Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 44)

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ thuộc Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam , có vị trí trung tâm là vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh, là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ . Phú Thọ tiếp giáp với Hà Nội theo hướng Tây Nam và tỉnh Vĩnh Phúc the o hướng Đông Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thủy – Hà Giang hơn 200km, cách cảng Hải Phòng 170km, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô . Phú Thọ có một vị trí khá thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản , trồng các cây công nghiệp dài ngày , cây nguyên liệu giấy, phát triển lương thực, chăn nuôi… và sẽ có nhiều tiềm năng, cơ hội để tạo ra môi trường tốt cho thu hút đầu tư nước ngoài.

Địa hình có đặc trưng cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, tạo nên vùng đất “sơn chầu, thuỷ tụ”, giao thông ngược xuôi đều thuận lợi. Đó là vùng đất chuyển tiếp, nối kết giữa miền núi cao, thượng du với đồng bằng châu thổ sông Hồng, đã tạo cho Phú Thọ vị thế “địa - chính trị” vô cùng quan trọng và “địa - văn hoá” phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Hiện nay , tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành thị , trong đó , thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía Bắc. Việt Trì được công nhận là đô thị loại II (năm 2005) và ngày 4/5/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định công nhận Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Trong 5 năm (2001 - 2005), tỉnh Phú T họ đạt mức tăng trưởng GDP bình quân 9,79%/năm; tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2006 - 2008) đạt 10,9%, năm 2010 là 11,5%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2010: công nghiệp, xây dựng 45-46%; dịch vụ 36-37%; nông, lâm nghiệp 18-19%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 1,6- 1,7 lần so với giai đoạn (2001-2005); tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt trên 11% GDP. Tỉnh Phú Thọ từ một trung tâm công nghiệp cũ trở thành một trung tâm công nghiệp mới ở miền Bắc, từ một tỉnh thiếu lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực và đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa.

Tỉnh Phú Thọ là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, về sản xuất và chế biến một số sản phẩm nông nghiệp lớn (chè, nguyên liệu giấy, thủy sản…); là trung tâm khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp và trung tâm văn hóa xã hội, nhân văn của cả nước.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng khoảng 16,7 – 17,5% tăng 2% so với năm 2001 - 2005. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm dệt may, giày dép, , hoá chất, cơ khí, vật liệu xây dựng... Kim ngạch xuất nhập khẩu của Phú Thọ qua các năm không ngừng tăng lên với tỉ lệ tăng trưởng bình quân 15,2%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008 trên địa bàn đạt 1.165,8 tỷ đồng, tăng 10,6% so với 2007, năm 2010 đạt khoảng 1400 – 1500 tỷ đồng. [26]

Về kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Qua địa bàn tỉnh có quốc lộ 2, quốc lộ 32, quốc lộ 70, đường sắt tuyến Hải Phòng - Hà Nội – Lào Cai đang được mở rộng thành

tuyến liên vận quốc tế. Đường cao tốc Nội Bài – Phú Thọ – Lào Cai, đường xuyên Á và đường Hồ Chí Minh đang khởi động xây dựng. Đường thủy có cảng Việt Trì (sông Hồng, sông Lô) – là một trong ba 3 cảng sông lớn ở miền Bắc, cảng Yến Mao (Sông Đà), cảng Bãi Bằng (Sông Lô) lưu thông về cảng Hà Nội, Hải Phòng.

Đến năm 2010, Phú Thọ đã hình thành và quy hoạch 9 KCN, một khu liên hợp dịch vụ và 20 CCN. Xung quanh các KCN còn có các làng công nhân, các khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí, bệnh viện đa khoa, cửa hàng, siêu thị.

Bảng 2.1: Tổng hợp các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Địa điểm Tên Tổng diện tích (ha) dụng (ha)Đã sử dụng (Ha)Chƣa sử

Đơn giá (đồng/m2/n ăm) 1. Việt Trì Cụm CN làng nghề Phượng Lâu I 80 80 4.300 Cụm làng nghề Phượng Lâu II 22 22 4.300 2. Phù Ninh Cụm CN Phú Gia 60 60 3.000 3.Thị xã Phú Thọ Cụm CN Hà Thạch 30 30 3.500 Cụm CN Thanh Minh 7 7 4.300

Cụm công nghiệp Trường

Thịnh – Thanh Vinh 5 5 0 3.500

Cụm CN Hà Lộc 10 10 3.500

4. Lâm Thao Cụm CN làng nghề Sơn

Vy 10 2 8 4.000

5. Tam Nông

Cụm CN Văn Lương 72 72 2.600

Cụm CN làng nghề Hưng

Hoá 15 15 3.400

7. Thanh Sơn Cụm CN Thanh Sơn 30 30 2.800

8. Yên Lập Cụm CN Lương Sơn 50 50 1.600

9. Thanh Ba

Cụm CN phía Nam (Đỗ

Sơn) 50 50 2.200

Cụm CN Thanh Hà 30 30 0 2.200

10. Hạ Hoà Cụm CN Vô Tranh 50 50 1.800

11. Cẩm Khê Cụm CN làng nghề Sông Thao 100 10 90 2.600 Cụm CN làng nghề Phương Xá 100 100 2.200 12. Đoan Hùng Cụm CN Sóc Đăng 85 10 75 2.200 Cụm CN Ngọc Quan 80 2 78 2.200 Cụm CN Chân Mộng 100 100 2.200

13. Tân Sơn Cụm CN Tân Phú 85 85 1.900 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng 1.091 161 930

Nguồn: Phú Thọ tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ 2009

Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu người, có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 33,5%. Đây là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Nguồn nhân lực của Phú Thọ dồi dào, chất lượng cao: Với 3 trường Đại học, 34 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề cũng như các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học. Hàng năm, thành phố đào tạo được hàng chục nghìn lao động trẻ với kiến thức khá vững vàng. Lực lượng lao động của Phú Thọ có chất lượng hàng đầu trong khu vực miền núi trung du Phía Bắc, tác phong công nghiệp, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao là những điểm mạnh của lực lượng lao động Phú Thọ.

Phú Thọ có môi trường chính trị và xã hội ổn định, an ninh, trật tự xã hội đảm bảo. Chính quyền nhà nước, nhân dân địa phương thân thiện, ủng hộ nhà đầu tư, coi công việc của nhà đầu tư như của chính mình. Thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư và triển khai dự án thực hiện theo cơ chế một đầu mối, miễn phí, giảm phiền hà, thời gian cho nhà đầu tư. Phú Thọ đã thực hiện

cơ chế một cửa liên thông đối với các dự án đầu tư trên địa bàn, đưa công nghệ thông tin vào quảng bá, tuyên truyền, thẩm định cấp phép qua mạng và xúc tiến đầu tư thông qua cổng giao tiếp điện tử của tỉnh; rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính…

Trên địa bàn Phú Thọ hiện có 12 ngân hàng và công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn và trung hạn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể tận dụng nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp từ Quỹ Hỗ trợ phát triển. Thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận tiện, phương thức thanh toán đa dạng cộng với nhiều dịch vụ tiện ích khác sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Như vậy, Phú Thọ là thành phố có điều kiện thuận tiện trên nhiều mặt như vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ khá tốt cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động của các doanh nghiệp FDI.

 Chế độ ưu đãi và khuyến khích của tỉnh

Các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa được hưởng các ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ vừa có thêm một số chế độ ưu đãi của tỉnh nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế trong cả nước và nước ngoài đầu tư vào tỉnh, trong đó có các khu công nghiệp. Theo Quy định này, tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam khi đầu tư vào Phú Thọ đều được áp dụng đầy đủ các ưu đãi chung theo quy định của Nhà nước Việt Nam về thuế, đất đai, lao động... với những ưu đãi tối đa, thời gian ưu

đãi dài nhất. Ngoài ra, nhà đầu tư tại Phú Thọ còn được hưởng các ưu đãi đầu tư cụ thể khác theo chính sách khuyến khích trên địa bàn tỉnh.

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với: + Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập.

+ Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Công nghệ cao; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng...

- Mức thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm đối với: Các dự án Công nghệ cao; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng sông; sân bay, nhà ga có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10%.

- Mức thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với: Phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường.

- Mức thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong thời gian 10 năm đối với: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn các huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng.

- Mức thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong suốt thời gian hoạt động đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân.

- Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

+ Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập; Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc danh mục, ngành nghề Công nghệ cao, Sản xuất sản phẩm phần mềm, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng sông; nhà ga...

+ Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn tại địa bàn các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng.

- Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với: Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn thành phố Việt Trì , thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao.

- Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng.

- Ngoài các ưu đãi trên, tùy từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp còn được hưởng các ưu đãi miễn giảm thuế quy định tại Điều 17,18 và 19 của Nghị định số 124/2008/NĐ - CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ưu đãi về thuế nhập khẩu

Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng được miễn thuế: Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại các Danh mục A, B hoặc Vùng 1, Vùng 2.

+ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A, Danh mục B hoặc thuộc Vùng 1 hoặc thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.

+ Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục B; bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục A hoặc Vùng 1 được miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.

- Đối tượng được xét giảm thuế : Hàng hoá xuất, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuê mặt nước

Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất

- Dự án đầu tư thuộc Danh mục A, Danh mục B tại địa bàn Vùng 1, vùng 2.

- Được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng tối đa không quá 03 năm.

- Giảm tiền sử dụng đất: Được giảm 50%, 30%, 20% tiền sử dụng đất tùy từng trường hợp theo các quy định kèm theo.

Hỗ trợ đầu tư về đất

- Nhà đầu tư được quyền lựa chọn địa điểm, diện tích đất để thực hiện dự án phù hợp với quy mô dự án và quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền

phê duyệt. Khuyến khích các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được duyệt.

- Nhà đầu tư được quyền lựa chọn hình thức xin giao đất, thuê đất và hình thức nộp tiền thuê đất theo các quy định hiện hành.

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nộp tiền thuê đất một hoặc hai lần cho cả thời gian thuê đất được hỗ trợ như sau:

+ Nếu nộp tiền thuê đất một lần trong năm đầu cho cả thời gian thuê đất thì được hỗ trợ 10% số tiền thuê đất;

+ Nếu nộp tiền thuê đất hai lần trong 05 năm đầu cho cả thời gian thuê đất thì được hỗ trợ 5% số tiền thuê đất và được tính giảm vào lần nộp thứ 2;

- Đối với dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp thì được hỗ trợ thêm 10% số tiền thuê đất thô.

Hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng và phí hạ tầng:

- Tỉnh sẽ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với tất cả các dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 44)