1.3.1.1. Nam Định
Tỉnh Nam Định nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Nam sông Hồng bao gồm có 9 huyện và 13 thị trấn, từ lâu Nam Định đã đƣợc ví nhƣ là vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ với nhiều làng nghề truyền thống. Tình hình kinh tế - xã hội của Nam Định những năm gần đây đã có những đổi thay đáng kể, hạ tầng cơ sở của Nam Định đƣợc đầu tƣ, nâng cấp với các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng biển, cảng biển, đƣờng sắt và hệ thống cầu vƣợt.
Hiện nay Nam Định đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép xây dựng 11 KCN, với diện tích đất quy hoạch gần 1900 ha, chiếm khoảng 3% diện tích đất nông nghiệp. Các KCN đƣợc quy hoạch dọc quốc lộ 10, quốc lộ 21, đƣờng sắt, cảng đƣờng sông nên thuận lợi cho đầu tƣ và lƣu thông hàng hoá.
Thực hiện chƣơng trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVI và lần thứ XVII, một số KCN đã đƣợc thành lập trên địa bàn tỉnh gồm: KCN Hoà Xá, KCN Mỹ Trung và KCN đóng tàu Vinashin, KCN Bảo Minh... Đây là thành quả phấn đấu nỗ lực từ nhiều năm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Do đó, Nam Định luôn đạt ngƣỡng an toàn lƣơng thực, bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia.
KCN Hoà Xá là KCN đầu tiên của tỉnh, đƣợc thành lập năm 2002 nằm ở phía tây thành phố Nam Định, trên địa bàn 2 xã Mỹ Xá và Lộc Hoà, KCN có tổng diện tích 286 ha. Mục tiêu phát triển của KCN Hòa Xá đƣợc tỉnh đề ra đó là: giải quyết lao động, việc làm, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng thành phố, tăng thu ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp khẩn trƣơng bồi thƣờng, thu hồi đất, tạo mặt bằng, đồng thời thực hiện mời gọi các nhà đầu tƣ trong tỉnh, trong nƣớc và nƣớc ngoài vào đầu tƣ tại KCN Hòa Xá. Công tác bồi thƣờng đất trong KCN Hòa Xá đƣợc bảo đảm đúng quy định pháp luật, nhân dân đƣợc nhận tiền bồi thƣờng theo đơn giá cao nhất trong khung giá của tỉnh, đƣợc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ ổn định đời sống, đƣợc bố trí đất dịch vụ, ƣu tiên đào tạo nghề, ƣu tiên hợp đồng làm việc trong các doanh nghiệp KCN nằm ngay trên mảnh đất của địa phƣơng. Hiện nay, số lao động địa phƣơng đang làm việc trong các doanh nghiệp KCN Hòa Xá là 984 ngƣời, trong đó xã Mỹ Xá 663 ngƣời, xã Lộc Hoà 321 ngƣời, bằng 61% số lao động phải chuyển đổi nghề, đạt tỷ lệ khá cao, đã minh chứng cho cuộc sống “ly nông, không ly hƣơng” của nông dân là hoàn toàn phù hợp, có thể ổn định lâu dài. Một vấn đề đi cùng với tạo việc làm là tái định cƣ cho các hộ phải thu hồi đất ở. KCN Hoà Xá có trên 80 hộ thuộc diện này, chiếm tỷ lệ trên 10% số hộ. Tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các ngành, UBND thành phố xây dựng ngay hai khu tái định cƣ mới theo quy
định và phân giao cho các hộ, theo nguyên tắc nơi ở mới có điều kiện tốt hơn, giá hạ tầng thấp nhất, công khai rộng rãi nên đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ, không xảy ra khiếu kiện.
Từ kinh nghiệm xây dựng KCN Hòa Xá, tỉnh Nam Định tiếp tục chỉ đạo xây dựng các KCN mới: KCN Mỹ Trung nằm trên địa bàn xã Mỹ Trung thuộc huyện Mỹ Lộc và phƣờng Lộc Vƣợng thuộc thành phố Nam Định. Diện tích bồi thƣờng, thu hồi đất trong KCN là 165 ha, trong đó đất xây dựng KCN là 144 ha, đất xây dựng 2 khu tái định cƣ và đất di chuyển mồ mả là 21 ha; số
hộ dân có đất bị thu hồi 958 hộ, với 138 hộ có đất thổ cƣ. KCN đóng tàu nằm
trên địa bàn thị trấn Thịnh Long của huyện Hải Hậu và xã Xuân Tân của
huyện Xuân Trƣờng. Diện tích đất bồi thƣờng, thu hồi là 56 ha đều là đất bãi
ven sông; số hộ dân có đất bị thu hồi là 27 hộ; không phải xây dựng khu tái định cƣ. Theo kết quả điều tra năm 2008, số lao động bị ảnh hƣởng do thu hồi đất làm 2 KCN này là 1.774 ngƣời, chiếm tỷ lệ gần 44% số nhân khẩu của các hộ. Nhìn chung, công tác bồi thƣờng, thu hồi đất bảo đảm theo quy định hiện hành, cùng với phần hỗ trợ thêm của nhà đầu tƣ hạ tầng KCN nên triển khai thuận lợi. Các cơ chế khuyến khích đầu tƣ cũng đã đƣợc tỉnh ban hành kịp thời cho từng KCN, qua đó đã thể hiện sự quyết tâm cao về phát triển công nghiệp của tỉnh.
* Những năm qua các KCN tỉnh Nam Định đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tuy tác động đối với khu vực nông thôn chƣa nhiều, chủ yếu ở những xã, phƣờng đã có KCN. Song một số tác động tích cực ban đầu có thể sẽ ảnh hƣởng lớn đến thay đổi của nông thôn, đƣợc thể hiện qua những nội dung sau:
- Chuyển đổi nghề cho nông dân trong độ tuổi lao động: lao động làm việc ổn định trong các doanh nghiệp KCN Nam Định đến nay là 26.320 lao động, trong đó: lao động tuyển dụng lần đầu, từ khu vực nông thôn khoảng 21.500 ngƣời, chiếm tỷ lệ 82%; đang làm việc trong ngành dệt - may là
18.127 ngƣời, chiếm tỷ lệ 70%; ngành cơ khí 3.120 ngƣời, chiếm tỷ lệ 12%; ngành chế biến 1.960 ngƣời, chiếm tỷ lệ 7,5%; ngành nhựa 774 ngƣời, chiếm tỷ lệ 5% và một số nhóm ngành khác.
- Xuất hiện một số hoạt động kinh doanh dịch vụ, nhƣ cho thuê nhà trọ,
nhà hàng ăn uống, giữ trẻ, khám bệnh, một số dịch vụ khác tại các thôn, xóm; theo khảo sát tại các xã ven KCN, có 4.680 ngƣời lao động thuê trọ tại gần 400 hộ dân. Sau khi bị thu hồi đất, cơ bản đời sống nông dân vẫn ổn định về mọi mặt.
- Góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng: thông qua chi dùng sinh hoạt hàng ngày của ngƣời thuê trọ và hoạt động kinh doanh dịch vụ, một số đóng góp cho ngân sách xã, phƣờng đã tăng lên đáng kể. Cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ ngƣời dân đã dần đƣợc đầu tƣ xây dựng từ nguồn tiền bồi thƣờng tài sản công ích, từ nguồn vốn tái định cƣ nhƣ nâng cấp trƣờng học, nhà trẻ, trạm y tế, nhà văn hoá, đƣờng giao thông... Qua đó, đời sống văn hoá tinh thần, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh ở khu vực nông thôn ngày càng đƣợc mở rộng và cải thiện.
- Tác động mạnh về tƣ tƣởng, nếp sống, tác phong của ngƣời lao động:
do làm việc theo dây chuyền sản xuất với công nghệ mới, trình độ tay nghề nâng lên, tính tập thể hình thành; mặt khác, sự ảnh hƣởng của các đoàn thể quần chúng nhƣ công đoàn, chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ có ảnh hƣởng nhất định đến nhận thức chính trị của ngƣời lao động.
* Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc xây dựng và phát triển các KCN cũng đã ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống, việc làm của ngời lao động nhƣ: Thu hồi đất nông nghiệp làm KCN đã làm nhiều hộ dân bị mất đất sản xuất, nhƣng khả năng tạo việc làm của KCN cho ngƣời nông dân bị mất đất là còn hạn chế về nghề, tuổi tác, thời gian xây dựng nhà máy, điều kiện hợp đồng lao động... tạo ra hiện tƣợng thiếu việc làm cục bộ. Mặt khác, công tác tổ chức đào tạo, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho nông
dân còn nhiều vƣớng mắc cả về chính sách cũng nhƣ thực tiễn. Một trong các nguyên nhân là đời sống và việc làm của nhiều hộ dân sau bị thu hồi đất không có điều kiện ổn định và phát triển; công tác an toàn, an ninh nông thôn có nơi bị vi phạm nhƣ trộm cắp, cờ bạc… đã ảnh hƣởng xấu nếp sống chân chất làng quê Nam Định.
1.3.1.2. Bắc Ninh
Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Ninh đƣợc tái lập, công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh với cơ sở, nền móng còn yếu, nhỏ bé chƣa là nhân tố “đầu tầu” làm động lực phát triển. Trƣớc tình hình đó, để thực hiện CNH, HĐH thì việc phát triển các KCN đƣợc coi là giải pháp hàng đầu, giữ vai trò tiên phong. Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Ninh đã có các Nghị quyết chỉ đạo để xây dựng, phát triển KCN, cụm công nghiệp (CCN), phát triển kinh tế theo hƣớng kinh tế công nghiệp. Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung đã đƣợc phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng diện tích 7.525 ha (KCN 6.541 ha và khu đô thị 984 ha), tổng vốn đầu tƣ hạ tầng đạt 865 triệu USD. Trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động, 5 KCN đang làm thủ tục triển khai xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch KCN đạt 53,35%, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,84%. Đã thu hút đƣợc các dự án đầu tƣ lớn trong và ngoài nƣớc, có công nghệ hiện đại nhƣ: Samsung, Canon, ABB… Từ đó xây dựng đƣợc hình ảnh đặc trƣng của mỗi KCN, kéo theo chuỗi các nhà đầu tƣ vệ tinh khác. Định hình và phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao… Đã thu hút đƣợc 500 dự án với tổng vốn đăng ký 3.782,21 triệu USD. Hiện có 251 dự án đi vào hoạt động (trong đó 132 dự án FDI). Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN (không tính công ty đầu tƣ phát triển hạ tầng) đạt 51.927,5 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 2.088 triệu USD, tạo việc làm cho gần 67.750 ngƣời, trong đó lao động địa phƣơng chiếm 43,8%.
* Sự hình thành và phát triển các KCN là một bƣớc đi sáng tạo mang tính đột phá tạo sức hút lớn trong bức tranh kinh tế của Bắc Ninh những năm qua. Nó cũng có tác động không nhỏ đến phát triển khu vực nông thôn trong tỉnh, thể hiện ở một số điểm sau:
- Quy hoạch hợp lý các KCN phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Kế thừa kinh nghiệm ở các tỉnh đi trƣớc (Đồng Nai, Bình Dƣơng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…) đồng thời nhìn thấy những nhƣợc điểm từ việc xây dựng KCN không gắn với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cƣ, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công tác bảo vệ môi trƣờng sẽ dẫn tới thiếu tính bền vững trong phát triển, việc quy hoạch và xây dựng các KCN Bắc Ninh góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế thể hiện trong phân bố các KCN. Đa số tập trung ở vùng phía Bắc sông Đuống (12 Khu), tập trung xung quanh tỉnh lỵ và khu vực thuận tiện về giao thông, cơ sở hạ tầng sẵn có. Nó đảm bảo hấp thu và phát huy lợi thế tập trung trội hơn so với các vùng miền khác trong tỉnh, hấp dẫn thu hút đầu tƣ tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ.
Các KCN phía Bắc sông Đuống quy hoạch và xây dựng nhằm kêu gọi và xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn, mà trọng tâm là ngành công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến công nghệ cao; thu hút nhiều lao động có kỹ thuật cao. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, xây dựng đô thị hiện đại, hệ thống hạ tầng đồng bộ kết nối với mạng lƣới các KCN xây dựng mô hình Đô thị công nghiệp trong tƣơng lai.
Khu vực phía Nam Sông Đuống có điều kiện phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá nông sản. Để khắc phục sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, Bắc Ninh đã quy hoạch xây dựng một số KCN phía Nam sông Đuống (03 khu) phục vụ chủ yếu để làm đòn bẩy kích thích và hỗ trợ nông nghiệp phát triển.
- Qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ; tăng
trƣởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số và trở thành nhân tố quyết định quá trình CNH, HĐH của tỉnh.
- Cùng với tốc độ phát triển nhanh của các KCN, Bắc Ninh còn rất chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Công tác đào tạo nghề lao động nông thôn ở Bắc Ninh đƣợc triển khai theo hƣớng đa dạng các loại hình, các ngành nghề đào tạo: dạy nghề tại cộng đồng theo nhu cầu lao động; liên kết với trƣờng dạy nghề để đào tạo liên thông đạt trình độ cao; dạy nghề và tạo việc làm thông qua các chƣơng trình của Chính phủ. Trên địa bàn, hàng loạt nghề đƣợc mở rộng đào tạo gắn với thị trƣờng và nhu cầu lao động. Tỉnh đã đầu tƣ mở thêm hệ cao đẳng và trung cấp nghề, nâng số lao động đƣợc đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng từ bốn nghìn lên hơn năm nghìn mỗi năm.
Mô hình đào tạo nghề tiêu biểu ở tỉnh là mô hình "ba trong một", đó là: Đào tạo nghề, giải quyết việc làm lao động nông thôn gắn liền với doanh nghiệp. Mô hình này lấy các cơ sở dạy nghề làm nơi đào tạo, thực hành, vừa là nơi giới thiệu việc làm. Năm 2010, mô hình trên của các huyện Thuận Thành, Lƣơng Tài, Gia Bình, thị trấn Từ Sơn dạy các nghề thêu, mộc dân dụng, may, cơ khí... đã tạo việc làm cho 1.200 lao động với mức lƣơng từ 2 triệu đồng/tháng/ngƣời trở lên. Nhờ đó mà thấy lĩnh vực đào tạo nghề lao động nông thôn Bắc Ninh đã có bƣớc phát triển rõ nét cả về lƣợng và chất: Nếu nhƣ năm 2009 mới chỉ có 7 nghìn lao động nông thôn đƣợc đào tạo thì năm 2010 đạt 11 nghìn, riêng 6 tháng đầu năm 2011 có hơn 10 nghìn lao động nông thôn của tỉnh tham gia học nghề. Đây chính là nguyên nhân quan trọng để trong 6 tháng đầu năm 2011, tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 13 nghìn lao động, tăng 19% so cùng kỳ năm 2010.
- Bên cạnh những thành công về kinh tế, các KCN còn tham gia, đóng góp tích cực vào tổ chức đời sống xã hội. Với việc thiết lập mô hình KCN, đô thị đã góp phần hình thành các khu đô thị mới gắn với phát triển CCN, làng nghề và kiến tạo bộ mặt nông thôn mới; thúc đẩy hạ tầng xã hội nhƣ trƣờng
học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hoá, thể thao… đảm bảo cuộc sống của ngƣời lao động, ổn định an sinh xã hội; góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế, tạo sự phát triển hài hoà giữa các khu vực trong tỉnh là cơ sở để Bắc Ninh hội nhập và phát triển một cách bền vững.
* Tuy nhiên, hiện nay lao động nông thôn ở Bắc Ninh từ 35 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ hơn 60%. Đây chính là nhóm đối tƣợng có tiềm năng phát triển kinh tế hộ, hầu hết họ là chủ gia đình. Những khảo sát mới đây lại cho thấy, một tỷ lệ không nhỏ trong nhóm đối tƣợng này đang thiếu việc làm, nhu cầu đƣợc đào tạo và đào tạo lại nghề cao. Trong đó, riêng lao động nữ thuộc diện hộ thu hồi đất nông nghiệp, hộ nghèo, cận nghèo lên đến con số hàng chục nghìn. Thiết nghĩ, các chƣơng trình, dự án đào tạo nghề cần nỗ lực cao hơn và tập trung vào nhóm lao động này.
Các công ty đầu tƣ hạ tầng KCN chƣa có khu lƣu trữ chất thải tạm thời theo quy định, hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung xây dựng chậm so tiến độ đề ra. Vẫn còn doanh nghiệp chƣa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật.