Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 118)

Nhằm phát huy tối đa các nguồn lực trong tỉnh và nhà đầu tư nước ngoài mang lại, phải có sự kết hợp hài hòa giữa nguồn lực con người và các yếu tố khác, muốn vậy phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Đây

là giải pháp quan trọng để phát huy hiệu quả cơ chế phân cấp mà Nhà nước yêu cầu. Muốn vậy phải có kế hoạch đào tạo thường xuyên, liên tục, đúng mục đích, như:

Phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành, như Sở Lao động - Thương binh và xã hội, các trung tâm xúc tiến việc làm, và ý kiến các nhà đầu tư, đánh giá đội ngũ cán bộ và thực lực đội ngũ lao động, nắm vững nhu cầu lao động của các doanh nghiệp khi đã cấp giấy phép để có kế hoạch cụ thể đào tạo đáp ứng nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng.

Củng cố, bổ sung đủ nhân lực cho bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên ngành trong công tác quản lý và cấp phép đầu tư. Về lâu dài, phải lựa chọn các sinh viên đạt loại khá – giỏi thuộc các chuyên ngành kinh tế, có trình độ ngoại ngữ, tin học khá. Đây sẽ là đội ngũ kế cận và tiên phong trong thời kỳ mới, linh hoạt và nhạy bén với thời cuộc, quản lý hoạt động FDI sẽ hiệu quả.

Kết hợp chặt chẽ với các trường dạy nghề của Trung ương, địa phương, các ngành đóng trên địa bàn của tỉnh, tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của các trường để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp của tỉnh cũng như cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng nhiều hình thức như: Đào tạo theo địa chỉ, đào tạo công nhân lành nghề để tiếp thu công nghệ mới, đào tạo lại nghề cho lao động khi làm việc trong doanh nghiệp FDI.

Cần mở nhiều khóa đào tạo lại đối với số cán bộ quản lý đang được cử tham gia vào các liên doanh và số cán bộ đang làm công tác quản lý liên quan đến FDI ở các ngành chuyên môn. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ tham gia ở các liên doanh cần có biện pháp, kế hoạch quản lý, bồi dưỡng thông qua các cuộc sinh hoạt, trao đổi, hội nghị, hội thảo để giúp đỡ đội ngũ này nâng cao trình độ. Mặt khác cần có biện pháp bồi dưỡng kiến

thức cho các thành viên Hội đồng quản trị (phía Việt Nam), nhất là kiến thức về kinh tế thị trường, phương thức kinh doanh quốc tế, về luật pháp có sự tham gia của yếu tố nước ngoài.

Một trong những nguyên nhân các dự án liên doanh nước ngoài không tuyển được lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động sở tại (nơi doanh nghiệp đóng) là vì việc chuẩn bị đào tạo cán bộ không được quan tâm đến. Do vậy, cần phải có quy hoạch dự kiến cán bộ sẽ tham gia các dự án liên doanh, từ đó có kế hoạch đào tạo cụ thể, nhằm chủ động chuẩn bị đội ngũ cán bộ đủ điều kiện cử vào tham gia quản lý cùng với các đối tác nước ngoài. Đối với đội ngũ công nhân bên cạnh nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư về giá lao động sẽ còn một vấn đề quan trọng hơn là tay nghề, đức tính cần cù chịu khó, tính kỷ luật trong lao động (mà đây là vấn đề còn yếu kém trong đội ngũ lao động nước ta nói chung, Phú Thọ nói riêng). Với vấn đề chất lượng lao động, có một thực tế là hầu hết số lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp FDI không qua đào tạo hoặc chỉ đào tạo kết hợp trong một số trung tâm dạy nghề của tỉnh, tuy cũng có một số cán bộ có trình độ đại học song lại chấp nhận làm việc trái với ngành nghề đào tạo, hoặc làm các công việc giản đơn. Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng lâu dài phải có một chiến lược đào tạo đúng hướng.

Sở Giáo dục - đào tạo, sở KH&ĐT, sở Lao động thương binh và xã hội với sự hỗ trợ của các ngành trung ương, cần xây dựng định hướng cho hoạt động đào tạo của tỉnh sao cho vừa mang tính thiết thực, vừa thể hiện được tầm nhìn chiến lược lâu dài. Trước mắt cần tập trung củng cố hệ thống dạy nghề hiện có đảm bảo năng lực đào tạo, kết hợp với đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề dưới sự quản lý nhà nước chặt chẽ về quy trình, chương trình, nội dung đào tạo. Bên cạnh đó, phối hợp với Sở, Ban ngành chức năng mở các Hội chợ việc làm, Hội chợ xúc tiến đầu tư để tiếp xúc giữa người lao động và doanh nghiệp.

Kết luận chương 3

Mục tiêu thu hút FDI trong thời gian tới của Phú Thọ phải phù hợp với chiến lược phát triển trong giai đoạn sắp tới là: Tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, thu hút lực lượng lao động, tiếp thu khoa học - công nghệ tiên tiến và góp phần tăng nguồn thu của ngân sách tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Để các nhà đầu tư tìm đến và yên tâm ở Phú Thọ, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hướng vào những ngành nghề tạo ra hiệu quả kinh tế cao, công nghệ tiên tiến, hạn chế các ngành gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách thu hút lực lượng cán bộ quản lý, doanh nhân giỏi về làm việc trong các khu, CCN. Cần quan tâm và có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người dân sau khi bị thu hồi đất xây dựng khu, CCN tìm được việc làm, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó cần kiện toàn các tổ chức quản lý nhà nước đối với khu, CCN, đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát lại các quy định không cần thiết gây khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Minh bạch công khai các hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý doanh nghiệp, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý lao động. Thường xuyên đối thoại, tiếp thu ý kiến từ doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.

Tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các cơ đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, tích cực công tác thu hút, sử dụng và quản lý chặt chẽ nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI. Đây vừa là nguồn lợi, vừa là mối nguy hiểm cho tỉnh nếu như không quản lý chặt chẽ và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Đề tài Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọlà quá trình nghiên cứu những vấn đề về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhất là về hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, bộ máy quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở tỉnh Phú Thọ.

Trong những năm qua nền kinh tế Phú Thọ đã đạt được những thành tựu nhất định, bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh đã có những đổi thay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã có những bước tiến đáng ghi nhận, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Do đó đã có quá trình hội nhập khá tốt với nền kinh tế chung của cả nước. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận thì quá trình quản lý doanh nghiệp FDI ở Phú Thọ còn gặp nhiều yếu kém và hạn chế như : kinh nghiệm quản lý còn non kém, khó khăn trong thu hút và giải ngân nguồn vốn, các nhà đầu tư chưa thực sự gắn bó và mang đến cho tỉnh các dự án quy mô lớn… Do vậy, cần phân tích những mặt hạn chế, yếu kém đó và có những biện pháp tích cực là vô cùng quan trọng .

Tác giả đã chỉ ra phần nào những hạn chế trong quá trình quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Phú Thọ trong thời gian qua, phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan và đã đề ra những biện pháp thiết thực nhằm tăng tính hiệu quả trong quá trình quản lý hoạt động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư tại Phú Thọ. Đề tài đã tập trung vào phân tích những vấn đề có tính nổi bật nhất trong hoạt động quản lý nguồn FDI: chất lượng công tác quy hoạch, xúc tiến đầu tư, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp... Tuy nhiên, về lâu dài, để môi trường đầu tư của Phú Thọ có tính cạnh tranh, phát huy tối đa hiệu quả của doanh nghiệp FDI cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, cần phối hợp với các Bộ, ngành

để tìm ra những giải pháp thiết thực, mang tính đột phá và đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện một cách mạnh mẽ ở tất cả các khâu thì mới có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả của loại hình doanh nghiệp này.

Tuy đã có những kết quả đáng kể trong việc thu hút FDI vào Phú Thọ nhưng các thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng dồi dào của tỉnh. Để có được nguồn vốn, nguồn công nghệ ngày một phong phú, gia tăng đầu tư vào Phú Thọ và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày một hiệu quả hơn thì cần phải có những chính sách phù hợp, tạo môi trường thông thoáng, lý tưởng cho các nhà đầu tư hưóng đến, từ đó mới có được những cơ hội mới trong công tác thu hút FDI và cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Anh (2010), “Quản lý và thu hút vốn FDI: Nhìn người ngẫm ta”, Thời báo kinh tế Việt Nam

2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2001), Các quy định pháp luật về đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ tư pháp (1996), Luật đầu tư nước ngoài

4. Bộ tư pháp (2005), Luật đầu tư

5. Lê Văn Châu (1995), Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế ở

Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. Kim Chi (10/2010), “Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước

ngoài trên địa bàn tỉnh”, Báo Phú Thọ

7. Kim Chi (10/2010), Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Cần giải pháp tháo

những nút thắt, Báo Phú Thọ

8. Phạm Thị Chinh (2008)“Chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương” (Luận văn thạc sỹ, Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 2008)

9. Đặng Thị Kim Chung (2009), “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài của Việt Nam”, (Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia

Hà Nội,),

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

12.PGS.TS Phan Huy Đường (2010), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học quốc gia.

13.Trần Xuân Giá (2005), "Môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và dự báo.

14.Vũ Thị Thu Hằng (2010), “Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”, Số 176, Tr22-26, Tạp chí Quản lý nhà nước

15.Phạm Thị Thanh Hiền , Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh, “Tác động

của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam”, Đề tài khoa học

cấp trường, Giải Nhì, Đại học quốc gia Hà Nội.

16.Hồ Thị Lan Hương, Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học

viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006.

17.Nguyễn Văn Hùng (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện

CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18. Đinh Hà Nhật Lê (2011), “Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (FDI) giai đoạn 2010 – 2015. Thực trạng và giải pháp”,

Hà Nội

19.Phan Long (2011), “Hà Nội sẽ rà soát chặt chẽ dự án FDI”, trang baomoi.com

20. Đức Minh (3/2011), “Cơ chế ưu đãi và thực hiện cải cách thủ tục hành

chính để tăng cường thu hút đầu tư”, Báo Phú Thọ

21. Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ (2010), Danh mục các dự án đầu tư đến năm 2010

22.Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo tình hình thu hút và giải ngân các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

23.Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài quý III, 9 tháng, ước cả năm 2010.

24.Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo tổng hợp, rà soát phân loại các dự án tại tỉnh Phú Thọ.

25.Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ (2010), Quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

26.Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ (2010), Tổng quan về tỉnh Phú Thọ.

27.Võ Thanh Thu (2004), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nxb Thống kê, Hà Nội.

28.Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Quyết định về việc phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư năm 2010.

29.Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (1 - 2012), Quyết định về việc hỗi trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

30. Số liệu từ các trang Web:

- www.phutho.gov.vn ( UBND Tỉnh Phú Thọ ) - www.gso.gov.vn ( Tổng cục Thống kê Việt Nam )

- www.vneconomy.com.vn ( Thời báo Kinh tế Việt Nam ) - www.neu.edu.vn ( Đại học Kinh tế Quốc dân)

- www.fia.mpi.gov.vn ( Cục Đầu tư nước ngoài FIA ) - dpi.phutho.gov.vn (Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ) - taichikinhtedubao.mpi.gov.vn (Tạp chí kinh tế dự báo)

- chinhphu.vn (Báo điện tử của Chính phủ nước CHXHCNVN) - vneconomy.vn - tailieu.vn - ktpt.edu.vn - vietnamgateway.org - www.kilobooks.com - baomoi.com

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 118)