ trì, Sở Công nghiệp phối hợp để thực hiện các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ; Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động gặp trực tiếp một số công ty đa quốc gia về lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo; Thông qua các hội nghị xúc tiến đầu tƣ tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh để tiếp xúc với các nhà đầu tƣ trong nƣớc các công ty lớn trong nƣớc để kêu gọi đầu tƣ; thực hiện hoàn thiện trang Web, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tƣ để kêu gọi đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc.
- Nhằm tạo ra một lực lƣợng lao động đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, Sở Lao động Thƣơng binh xã hội chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo và Sở Công nghiệp xây dựng, thực hiện đề án phát triển và đào tạo lao động công nghiệp theo hƣớng ƣu tiên cho sản xuất công nghiệp tại tỉnh và mở rộng giao lƣu hợp tác quốc tế trong đào tạo và xuất khẩu lao động công nghiệp.
- Sở Công thƣơng phối hợp với các ban ngành khác nhƣ: Sở Kế hoạch Đầu tƣ, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên Môi trƣờng, Sở Khoa học Công nghệ… thực hiện công tác tổ chức, giám sát và điều tiết sự phát triển các KCN, trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hoá các bƣớc đi, giải quyết, tháo gỡ các vƣớng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh giúp Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh có những chỉ đạo đúng đắn thúc đẩy sự phát triển theo hƣớng bền vững và đảm bảo yếu tố môi trƣờng.
- Định kỳ theo năm, Sở Công thƣơng kết hợp với các ban ngành khác thực hiện điều tra đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn, hiệu quả sử dụng đất trong các KCN đã đƣợc phê duyệt, tác động của sản xuất đến môi trƣờng, trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.
* * *
Để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc là “Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI” đòi hỏi Vĩnh Phúc phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về kinh tế, xã hội, môi trƣờng và giải pháp về quản lý vĩ mô. Thực hiện tốt các nhóm giải pháp này Vĩnh Phúc sẽ sớm biến mục tiêu thành hiện thực, PTBV nông thôn và hƣớng đến PTBV trong tƣơng lai.
KẾT LUẬN
1. PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời. Nhờ cố gắng chung của cộng đồng quốc tế, các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân mà nhân loại đang phát triển theo định hƣớng bền vững mặc dù còn tiềm ẩn nhiều nhân tố thiếu bền vững có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng ấy, Đảng, Nhà nƣớc ta đã sớm tham gia công ƣớc quốc tế về PTBV. Đồng thời, các địa phƣơng đang trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc cần phải đặt phát triển nông thôn bền vững ở vị trí trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội.
2. Trên cơ sở phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về PTBV; đặc trƣng, vai trò của nông thôn và PTBV nông thôn; KCN và tác động của nó đến PTBV nông thôn về các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng; những kinh nghiệm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển KCN với PTBV nông thôn ở Nam Định và Bắc Ninh, luận văn đã rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề PTBV nông thôn trong quá trình phát triển các KCN.
3. Vĩnh Phúc là một trong số các tỉnh có tốc độ phát triển các KCN mạnh mẽ hiện nay. Luận văn đã nghiên cứu những đặc điểm của tỉnh Vĩnh Phúc; tìm hiểu, phân tích thực trạng tác động của các KCN đến PTBV nông thôn trên địa bàn tỉnh theo ba nhóm: tác động về kinh tế, tác động về xã hội và tác động về môi trƣờng. Qua đó luận văn đánh giá khái quát kết quả tác động của các KCN đến PTBV nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra những điểm mạnh và những mặt hạn chế trong quá trình tác động này.
4. Quán triệt những chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, luận văn đã xác định những quan điểm và định hƣớng PTBV nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc; đồng thời đề xuất 4
nhóm giải pháp chủ yếu nhằm PTBV nông thôn trong quá trình phát triển các KCN của tỉnh, bao gồm: Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế; Nhóm gải pháp về chính trị, xã hội; Nhóm giải pháp về môi trƣờng sinh thái; Nhóm giải pháp về quản lý vĩ mô. Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp cụ thể về: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH; sử dụng đất đai hợp lý trong quá trình phát triển các KCN; giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông thôn; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
5. Đặc biệt, trong những năm trƣớc mắt, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành trong đó có Ban quản lý dự án các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển các KCN của tỉnh. Bảo đảm đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.
- Gắn quy hoạch phát triển các KCN trong tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch tái định cƣ... với quy hoạch giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất; mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin thị trƣờng sức lao động, tăng cƣờng hoạt động phối hợp giữa chính quyền các cấp với các doanh nghiệp trong tạo việc làm cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất.
- Nhanh chóng ban hành tiêu chuẩn môi trƣờng cấp tỉnh, đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trƣờng, tăng cƣờng giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trƣờng cho ngƣời dân và doanh nghiệp.
Mặc dù tác giả rất cố gắng, nghiêm túc và chân thực để nghiên cứu vấn đề, nhƣng do sự hạn chế về phía cá nhân tác giả và điều kiện nghiên cứu nên có những khiếm khuyết chƣa đạt nhƣ mong muốn. Tác giả luận văn xin chân thành cầu thị và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung
ƣơng (12/2006), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thuỷ sản năm 2006, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung
ƣơng (12/2011), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thuỷ sản năm 2011, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2004), Phát triển KCN và khu chế xuất ở Việt
Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.
4. Chính phủ (24/4/1997), số 36/CP, Nghị định về ban hành quy chế KCN,
khu chế suất, khu công nghệ cao, Hà Nội.
5. Chính phủ (17/8/2004), Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, Hà Nội.
6. Chính phủ (14/3/2008), số 29/2008/NĐ-CP, Nghị định quy định về
KCN, khu chế suất và khu kinh tế, Hà Nội.
7. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2006), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc ,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
8. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2007), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
9. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2008), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc ,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
10. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2009), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc ,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
11. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2010), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc ,