Những bài học đối với tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36)

Nam Định và Bắc Ninh là 2 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đây là vùng có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở phía Bắc và

cả nƣớc. Qua thực tế giải quyết mối quan hệ giữa phát triển KCN với PTBV

nông thôn có thể rút ra nhiều kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc. Đó là: - Một là, nhận thức rõ nội dung và tầm quan trọng của PTBV.

PTBV là sự phát triển mang tính tổng hợp vì con ngƣời thế hệ hôm nay và bảo đảm cơ hội lựa chọn của các thế hệ sau. Sự bền vững của phát triển đƣợc thể hiện cả ở khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Nam Định và Bắc Ninh đã lựa chọn những hƣớng phát triển mang tính toàn diện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hai là, thiết lập cơ chế phù hợp với điều kiện của địa phƣơng, có bƣớc đi thích hợp, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn.

Song song với mục tiêu lấy phát triển công nghiệp (trong đó có các KCN) làm nền tảng phảicoi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng” nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nông dân, xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc khắc phục sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng, các địa phƣơng, về đời sống, thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cƣ [38].

- Ba là, bảo đảm sự bền vững về môi trƣờng kinh tế - xã hội.

Hầu hết các tỉnh có KCN đều chú trọng tới duy trì môi trƣờng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Trƣớc hết, các tỉnh đều tìm cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của địa phƣơng mình. Chẳng hạn, Bắc Ninh đã quy hoạch xây dựng 3 KCN phía Nam Sông Đuống nhằm tận dụng lợi thế nông nghiệp ở vùng này, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm địa phƣơng có giá trị nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho dân cƣ nông thôn. Các tỉnh cũng đầu tƣ nguồn lực nhất định nhằm tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá.

Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, PTBV còn biểu hiện ở đời sống tinh thần đƣợc nâng lên không ngừng do đƣợc đảm bảo về dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, bình đẳng cơ hội việc làm cho mọi tầng lớp dân cƣ.

- Bốn là, bảo đảm sự bền vững về môi trƣờng sinh thái.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong việc thẩm định, đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án ngay từ thời điểm xem xét ra quyết định cấp giấy phép đầu tƣ; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những doanh nghiệp vi phạm. Đồng thời, phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trƣờng nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân và doanh nghiệp về vấn đề ô nhiễm và sự tác động của nó đối với cuộc sống của chính bản thân họ... Có

nhƣ thế mới giảm thiểu đƣợc ô nhiễm môi trƣờng, góp phần cải thiện đƣợc chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.

- Năm là, làm tốt công tác quy hoạch KCN sẽ đảm bảo tốt hơn cho sự PTBV nông thôn. Các KCN phải gần vùng nguyên liệu, gần hành lang giao thông lớn để thuận tiện cho việc cung cấp nguyên liệu và lƣu thông hàng hoá. Nhƣng phải bố trí tách ra khỏi khu dân cƣ không gây tác động môi trƣờng tới khu dân cƣ. Để không ảnh hƣởng đến đất lúa, Vĩnh Phúc có thể xây dựng KCN ở trên khu vực đồi núi.

* * *

Chủ trƣơng phát triển các KCN ở nƣớc ta nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khá nhạy cảm vì nó tác động trực tiếp đến vấn đề xã hội, dân sinh và đặc biệt là môi trƣờng sinh thái đối với vùng có KCN đứng chân. Quan điểm nhất quán của nhiều nƣớc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam hiện nay là việc phát triển kinh tế phải đảm bảo hƣớng tới tính bền vững lâu dài. Đối với Việt Nam, mục tiêu phát triển bền vững đƣợc phản ánh khá rõ

trong Chƣơng trình nghị sự 21: “…Phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và

hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường” [5].

Trên cơ sở quan điểm định hƣớng đó, luận văn đã nêu rõ những tác động của các KCN đến PTBV nông thôn dựa trên ba nhóm chỉ số cơ bản là: Tác động về kinh tế, tác động về xã hội và tác động về môi trƣờng. Đây là khung nghiên cứu xuyên suốt cho các phân tích thực trạng tác động của các KCN đến PTBV nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhƣ các giải pháp, đề xuất của tác giả.

Qua thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa phát triển KCN với PTBV nông thôn ở Nam Định và Bắc Ninh - hai tỉnh có điều kiện tƣơng đồng, Vĩnh

Phúc có thể tham khảo và học hỏi đƣợc một số kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, mỗi tỉnh có những điều kiện và lợi thế riêng, nên trong quá trình phát triển các KCN, Vĩnh Phúc phải nghiên cứu, đề ra các chủ trƣơng, chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tỉnh mình để vận dụng một cách tối ƣu các giải pháp, bảo đảm mang lại hiệu quả cao nhất.

Chƣơng 2

THƢ̣C TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN

Ở TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG Ở TỈNH VĨNH PHÚC

2.1.1. Vị trí địa lý, khí hậu và thuỷ văn

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Nam - Nam giáp với thành phố Hà Nội, phía Tây giáp với tỉnh Phú Thọ. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2, có ba vùng sinh thái rõ rệt là đồng bằng, trung du, miền núi. Vùng đồng bằng diện tích tự nhiên 46,8 nghìn ha, là vùng có đất đai bằng phẳng, nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thâm canh cao. Vùng trung du diện tích tự nhiên 24,9 nghìn ha, vùng này có quỹ đất tƣơng đối khá, có thể phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng màu, kết hợp với chăn nuôi đại gia súc. Vùng núi có diện tích tự nhiên 65,3 nghìn ha, chiếm 46,3% diện tích của tỉnh, địa hình đa dạng, có khả năng phát triển kinh tế đồi rừng. Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây rất thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ.

Về mặt thủy văn, trên địa bàn Vĩnh Phúc, hệ thống sông suối khá đa dạng, trong đó lớn nhất là hai hệ thống sông Lô và sông Hồng. Sông Lô ở phía Tây với chiều dài chảy qua địa bàn tỉnh là 37 km, trở thành ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ở phía Nam, sông Hồng cũng là ranh giới phân tách giữa Vĩnh Phúc với Hà Nội với chiều dài chảy qua là 40 km. Ngoài ra, trên địa phận Vĩnh Phúc còn có nhiều sông ngòi nhỏ bắt nguồn từ dãy núi

Tam Đảo chảy xuống vùng đồng bằng nhƣ sông Phó Đáy, sông Cà Lồ.

Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn đƣợc hình thành bởi kiến tạo địa lí hoặc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sau này, nhƣ đầm Vạc, đầm Rƣợu,

đầm Đông Mật, đầm Kiên Cƣơng, đầm Dƣng, hồ Đại Lải, hồ Thanh Hƣơng,

Xạ Hƣơng, Vân Trục... Đây là những đầm, hồcó ý nghĩa rất quan trọng trong

việc điều tiết nguồn nƣớc, điều hoà khí hậu, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, du lịch.

Với vị trí địa lí và thủy văn thuận lợi, hệ thống giao thông của Vĩnh Phúc phát triển khá sớm. Ngay từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhằm mục đích khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh và các vùng lân cận, thực dân Pháp đã triển khai xây dựng hệ thống giao thông vận tải bao gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng hàng không. Hiện nay, quốc lộ 2 Hà Nội - Hà Giang chạy qua địa phận Vĩnh Phúc với trên 50 km, song song với đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc. Quốc lộ 2B từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo, quốc lộ 2C từ Vĩnh Yên qua Tam Dƣơng, Lập Thạch, Sông Lô đi Tuyên Quang. Đây là những tuyến đƣờng bộ mang tầm chiến lƣợc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc. Bên cạnh đó, các đƣờng nối từ vùng đồng bằng lên miền núi cũng khá phong phú, nhƣ đƣờng 12, 13, 23, 40, 129... với tổng chiều dài trên 302 km. Hệ thống giao thông đƣờng thuỷ cũng đƣợc chú ý và khá phát triển, nhất là trên hệ thống sông Hồng, Sông Lô.

Đƣờng hàng không, ngay từnăm 1941, phát xít Nhật đã cho xây dựng sân bay

Hƣơng Gia trên địa bàn Vĩnh Phúc nhằm phục vụ cho nhu cầu quân sự. Hoà

bình lập lại tại khu vực Đa Phúc - Kim Anh, Nhà nƣớc ta đã xây dựng sân bay quân sự Đa Phúc, về sau sân bay này đƣợc cải tạo xây dựng thành sân bay Nội Bài, sân bay quốc tế quan trọng nhất ở khu vực phía Bắc.

Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ các đặc điểm khí hậu của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm

là 24,2oC, lƣợng mƣa trung bình hàng năm đạt 1400 - 1600 mm, độ ẩm trung

bình trên 80%, tạo điều kiện cho việc thực hiện thâm canh, gieo cấy nhiều vụ, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp.

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Nguồn nƣớc mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ nhƣ: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hƣơng, Vân Trục, Đầm Vạc…) dự trữ khối lƣợng nƣớc khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc tƣơng đối đa dạng do có địa hình rừng núi và gò đồi, nhất là có vƣờn quốc gia Tam Đảo, có giá trị về kinh tế lâm nghiệp và du lịch. Hiện đất lâm nghiệp đang sử dụng có 27,3 ngàn ha, trong đó đất có rừng trồng 13,4 nghìn ha, đất có rừng tự nhiên 9,8 nghìn ha và trong tƣơng lai có thể trồng thêm 11 nghìn ha đất trống đồi trọc thuộc đất lâm nghiệp, đất chƣa sử dụng và trồng cây phân tán.

Khoáng sản cũng là nguồn tiềm năng đáng kể của Vĩnh Phúc. Với cấu tạo địa chất phức tạp, trong quá trình tạo thành, lòng đất Vĩnh Phúc đã hình thành nên nhiều mỏ khoáng. Nguồn khoáng sản trong lòng đất Vĩnh Phúc, tuy chƣa đƣợc điều tra một cách có hệ thống và chƣa có một mỏ nào đƣợc thăm dò chi tiết, song những tìm hiểu bƣớc đầu của những nhà địa chất cho thấy, so với các tỉnh vùng đồng bằng và trung du, trữ lƣợng khoáng sản Vĩnh Phúc khá phong phú, bao gồm:

Nhóm khoáng sản nhiên liệu gồm than antraxit trữ lƣợng khoảng một ngàn tấn ở Đạo Trù (Tam Đảo); than nâu ở các xã Bạch Lƣu, Đồng Thịnh (Sông Lô), trữ lƣợng khoảng vài ngàn tấn; than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch), Hoàng Đan - Hoàng Lâu (Tam Dƣơng) có trữ lƣợng (cấp P2) 693.600 tấn, đã đƣợc khai thác làm phân bón và chất đốt.

Nhóm kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt... Các loại khoáng sản này đƣợc phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các huyện Lập Thạch, Tam Dƣơng, Bình Xuyên.

Nhóm phi kim loại chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau. Tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dƣơng, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Cao lanh của Vĩnh

Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh đƣợc khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn.

Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng nhƣ: Rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh nhƣ danh thắng Tây Thiên, đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên. Tây Thiên - Tam Đảo là “Địa linh” lớn của cả nƣớc, là quần thể danh thắng nổi tiếng một vùng, bởi lẽ nơi đây hội tụ cả 3 yếu tố: Tâm linh, tín ngƣỡng và cảnh quan thiên nhiên.

2.1.3. Nhƣ̃ng đă ̣c điểm xã hô ̣i và nhân văn

Dân số và lao động của Vĩnh Phúc mang nhiều tính ƣu việt. Lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tƣớng và anh hùng dân tộc: Hai Bà Trƣng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phƣơng, Nguyễn Thái Học. Trong kháng chiến chống Pháp, trên đất Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều chiến công hiển hách nhƣ Chiến thắng Xuân Trạch, chiến dịch Trần Hƣng Đạo. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tỉnh là nơi đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, có các anh hùng quân đội tiêu biểu nhƣ Trần Cừ, Nguyễn Viết Xuân... Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vƣơng và Kinh Bắc Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn đƣợc giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay.

Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Vĩnh yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc) với 113 xã, 24 phƣờng và thị trấn trong đó có 2 huyện miền núi là Tam Đảo và Lập Thạch. So với các tỉnh thành trong cả nƣớc, Vĩnh Phúc là tỉnh có dân số thuộc loại trung bình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây khá cao, năm 2008 là 14,92%, năm

2009 là 14,13%, năm 2010 là 13,55%. Hiện nay, toàn tỉnh có số dân 1.148.730 ngƣời, mật độ dân số bình quân 837 ngƣời/km².

Là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, có trình độ văn hoá, cần cù, chịu khó, tiếp cận nhanh kỹ thuật mới, sáng tạo trong lao động, hầu hết đều mong muốn đƣợc lao động để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Tổng nguồn lao động hàng năm của vĩnh Phúc ƣớc tính chiếm 64% dân số. Số ngƣời trong độ tuổi lao động hàng năm tăng nhanh khảng 20 - 21 ngàn ngƣời (số ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động hàng năm khoảng 27 - 28 ngàn ngƣời, số ra độ tuổi lao động

từ 6 - 7 ngàn ngƣời). Trên địa bàn tỉnh có gần 20 trƣờng Đại học, Cao đẳng,

Trung học chuyên nghiệp, trƣờng dạy nghề của trung ƣơng và địa phƣơng, quy mô đào tạo hơn 20.000 học sinh, hàng năm có gần 10.000 học sinh tốt nghiệp. Đây là nguồn nhân lực trẻ có kiến thức văn hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu về lao động của mọi thành phần kinh tế trong tỉnh.

Tất cả những đặc điểm xã hội và nhân văn nói trên là cơ sở tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ.

2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH PHÚC

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh có cả đồng bằng, trung du và đồi núi, có hệ thống sông ngòi chảy qua đồng đều trên khắp địa bàn, nhân dân có truyền thống sản xuất nông nghiệp, đặc biệt Vĩnh Phúc còn là nơi sinh ra “Khoán hộ” trong

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36)