Kinh nghiệm của 1 số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 37)

1.3.1.1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Trên Báo điện tử (Cổng thông tin điện tử Chính phủ - chinhphu.vn), ông Nguyễn Văn Tứ, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội cho biết, với 2.212 dự án FDI, vốn đăng ký 23,3 tỷ USD và vốn giải ngân khoảng 7 tỷ USD hiện nay đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, đặc biệt, là đóng góp vào giá trị giá trị sản xuất công nghiệp tới 50%. Có được thành công trên, Hà Nội đã quản lý các doanh nghiệp FDI bằng các cách sau:

Một là, Hà Nội đã xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 khá bài bản và rõ ràng , đây là cơ sở quan trọng cho việc định hướng chiến lược thu hút đầu tư và quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó xây dựng các danh mục gọi vốn FDI, các ngành, nghề ưu tiên khuyến khích đầu tư, quản lý khâu hậu kiểm chặt chẽ, hạn chế sai sót. Nhờ đó, đã tạo dựng được niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại Hà Nội. [18]

Hai là, Hà Nội xác định vấn đề xúc tiến đầu tư là cơ bản nhưng công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều yếu tố tổng hòa khác, cụ thể như các yếu tố về cơ sở hạ tầng, sự ứng xử của các cơ quan chính quyền đối với nhà đầu tư. Mặt khác, Hà Nội có nhiều dự án lớn, quan trọng trên địa bàn, nên trong một năm, các cơ quan chức năng cử đoàn kiểm tra trực tiếp dự án để nắm bắt tình hình, điều chỉnh công tác quản lý phù hợp.

Ba là, Hà Nội đã ban hành một số chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI. Khi nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp sẽ được ưu đãi về giá đất, xây dựng kết cấu hạ tầng và giảm, miễn thuế đối với các lĩnh vực đang là đòn bẩy kinh tế quan trọng. Ngoài ra, Thành phố cũng quan tâm đến đời sống của cán bộ, gia đình doanh nhân người nước ngoài trên địa bàn, tạo tâm lý thoải mái, ổn định cho các nhà đầu tư trên địa bàn.

Bốn là, về kinh nghiệm trong xúc tiến đầu tư, Hà Nội xác định công tác xúc tiến phải có trọng điểm, lĩnh vực nào là quan trọng phù hợp với địa phương, khuyến khích các dự án mang chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Việc tham gia xúc tiến đầu tư chung của Chính phủ, bộ, ngành là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc quan trọng không kém chính là sau khi xúc tiến chung, chính quyền cần có những động thái tiếp cận ngay, lắng nghe và đưa ra những cam kết mạnh mẽ để các nhà đầu tư thực sự yên tâm hơn khi đầu tư vào địa phương mình.

Tuy nhiên, những bài học này chỉ là giải pháp tạm thời, có tính thời điểm. Trong tương lai, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ trong Đề án Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, các cơ quan liên quan đến hoạt động này sẽ phải ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác đăng ký doanh nghiệp, đặc biệt là trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý doanh nghiệp. Về lâu dài, cơ sở dữ liệu này sẽ được kết nối trực tuyến và chia sẻ đầy đủ dữ liệu pháp lý về doanh nghiệp cho mọi cơ quan quản lý nhà nước khác, cũng như thực hiện yêu cầu công bố rộng rãi và công khai các thông tin về đăng ký doanh nghiệp để mọi doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận được và dễ dàng trong quản lý.

1.3.1.2 Kinh nghiệm ở Đồng Nai

Thời gian qua, tình hình kinh tế thế giới chưa có gì “sáng sủa” nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tìm đến các KCN Đồng Nai, vì vậy, Đồng Nai là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài thành công nhất trong cả nước. Hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai chiếm từ 45 – 50% tổng vốn đầu tư của toàn tỉnh. Năm 2010 thu hút được 47 dự án với số vốn đăng ký là 544,1 triệu USD [32]. Bà Nguyễn Phương Lan - Phó ban quản lý các KCN Đồng Nai phát biểu trên trang điện tử của Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (29/11/2010), cho rằng về khách quan, kinh tế thế giới đã khó khăn mấy năm qua, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài cũng đã chững lại khá lâu và giai đoạn này, họ nghĩ đến việc tái đầu tư mở rộng, đặc biệt với nhiều quốc gia châu Á như Nhật hay Hàn Quốc… Về phía chủ quan, bà Lan cho rằng Đồng Nai ngày càng làm tốt hơn công tác xúc tiến đầu tư và cung cấp thông tin, thể hiện qua sự chủ động, linh hoạt thông qua các hoạt động xúc tiến trực tiếp trong và ngoài nước. Thành công đó của Đồng Nai được đúc kết thành bài học sau:

Thứ nhất, chính quyền và nhân dân đồng tâm nhất trí tìm các biện pháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong công tác quản lý nhà nước, các cơ quan đã thực hiện thành công quy chế quản lý một cửa, thời gian cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài nhanh chóng. Có dự án theo quy định phải cấp phép trong thời gian một tuần , nhưng tỉnh cố gắng cấp phép trong vòng 24 tiếng đồng hồ (năm 2003 đã cấp giấp phép cho công ty Mainetti Vietnam 100% vốn Singapore chỉ mất 3 giờ đã được vào khu công nghiệp Amata). Các chuẩn mực , tiêu chí , chế độ được công khai hóa và minh bạch hóa . Đội ngũ cán bộ được yêu cầu phải hế t sức có trách nhiệm thực hiện. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ yên tâm. Chính họ sẽ giới thiệu những điều tốt này cho khách hàng, bạn bè của mình.

Thứ hai, vận dụng sáng tạo chủ trương thu hút vốn FDI, Đồng Nai đã quy hoạch các KCN theo định hướng quy hoạch tổng thể toàn tỉnh. Đồng thời, linh hoạt cho phép công ty phát triển kết cấu hạ tầng đàm phán thoả thuận với nhà đầu tư ứng trước phí sử dụng hạ tầng, đã tạo được nguồn vốn rất quan trọng để xây dựng kết cấu hạ tầng ban đầu. Thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đóng góp ý kiến, kịp thời giải quyết những vướng mắc, điều chỉnh số vốn, cho phép gia hạn thời gian giải ngân...

Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động. Đặc biệt, cung cấp cho người lao động những kiến thức cơ bản về Bộ luật lao động, cách làm việc của các doanh nghiệp FDI nhằm hình thành ngay từ đầu tác phong làm việc công nghiệp, dần xóa bỏ lề lối cũ, thủ công, mang tính chất nông nghiệp.

Thứ tư, đối tượng lựa chọn để xúc tiến đầu tư trong các năm tới sẽ là các doanh nghiệp thuộc các nước và vùng lãnh thổ tiềm năng như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, các nước công nghiệp mới (NICs)… Mặt khác, cũng có sự thay

đổi trong cơ cấu các ngành nghề kêu gọi đầu tư. Đồng Nai sẽ không đặt mục tiêu kêu gọi các dự án có vốn lớn nhằm “lấp đầy” các KCN mà chú trọng vào chất lượng dự án, ưu tiên các ngành nghề thuộc nhóm công nghệ kỹ thuật cao, điện - điện tử, công nghiệp hỗ trợ…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)