Tình hình kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

Vĩnh Phúc là tỉnh có cả đồng bằng, trung du và đồi núi, có hệ thống sông ngòi chảy qua đồng đều trên khắp địa bàn, nhân dân có truyền thống sản xuất nông nghiệp, đặc biệt Vĩnh Phúc còn là nơi sinh ra “Khoán hộ” trong nông nghiệp. Vì vậy, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Sau khi đƣợc tái lập (01/01/1997), từ một tỉnh thuần nông, nền kinh tế Vĩnh Phúc đã có sự chuyển mình ngoạn mục theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giai đoạn 1997 - 2000, tốc độ tăng GDP của nền kinh tế đạt 18,1% năm (mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII là 18 - 20%/năm) trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 42,55%/năm, dịch vụ tăng 11,8%/năm, nông nghiệp tăng 5,7%/năm. Giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng

GDP nền kinh tế đạt 15%/năm (mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII là trên 10%/năm) trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 20,85%/năm, dịch vụ tăng 13,95%/năm, nông nghiệp tăng 6,4%/năm. Cơ cấu kinh tế tăng mạnh theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp; thu hút đầu tƣ các thành phần kinh tế tăng mạnh, tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng. Nông nghiệp, nông thôn bƣớc đầu đƣợc quan tâm, đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ đƣa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bƣớc thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh.

Giai đoạn 2006 - 2010, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV xác định mục tiêu “Duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cáo theo hƣớng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lƣợng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển… Chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” [31]. Trong đó, về sản xuất nông nghiệp và phát triển

nông thôn, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nêu rõ: “Tập trung

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, bảo đảm an ninh trật tự nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thuận lợi thúc đẩy công nghiệp dịch vụ phát triển. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông - lâm nghiệp - thủy sản bình quân 5-5,5%/năm” [31].

Việc tăng cƣờng sự quan tâm để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ thiết thực, đồng thời cũng là hƣớng đi đúng cả về lý luận và thực tiễn trong điều kiện của tỉnh lúc đó bởi “ phi nông bất ổn”, “nông suy bách nghệ bại”. Qua hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã thu đƣợc

những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đại bộ phận nhân dân trong tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,7%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nƣớc (3,97%) và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (2,1%); giá trị sản xuất tăng 7,75%/năm. Năm 2011, giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 ƣớc đạt 2.414,5 tỷ đồng, tăng 1,97% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó: Giá trị sản xuất trồng trọt đạt 1.146 tỷ đồng tăng 1,08%; chăn nuôi 1.100,4 tỷ đồng, tăng 2,35% so với năm 2010. Giá trị các hoạt động dịch vụ nông nghiệp đạt 168 tỷ đồng, tăng 5,78% so với cùng kỳ. Trong đó 1 số dịch vụ nhƣ: dịch vụ tƣới tiêu nƣớc, làm đất, ra hạt sơ chế sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi… đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2007 - 2010

Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu ngƣời qua các năm cũng tăng lên rõ rệt.

Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn đƣợc đầu tƣ nâng cấp mạnh

nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, hạ tầng đô thị và nông thôn, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế luôn phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của đại bộ phận ngƣời dân nông thôn. Hiện nay, đời sống dân cƣ nông thôn trong tỉnh đã đƣợc cải thiện không chỉ về mặt số lƣợng mà cả về mặt chất lƣợng từ điều kiện sống, đi lại, học tập, chữa bệnh đến các hoạt động sinh hoạt văn hoá, từng bƣớc khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng, các địa phƣơng về đời sống, thu nhập. Một số làng, xã đã trở thành làng, xã văn hoá có kinh tế phát triển, văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc bƣớc đầu đƣợc phục hồi, phát huy, trình độ dân trí đƣợc nâng lên.

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)