Nhóm giải pháp về môi trƣờng sinh thái

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 91)

Để từng bƣớc giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

Tiến hành quy hoạch đô thị, KCN gắn với quy hoạch bảo vệ môi trƣờng để xây dựng hệ thống quản lý và xử lý chất thải công nghiệp, rác thải và nƣớc thải tập trung theo quy trình xử lý riêng vừa khoa học vừa hiệu quả.

Sơ đồ 3.1: Quy trình xử lý chất thải rắn KCN

Nguồn: [19]

Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nƣớc sẵn có, khuyến khích các thành phần đầu tƣ xây dựng các nhà máy cấp nƣớc sạch ở các đô thị đảm bảo nguồn nƣớc phục vụ sản xuất ở các KCN, CCN. Nâng cao năng lực của các đơn vị làm nhiệm vụ thu gom rác thải; quy hoạch hệ thống bãi đổ rác đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, cảnh quan thiên nhiên.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nƣớc từ cấp tỉnh, huyện đến xã, phƣờng và cụm dân cƣ; không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý môi trƣờng các cấp; tăng cƣờng năng lực thanh tra, kiểm tra, đánh giá tác động môi trƣờng ở tất cả các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng, có chế tài phạt nặng; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và đầu tƣ xây dựng hệ thống quan trắc, phân tích môi trƣờng và xử lý ô nhiễm.

Đẩy mạnh công tác truyền thông môi trƣờng, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong công tác bảo vệ môi trƣờng bằng nhiều hình thức. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Vĩnh phúc phối hợp với các ngành chức năng tổ chức biên soạn nhiều tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trƣờng. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ thân thiện với môi trƣờng vào sản xuất.

Chú trọng công tác bảo vệ môi trƣờng ở các KCN và khu vực nông thôn. Đảm bảo quy hoạch thoát nƣớc thải cho KCN phải tính đến nơi thải nƣớc cụ thể; áp dụng hệ thống và công nghệ xử lý nƣớc tại chỗ cho nhà máy và cho KCN; kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các khu dân cƣ và đầu tƣ xây dựng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc trƣớc khi thải vào môi trƣờng không khí; áp dụng hệ thống xử lý nƣớc thải trƣớc khi xả vào hệ thống sông ngòi; thu gom chất thải rắn và xử lý đúng quy phạm, đảm bảo tiêu chuẩn Nhà nƣớc về môi trƣờng. Đối với khí thải từ các dây chuyền sản xuất, thƣờng xuyên định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải, nƣớc thải từ các nguồn thải và các điểm quan trắc, các khu vực dân cƣ lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép thì có kế hoạch đình chỉ hoặc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cƣ. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát thải các chất gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, bắt buộc phải có báo cáo đánh giá định kỳ những tác động tới môi trƣờng và triển khai các biện pháp xử lý khắc phục. Chỉ cho phép xây dựng, vận hành, khai thác các dự án đầu tƣ, các KCN khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng. Không xây dựng mới các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cƣ, khi đã có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của cơ quan có thẩm quyền, mới hoàn tất các thủ tục pháp lý về đất cho các cơ sở sản xuất, xác lập độ rỗng của vùng cách ly công nghiệp theo khoảng cách bảo vệ về vệ sinh mà tiêu chuẩn Nhà nƣớc cho phép.

Đối với một số CCN, một số làng nghề cần có sự liên kết tổ chức xử lý ô nhiễm môi trƣờng theo cụm, theo vùng và có sự giám sát của Sở môi trƣờng tỉnh, thành phố.

Về cung cấp nƣớc sạch cho nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc là vấn đề quan trọng. Cho đến nay có khoảng 29,66% dân số nông thôn chƣa đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, số đƣợc sử dụng là 70,34% trong đó mới có 36,23% sử dụng nƣớc đạt quy chuẩn. Để đạt mục tiêu đến năm 2015 Vĩnh Phúc sẽ có 85% ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% các trƣờng mầm non và phổ thông, trạm y tế xã nông thôn trong tỉnh đủ nƣớc sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, 65% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sịnh; 45% số hộ nông dân có chuồng trại hợp vệ sinh... cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn.

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 91)