Thực tiễn phát triển các KCN trên cả nƣớc nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng thƣờng xảy ra những mâu thuẫn lớn về môi trƣờng. Các KCN là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành, nghề và lĩnh vực khác nhau cũng là nơi thải ra môi trƣờng các loại chất thải. Trong thời gian qua, các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tác động đến môi trƣờng nông thôn ở rất nhiều mặt.
2.3.3.1. Tác động của chất thải rắn đến môi trường nông thôn
Theo số liệu thống kê, tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh vào khoảng 20 tấn/năm. Tuy nhiên, có một thực tế đáng báo động là hầu hết các KCN trên địa bàn đều chƣa xây dựng nơi tập trung rác thải và xử lý rác thải rắn trong KCN. Việc thu gom mới chỉ đƣợc thực hiện tại 2 thị xã Vĩnh Yên, Phúc Yên và tỷ lệ thu gom chỉ đạt 60 - 70%.
Hình thức xử lý chất thải rắn chủ yếu đƣợc các doanh nghiệp thực hiện là chở đi nơi khác, tự chọn rác thậm chí có nơi đổ rác ra diện tích đất xung quanh. Tỉnh cũng mới chỉ có bãi chôn lấp Núi Bông (thị xã Vĩnh Yên) đang hoạt động, tuy nhiên chƣa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nên vấn đề ô nhiễm môi trƣờng phát sinh gây ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe ngƣời dân ở khu vực gần đó.
Một số doanh nghiệp xử lý rác thải bằng cách đốt trực tiếp. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 1 đơn vị làm dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp bằng biện pháp đốt ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế do lò đốt tƣơng đối đơn giản, công suất nhỏ, công nghệ thấp.
Ngoài ra, còn phải kể đến một lƣợng lớn rác thải xây dựng đƣợc thải ra trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và xây dựng nhà xƣởng để sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN. Tất cả các chất thải này hầu nhƣ chƣa đƣợc xử lý triệt để nên đã ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng nông thôn quanh KCN.
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất thép phế liệu, nhà máy pin - cao su, công ty quang điện, công ty ô tô Toyota, công ty Honda… nên lƣợng chất thải rắn chủ yếu là nhựa, hoá chất rắn, cao su… Những chất thải này thƣờng khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc ngầm.
2.3.3.2. Tác động của nước thải khu công nghiệp đến môi trường nông thôn
Cùng với quá trình phát triển, ô nhiễm về nƣớc thải công nghiệp trong các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng là vấn đề nghiêm trọng. Theo điều tra, mỗi
KCN trong tỉnh thải ra từ 3000 - 10.000 m3/ngày đêm nƣớc thải công nghiệp.
Việc xử lý nƣớc thải, chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện bộc lộ nhiều hạn chế. Ngƣời dân ở nhiều địa phƣơng gần nơi có nƣớc thải, chất thải nói chung, nhất là ở thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, KCN Bình Xuyên đã bức xúc vì cuộc sống của họ gặp quá nhiều điều phiền toái do môi trƣờng nƣớc ô nhiễm quá mức chịu đựng. Các đầm, ao, hồ gần các KCN, khu đô thị liên tục xảy ra tình trạng tôm, cá chết mà nguyên nhân chính do nƣớc thải không qua xử lý đổ vào...
Sông Phan - Vĩnh Phúc đã và đang có nguy cơ đánh mất khả năng tự làm sạch mình, một khả năng tự vệ quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho cho sông này. Sông Phan có lƣu vực rộng khoảng 800 km 2, chiếm hơn 60% diện tích của tỉnh Vĩnh Phúc. Bắt nguồn từ sƣờn Nam dãy núi Tam Đảo, chảy qua 24 xã thuộc các huyện Tam Đảo, Tam Dƣơng, Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Yên, Bình Xuyên. Con sông này có vai trò lớn trong cấp thoát nƣớc, ổn định môi trƣờng nhằm duy trì cảnh quan sinh thái cho các địa phƣơng trên địa bàn Vĩnh Phúc. Nƣớc sông Phan cũng là nguồn cung cấp nƣớc cho sông Cà Lồ, và đóng vai trò quan trọng tác động tới chất lƣợng nƣớc sông Cầu - nguồn cung cấp nƣớc cho cộng đồng dân cƣ phía hạ lƣu. Trƣớc đây, sông Phan rộng, là tuyến giao thông thủy quan trọng, chất lƣợng nƣớc sông rất tốt, có thể khai thác đƣợc rất nhiều loại tôm cá. Ngay kể cả các vùng đất ngập nƣớc, bán ngập thuộc lƣu vực sông Phan có giá trị rất lớn với những hệ sinh thái quý giá. Vùng ven sông Phan xƣa kia có khoảng gần 250 loài thực vật thuộc hơn 70 họ và nhiều loại động vật nhƣ: chim muông, bò sát, loài lƣỡng cƣ sinh sống. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, ngƣời dân sống đông đúc lân cận con sông với
đủ thứ chất chải xuống sông Phan; đặc biệt tình trạng xâm lấn sông làm nhà ở và chiếm dụng mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản hàng chục ha đã làm sông Phan đang “chết” dần. Báo cáo của cơ quan chức năng Vĩnh Phúc cho biết: ƣớc tính bình quân mỗi ngày có gần 4.000 m3 nƣớc thải của các khu và CCN chƣa qua xử lý thải ra dòng sông Phan. Các chỉ số ô nhiễm của dòng sông vƣợt chuẩn cho phép rất nhiều lần: nồng độ BOD5 trong nƣớc mặt có thời điểm vƣợt từ 2 - 2,5 lần, COD vƣợt từ 2,6 - 2,8 lần, Amoni vƣợt từ 1,2 - 1,6 lần so với tiêu chuẩn [50].
Các nơi khác nhƣ hồ Bảo Sơn, Đầm Diệu, sông Cà Lồ, Đầm Vạc... đang bị ô nhiễm đồng, măng gan và sắt. Qua kiểm tra mới đây, hàm lƣợng Cu vƣợt 1,16 lần, Fe vƣợt 7,4 lần và Mn vƣợt 1,5 đến 5,8 lần. Nƣớc thải công nghiệp xả ra các thủy vực, sông hồ đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn nƣớc ngầm ở độ sâu từ 18 đến trên 40m. Ở các khu, CCN của Vĩnh Phúc việc xử lý nƣớc thải của nhiều cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn môi trƣờng. Tình trạng nƣớc thải của nhiều cơ sở vƣợt quá giới hạn cho phép và xả thẳng ra môi trƣờng tiếp nhận đang làm gia tăng ô nhiễm.
Kết quả quan trắc của Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trƣờng Vĩnh Phúc trong đợt khác cũng cho thấy: môi trƣờng nƣớc mặt ở các khu, CCN, làng nghề trên địa bàn Vĩnh Phúc đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng với nhiều chỉ tiêu ô nhiễm vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,15 đến 5,9 lần. Qua quan trắc hơn 10 nguồn nƣớc thải của các KCN, CCN nhƣ Bình Xuyên, Khai Quang, Hƣơng Canh… cho thấy hầu hết các chất độc hại trong nguồn nƣớc thải của các cơ sở sản xuất đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép. Mẫu nƣớc thải tại cống xả chung cuối KCN Bình Xuyên trƣớc khi xả ra hồ điều hòa và ra sông Cà Lồ có 4/16 thông số vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép 1,9 đến 5,77 lần trong đó sắt vƣợt 5,77 lần, Colioform vƣợt 2,5 lần. Nƣớc thải KCN Khai Quang tại cống xả chung ở thôn Mậu Thông (phƣờng Khai Quang) có 4/16 thông số vƣợt tiêu chuẩn cho phép nhƣ mùi hôi, chất rắn lơ lửng vƣợt 1,07
lần, Nitơ tổng vƣợt 1,36 lần, Colioform vƣợt 1,9 đến 2,2 lần. Nƣớc thải làng nghề Tề Lỗ tại cống xả thải thôn Giã Bàng có 6/16 thông số ô nhiễm vƣợt tiêu chuẩn cho phép nhƣ mùi hôi thối, chất rắn lơ lửng vƣợt 1,78 lần [39].
Phân tích tƣơng quan giữa việc xử lý nƣớc thải trong các KCN và sự suy thoái đất canh tác xung quanh của các hộ nông dân cho thấy, việc xử lý nƣớc thải trong các KCN và độ suy thoái đất canh tác có mối quan hệ ngƣợc chiều. Nếu nƣớc thải không hoặc ít đƣợc xử lý thì mức độ suy thoái đất canh tác sẽ tăng và ngƣợc lại.
2.3.3.3. Tác động của bụi và tiếng ồn đến môi trường nông thôn
Ô nhiễm không khí, bụi và tiếng ồn là một trong những loại hình ô nhiễm khó kiểm soát. Hiện nay, hệ thống lọc khí bụi và hạn chế tiếng ồn ở các nhà máy trong KCN đặc biệt là các doanh nghiệp trong nƣớc rất sơ sài, mang tính hình thức.
Ở Vĩnh Phúc, môi trƣờng không khí đã bị ô nhiễm bụi, đặc biệt tại các khu dân cƣ gần đƣờng giao thông và KCN. Tại KCN Hƣơng Canh nồng độ bụi vƣợt 1,3 - 6,3 lần tiêu chuẩn cho phép. Khu vực nông thôn và các làng nghề cũng đang bị ô nhiễm bụi ở mức độ trung bình, vƣợt từ 1,15 - 1,7 lần tiên chuẩn cho phép, tiếng ồn vƣợt 1,03 lần tiêu chuẩn cho phép. Vấn đề ô nhiễm bụi cũng đang có xu hƣớng gia tăng tại địa phƣơng trong thời gian gần đây.
Không những vậy, khí thải do các doanh nghiệp trong KCN thải ra chứa nhiều chất độc hại đều đƣợc xả trực tiếp vào môi trƣờng gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của nhân dân quanh vùng. Theo các số liệu quan trắc, hàm lƣợng SO2,CO2, NO2 ở nhiều khu vực dân cƣ gần các KCN, các tuyến giao thông chính đã vƣợt tiêu chuẩn cho phép và có xu hƣớng gia tăng.
Tại KCN Bình Xuyên có nhiều doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khác nhau nhƣ giấy, ngói gạch, xe máy... Các doanh nghiệp ở đây đã sử dụng nguồn nƣớc khá lớn để hoạt động sản xuất, thế nhƣng khi thải ra môi trƣờng lại thải trực tiếp ra vùng lân cận KCN mà không hề xử lý. Những ngày nắng
nóng, gió lớn, mùi khói than đốt gạch ngói, chất pha sơn, dung dịch liên quan đến sơn, mạ, tôi, luyện kim loại phát tán ra không khí trên diện rộng đã khiến cho ngƣời dân các thôn Thắng Lợi, Cửa Đồng, Chùa Hạ... phải chịu ảnh hƣởng rất nặng nề.
Sở dĩ môi trƣờng không khí bị ô nhiễm là do một số nguyên nhân sau: Hầu hết các cơ sở sản xuất đều không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xả trực tiếp ra môi trƣờng xung quanh; Sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng giao thông trong khi số lƣơng các phƣơng tiện tham gia giao thông tăng lên; Cả tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ một đại công trƣờng xây dựng do quá trình đô thị hoá nhanh.
Tóm lại, từ thực trạng môi trƣờng trong KCN, chúng ta thấy rằng tác động tổng hợp của các loại chất thải rắn, lỏng , khí trong các KCN thải ra môi trƣờng ngày càng lớn. Nó không chỉ ảnh hƣởng đến môi trƣờng sản xuất chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN mà còn ảnh hƣởng tới môi trƣờng và đời sống nhân dân ở các khu vực nông thôn xung quanh KCN.