Quan điểm

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 75)

Để đảm bảo mục tiêu PTBV nông thôn trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:

Một là, phát triển các KCN phù hợp với định hƣớng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, định hƣớng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và của cả nƣớc.

Hai là, phát triển các KCN phải đảm bảo sự PTBV về: kinh tế, xã hội và môi trƣờng; đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cƣ, từng bƣớc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn.

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc - một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nƣớc. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo điều kiện kinh tế cho việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Ba là, phát triển các KCN trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai, tài nguyên nƣớc. Sử dụng hiệu quả đất trong các KCN theo hƣớng thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn, hàm lƣợng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng… Tổ chức sản xuất công nghiệp trong các KCN theo mô hình hiện đại, tăng tỷ lệ diện tích cho phát triển hạ tầng và cây xanh trong các KCN. Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa), cần chuyển hƣớng ƣu tiên phát triển các KCN trên vùng gò đồi thuộc các huyện Tam Dƣơng, Bình Xuyên và Lập Thạch, Sông Lô.

Bốn là, phải kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế giữa các chủ thể liên quan đến xây dựng và phát triển các KCN.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và trong từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội là quan điểm nhất quán manh tính chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong đƣờng lối phát triển của đất nƣớc. Quan điểm này phải quán triệt thật sâu sắc vào việc thực hiện chính sách thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển KCN của tỉnh. Trong đó, phải đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và nông dân bị thu hồi đất thông qua hệ thống chính sách bồi thƣờng, tái định cƣ và hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập. Đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc đời sống của ngƣời nông dân bằng hoặc cao hơn trƣớc khi bị thu hồi đất cho phát triển công nghiệp, có cơ hội phát triển lâu dài, bền vững.

Năm là, phải thực hiện gắn quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN với quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và phát triển nông thôn mới hiện đại.

Việc đào tạo nhân lực, sử dụng lao động nông thôn xung quanh các KCN là chìa khoá để giải quyết các vấn đề nhƣ hạn chế di dân tự phát, tạo nơi ở, lao động, sinh hoạt văn hoá cho những ngƣời nông dân cũng nhƣ những ngƣời lao động đến làm việc tại các KCN. Sẽ là bền vững nếu xung quanh các KCN hình thành các đô thị nhỏ từ những xóm làng nông thôn trƣớc đó với những tiện nghi sinh hoạt và không bị ô nhiễm. Tính chất bền vững của quá trình phát triển cũng đặt trên nền tảng đó.

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)