Dân số và lao động của Vĩnh Phúc mang nhiều tính ƣu việt. Lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tƣớng và anh hùng dân tộc: Hai Bà Trƣng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phƣơng, Nguyễn Thái Học. Trong kháng chiến chống Pháp, trên đất Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều chiến công hiển hách nhƣ Chiến thắng Xuân Trạch, chiến dịch Trần Hƣng Đạo. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tỉnh là nơi đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, có các anh hùng quân đội tiêu biểu nhƣ Trần Cừ, Nguyễn Viết Xuân... Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vƣơng và Kinh Bắc Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn đƣợc giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay.
Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Vĩnh yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc) với 113 xã, 24 phƣờng và thị trấn trong đó có 2 huyện miền núi là Tam Đảo và Lập Thạch. So với các tỉnh thành trong cả nƣớc, Vĩnh Phúc là tỉnh có dân số thuộc loại trung bình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây khá cao, năm 2008 là 14,92%, năm
2009 là 14,13%, năm 2010 là 13,55%. Hiện nay, toàn tỉnh có số dân 1.148.730 ngƣời, mật độ dân số bình quân 837 ngƣời/km².
Là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, có trình độ văn hoá, cần cù, chịu khó, tiếp cận nhanh kỹ thuật mới, sáng tạo trong lao động, hầu hết đều mong muốn đƣợc lao động để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Tổng nguồn lao động hàng năm của vĩnh Phúc ƣớc tính chiếm 64% dân số. Số ngƣời trong độ tuổi lao động hàng năm tăng nhanh khảng 20 - 21 ngàn ngƣời (số ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động hàng năm khoảng 27 - 28 ngàn ngƣời, số ra độ tuổi lao động
từ 6 - 7 ngàn ngƣời). Trên địa bàn tỉnh có gần 20 trƣờng Đại học, Cao đẳng,
Trung học chuyên nghiệp, trƣờng dạy nghề của trung ƣơng và địa phƣơng, quy mô đào tạo hơn 20.000 học sinh, hàng năm có gần 10.000 học sinh tốt nghiệp. Đây là nguồn nhân lực trẻ có kiến thức văn hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu về lao động của mọi thành phần kinh tế trong tỉnh.
Tất cả những đặc điểm xã hội và nhân văn nói trên là cơ sở tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ.
2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh có cả đồng bằng, trung du và đồi núi, có hệ thống sông ngòi chảy qua đồng đều trên khắp địa bàn, nhân dân có truyền thống sản xuất nông nghiệp, đặc biệt Vĩnh Phúc còn là nơi sinh ra “Khoán hộ” trong nông nghiệp. Vì vậy, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Sau khi đƣợc tái lập (01/01/1997), từ một tỉnh thuần nông, nền kinh tế Vĩnh Phúc đã có sự chuyển mình ngoạn mục theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giai đoạn 1997 - 2000, tốc độ tăng GDP của nền kinh tế đạt 18,1% năm (mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII là 18 - 20%/năm) trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 42,55%/năm, dịch vụ tăng 11,8%/năm, nông nghiệp tăng 5,7%/năm. Giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng
GDP nền kinh tế đạt 15%/năm (mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII là trên 10%/năm) trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 20,85%/năm, dịch vụ tăng 13,95%/năm, nông nghiệp tăng 6,4%/năm. Cơ cấu kinh tế tăng mạnh theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp; thu hút đầu tƣ các thành phần kinh tế tăng mạnh, tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng. Nông nghiệp, nông thôn bƣớc đầu đƣợc quan tâm, đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ đƣa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bƣớc thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh.
Giai đoạn 2006 - 2010, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV xác định mục tiêu “Duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cáo theo hƣớng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lƣợng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển… Chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” [31]. Trong đó, về sản xuất nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nêu rõ: “Tập trung
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, bảo đảm an ninh trật tự nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thuận lợi thúc đẩy công nghiệp dịch vụ phát triển. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông - lâm nghiệp - thủy sản bình quân 5-5,5%/năm” [31].
Việc tăng cƣờng sự quan tâm để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ thiết thực, đồng thời cũng là hƣớng đi đúng cả về lý luận và thực tiễn trong điều kiện của tỉnh lúc đó bởi “ phi nông bất ổn”, “nông suy bách nghệ bại”. Qua hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã thu đƣợc
những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đại bộ phận nhân dân trong tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,7%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nƣớc (3,97%) và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (2,1%); giá trị sản xuất tăng 7,75%/năm. Năm 2011, giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 ƣớc đạt 2.414,5 tỷ đồng, tăng 1,97% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó: Giá trị sản xuất trồng trọt đạt 1.146 tỷ đồng tăng 1,08%; chăn nuôi 1.100,4 tỷ đồng, tăng 2,35% so với năm 2010. Giá trị các hoạt động dịch vụ nông nghiệp đạt 168 tỷ đồng, tăng 5,78% so với cùng kỳ. Trong đó 1 số dịch vụ nhƣ: dịch vụ tƣới tiêu nƣớc, làm đất, ra hạt sơ chế sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi… đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2007 - 2010
Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu ngƣời qua các năm cũng tăng lên rõ rệt.
Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn đƣợc đầu tƣ nâng cấp mạnh
nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, hạ tầng đô thị và nông thôn, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế luôn phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của đại bộ phận ngƣời dân nông thôn. Hiện nay, đời sống dân cƣ nông thôn trong tỉnh đã đƣợc cải thiện không chỉ về mặt số lƣợng mà cả về mặt chất lƣợng từ điều kiện sống, đi lại, học tập, chữa bệnh đến các hoạt động sinh hoạt văn hoá, từng bƣớc khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng, các địa phƣơng về đời sống, thu nhập. Một số làng, xã đã trở thành làng, xã văn hoá có kinh tế phát triển, văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc bƣớc đầu đƣợc phục hồi, phát huy, trình độ dân trí đƣợc nâng lên.
2.2.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp
Với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi nhiều mặt, các cấp, các ngành trong tỉnh nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của phát triển sản xuất công nghiệp trong sự nghiệp CNH, HĐH. Ngay sau tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng vận dụng các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã chủ trƣơng phát triển công nghiệp tập trung theo ven trục quốc lộ số 2 đến Vĩnh Yên và các huyện, thị.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có: 04 KCN có quyết định thành lập, đã triển khai đầu tƣ cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động với diện tích 1.345 ha với tỷ lệ lấp đầy khoảng 69,1% (riêng KCN Kim Hoa thuộc huyện Mê Linh chuyển về Hà Nội từ 01/8/2008); 04 KCN đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ với diện tích 889 ha và 11 khu đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào danh mục các KCN dự kiến ƣu tiên thành lập mới đến năm 2015 với diện tích 3.754 ha. Danh mục các KCN nhƣ sau:
- KCN đã được quyết định thành lập và đã triển khai: KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên, KCN Bá Thiện, KCN Bình Xuyên II.
- KCN đã được phê duyệt chủ trương: KCN Bá Thiện II, KCN Chấn Hƣng, KCN Hội Hợp, KCN Sơn Lôi.
- KCN đã chấp thuận bổ sung vào quy hoạch các KCN: KCN Tam Dƣơng, KCN Nam Bình Xuyên, KCN Phúc Yên, KCN Lập Thạch, KCN Sông Lô I, KCN Sông Lô II, KCN Lập Thạch II, KCN Tam Dƣơng II, KCN Vĩnh Tƣờng, KCN Thái Hoà - Liễn Sơn - Liên Hoà, KCN Vĩnh Thịnh.
Nhƣ vậy đến giai đoạn 2015 - 2020 có thể đạt khoảng 6.000 ha đất quy hoạch KCN. Đây là tín hiệu tốt giúp Vĩnh Phúc phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao.
Các KCN của tỉnh chủ yếu đầu tƣ vào những ngành công nghiệp trọng tâm, đó là: Công nghiệp cơ khí chế tạo; Công nghiệp điện tử, tin học; Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm; Công nghiệp dệt may, da giầy; Công nghiệp hoá chất và dƣợc phẩm; Công nghiệp khác. Trong đó công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm; công nghiệp dệt may, da giầy và công nghiệp hoá chất, dƣợc phẩm là những ngành có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Những ngành này tập trung ở các KCN Lập Thạch, Sông Lô I, Lập Thạch II, Vĩnh Tƣờng, Tháu Hoà - Liễn Sơn - Liên Hoà. Nó sẽ thu hút đƣợc một khối lƣợng lớn sản phẩm đầu vào từ trồng trọt và chăn nuôi.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng trong các KCN. Các KCN tỉnh Vĩnh Phúc là nơi thu hút khá nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng. Đáng chú ý là trong thời gian gần đây các KCN trong tỉnh đặc biệt là những KCN mới thành lập đã đạt đƣợc những kết quả tích cực trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Số lƣợng các KCN nhanh chóng đi vào vận hành. Nhiều địa phƣơng đã khắc phục đƣợc những vƣớng mắc kéo dài trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng KCN nên tiến độ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN nhìn chung đƣợc đẩy nhanh và thuận lợi. Trong
năm 2008, các KCN trên địa bàn tỉnh đã bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng đƣợc 182,79 ha, di chuyển đƣợc 1.997/2.060 ngôi mộ ra nghĩa trang mới, đạt 48,3% so với năm 2007, kết quả bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng trong năm 2008 cụ thể tại một số KCN nhƣ sau:
- KCN Bình Xuyên: Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 79,4% tổng diện tích đất công nghiệp đã đƣợc bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng và có thể cho thuê. Tổng vốn đầu tƣ thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN đạt 228,2 tỷ đồng/573,54 tỷ đồng, đạt 39,79%.
- KCN Khai Quang: Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 74,1%. Tổng vốn đầu tƣ thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 156,04 tỷ đồng/286 tỷ đồng, đạt 54,56%.
- KCN Bá Thiện: Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 56,9%. Chủ đầu tƣ hạ tầng KCN là Công ty TNHH Compal Việt Nam. Tổng vốn đầu tƣ thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 3,82 triệu USD/78,5 triệu USD, đạt 4,87%, chủ yếu đầu tƣ cho việc san lấp mặt bằng và làm nền đƣờng.
- KCN Bình Xuyên II: Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 65,8% tổng diện tích đất công nghiệp đã đƣợc bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng và có thể cho thuê. Chủ đầu tƣ hạ tầng KCN là Tập đoàn KHKT Hồng Hải - Đài Loan. Tổng vốn đầu tƣ thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 2 triệu USD/100 triệu USD, đạt 2%, chủ yếu dùng vào việc san lấp mặt bằng KCN.
- CCN Hợp Thịnh: Năm 2008 đã bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng đƣợc 33,39 ha/128 ha, gồm 33,0 ha thuộc xã Yên Bình (huyện Vĩnh Tƣờng) và 0,39 ha thuộc xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc).
- KCN Bá Hiến: Năm 2008 bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng đƣợc 28 ha, trong đó có 11 ha thuộc đất nghĩa trang của 5 thôn thuộc xã Bá Hiến và 17 ha khu nhà ở công nhân của KCN; tổ chức di dời đƣợc 556/581 ngôi mộ nằm trong KCN ra nghĩa trang mới. Khu tái định cƣ đã có hạ tầng giao thông, đƣờng điện, đƣờng cấp, thoát nƣớc. Đã xây dựng đƣợc 172 nhà tạm cƣ để cho
các hộ dân đạt tiêu chuẩn tái định cƣ của thôn Trại Cúp và thôn Bắc Kế di chuyển đến.
Về thu hút đầu tƣ. Cùng với dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào nƣớc ta tăng cao, thời gian gần đây Vĩnh Phúc đƣợc xếp vào tốp các tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tƣ trong cả nƣớc. Tỉnh đã đề ra phƣơng châm: “Tất cả các nhà đầu tƣ vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc - Thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tạo mọi điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tƣ đến đầu tƣ và sản xuất kinh doanh có hiệu quả” [37]. Đặc biệt các KCN đã đạt kết quả tốt trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc
ngoài và đầu tƣ trong nƣớc. Trong năm 2008, năm có thể nói là vô cùng khó
khăn của các doanh nghiệp khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhƣng tại Vĩnh Phúc việc thu hút đầu tƣ vẫn đạt đƣợc những kết quả
hết sức khả quan. Ban quản lý KCN Vĩnh Phúc đã cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ
cho 112 dự án và làm thủ tục tăng vốn đầu tƣ cho 15 lƣợt dự án. Trong đó, đối với đầu tƣ trong nƣớc (DDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho 86 dự án đầu tƣ mới với số vốn đầu tƣ đăng ký là 5.516,08 tỷ đồng và 8 dự án đầu tƣ mở rộng với số vốn đăng ký tăng thêm là 415,79 tỷ đồng; về đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho 26 dự án đầu tƣ mới với số vốn đầu tƣ đăng ký là 526,2 triệu USD và có 7 lƣợt dự án tăng vốn đầu tƣ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng số vốn tăng là 14,8 triệu USD.
Dù chịu nhiều ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới, 6 tháng đầu năm 2009, Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho 35 dự án với vốn đầu tƣ đăng ký là 1.947,04 tỷ đồng và 79,26 triệu USD. Tính đến hết tháng 6/2009, trên địa bàn tỉnh có 387 dự án thực hiện đầu tƣ. Trong đó, đầu tƣ trong KCN có 173 dự án chiếm 44,70% tổng số dự án, gồm có 87