Mục tiêu quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 96)

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thời gian tới, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư, đưa ra các mục tiêu, định hướng thu hút, quản lý doanh nghiệp FDI:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư nước ngoài phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011 - 2020 theo hướng khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch; ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước; tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin; dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kết cấu hạ tầng; thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất; ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Hạn chế các dự án đầu tư vào khu vực phi sản xuất, làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến.

Không cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để đảm bảo chất lượng của hoạt động này trong tình hình mới. - Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ KH&ĐT và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong toàn bộ quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý dự án và kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.

Thực hiện Chỉ thị trên, UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan định ra kế hoạch, tổ chức thực hiện, cụ thể:

- Hoàn thiện và ban hành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bản tỉnh.

- Chủ trì rà soát quy hoạch và công bố định hướng đầu tư nước ngoài theo địa phương/vùng lãnh thổ giai đoạn 2011 - 2020.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư, việc thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong quá trình thực hiện dự án (giao đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng, triển khai các hoạt động xây dựng).

- Các cơ quan chức năng xem xét thận trọng quá trình thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đảm bảo các dự án thực hiện đúng tiến độ, đúng cam kết và pháp luật; tránh việc xử lý chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn.

- Chủ động phát hiện và xử lý các vấn đề có thể xảy ra khiếu nại, tranh chấp, kịp thời phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để sớm xử lý

giải quyết, không để sự việc diễn biến phức tạp như một số địa phương trong cả nước.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về suất đầu tư tối thiểu/ha đối với các dự án đầu tư có yêu cầu sử dụng diện tích đất lớn, đặc biệt là đất nông nghiệp chuyên trồng lúa phù hợp với thực tế của tỉnh và cả nước.

Thời gian gần đây, kinh tế Phú thọ đã có bước phát triển nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nét nổi bật trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Phú Thọ là ngay từ đầu, tỉnh đã thực hiện tốt chủ trương của Bộ KH&ĐT về quá trình thu hút, quản lý nguồn vốn FDI, tiến hành quy hoạch phát triển KTXH, xác định các khu, các cụm công nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến Phú Thọ để làm ăn, kinh doanh. Những quan điểm của Nhà nước về thu hút, sử dụng và quản lý doanh nghiệp FDI thời gian tới sẽ định hướng cho tỉnh trong quá trình thực hiện.

3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu thu hút FDI của Phú Thọ trong giai đoạn 2010 - 2020

Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 theo quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 với các tiêu chí sau:

3.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội cơ bản tới năm 2020

 Mục tiêu chung:

- Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế vùng ; là một trong những trung tâm khoa học , công nghệ , giáo dục, y tế, văn hóa , thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ ; là đầu mối giao thông quan trọng

nội vùng và là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam ; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quố c phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.

- Phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch với cả nước về trình độ phát triển và mức sống dân cư, trong đó tiêu biểu nhất là thu hẹp mức chênh lệch GDP/người của tỉnh so với mức trung bình của cả nước và tiến tới vượt mức trung bình của cả nước về chỉ tiêu này. Phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh tụt hậu để đến năm 2020 đạt GDP/người gấp khoảng gần 7,0 lần so với năm 2000. Nguồn lực con người được phát huy, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế được tăng cường, vị thế của Phú Thọ được nâng lên cho xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc. Chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được nâng cao, phấn đấu mọi người trong độ tuổi lao động đều có việc làm, hạn chế mức thấp nhất tốc độ phân hoá giàu nghèo.

- Thu hút tối đa mọi nguồn lực nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tới năm 2020: Tình phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH để tới năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh, tỉnh cần thu hút có hiệu quả mọi nguồn lực, đặt biệt là đầu tư nước ngoài và đầu tư từ khu vực dân doanh, huy động manh mẽ vốn và trí tuệ từ các thành phần kinh tế khác.

 Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội cơ bản đến 2020

- Chỉ tiêu kinh tế:

+ Tăng tốc kinh tế để thu hẹp tiến tới bằng và vượt mức GDP bình quân đầu người so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn từ nay đến năm 2020 cao hơn 1,3 - 1,5 lần cả nước và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng là 50 - 51%, dịch vụ 40 - 41%, nông, lâm nghiệp 9 - 10%;

+ Thu ngân sách đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 17 - 18% GDP vào năm 2020; kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 500 - 520 triệu USD;

+ Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ từ nay đến năm 2020 đạt 124 - 125 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 35 - 36 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 60 - 61 nghìn tỷ đồng.

- Chỉ tiêu xã hội

+ Duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở; hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2015; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, văn hóa thể thao và giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân;

+ Đến năm 2015 có 9 bác sĩ và 28 giường bệnh/1 vạn dân và đến năm 2020 có 11 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân;

+ Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội; xây dựng hoàn thiện thiết chế văn hóa thông tin cơ sở từ tỉnh tới cấp xã, phường, thôn, bản để khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa nhằm từng bước nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân;

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo 70 - 75% vào năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 10% dưới 5% vào năm 2020

- Các chỉ tiêu về môi trường:

+ Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 55% vào năm 2020;

+ Từ nay đến năm 2020, có 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc trang thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; tốc độ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp đạt bình quân khoảng 20%/năm; trên 50% số huyện, thành phố, thị xã xử lý, chế biến được rác thải; 100% bệnh viện được xử lý chất thải nguy hại; tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch đạt 85%;

+ Đến năm 2020, tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch đạt trên 90%; 100% số hộ nông dân sử dụng công trình vệ sinh hợp quy cách.

- Tổng quan về thu hút FDI đến 2020

Giai đoạn 2010 - 2020, theo “Quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội Phú Thọ đến 2020” thì lượng FDI cần thiết là 22,5% tổng vốn đầu tư tức là khoảng 1708,75 triệu USD, bình quân 1 năm là 122 triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư đó, Phú Thọ đã xây dựng một danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020 với tổng số 130 dự án với số vốn đầu tư kêu gọi lên tới 7.386 triệu USD. Trong đó:

Lĩnh vực công nghiệp: 21 dự án.

Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: 11 dự án Lĩnh vực điện, giao thông, hạ tầng: 32 dự án Lĩnh vực văn hóa - xã hội: 33 dự án

Lĩnh vực du lịch – dịch vụ: 11 dự án Lĩnh vực môi trường – sinh thái: 23 dự án Lĩnh vực an ninh – quốc phòng: 4 dự án

Như vậy, số lượng dự án và số vốn đầu tư kêu gọi là rất lớn, cho chúng ta thấy rõ sự quan tâm thích đáng và tham vọng của tỉnh Phú Thọ trong thu hút nguồn vốn FDI. Các dự án đầu tư mà tỉnh dự định mời gọi có số vốn bình quân lên tới 58 triệu USD/dự án. Trong đó rất đáng chú ý là ngành du lịch và dịch vụ với 3.696 triệu USD, tính bình quân 160,7 triệu USD/dự án. Tỉnh Phú Thọ rất có tiềm năng về du lịch với nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như: Rừng quốc gia Xuân Sơn, Hồ Ao Châu, suối nước nóng Thanh Thủy... và khu di tích lịch sử đền Hùng, rất phù hợp các loại hình du lịch như dư lịch sinh thái, du lịch cội nguồn. Các dự án giai đoạn 2001-2007 chính là nhằm vào các hình thức trên, đã nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong số các ngành và lĩnh vực mời gọi đầu tư, thứ tự ưu tiên như sau: Du lịch , dịch vụ ; Đầu tư kinh doanh bất động sản ; Khai thác và chế biến khoáng sản;

Đầu tư vào các lĩnh vực thu hút nhiều lao động ; Nuôi trồng, chế biến lâm, thuỷ hải sản; Sản xuất chế biến hàng xuất khẩu ; Khai thác các tiềm năng du lịch; Vùng nông thôn , vùng sâu vùng xa ; Đầu tư sản xuất chế biến, nâng cao chất lợng nông sản mũi nhọn; Các hình thức BOT, BT, BTO, 100% vốn.

- Danh mục các dự án thu hút FDI chủ yếu đến 2020

Trong tổng số 135 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020, có 20 dự án đầu tư thuộc danh mục các dự án kêu gọi đầu tư chủ yếu của tỉnh Phú Thọ. Đây là các dự án đã được khảo sát và nghiên cứu kỹ càng, nằm trong quy hoạch tổng thể KT-XH Phú Thọ đến năm 2020. Dự án nhỏ nhất trong danh mục này cũng có vốn đầu tư 15 triệu USD và dự án lớn nhất có vốn đầu tư tới 1.500 triệu USD. Các dự án này kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, Liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Địa điểm đầu tư là nhiều huyện, thị trên địa bàn tỉnh song vẫn tập trung các dự án đầu tư lớn vào khu vực thành phố Việt Trì và vùng lân cận.

3.1: Danh mục các dự án thu hút FDI chủ yếu của Phú Thọ (2010 - 2020)

(Đơn vị: Triệu USD)

S

STT Dự án Địa điểm Hình thức

Vốn đầu tư 1

1

Đầu tư xây dựng nhà máy xi măng

theo công nghệ mới Thanh Thủy

LD,100%

vốn 111 2

2 Xây dựng khu công nghệ phần mềm Việt Trì 100% vốn 250 3

3 Sản xuất thuốc tân dược Việt Trì 100% vốn 15 4

4

Xây dựng các ngành công nghiệp

phụ trợ Việt Trì

LD,100%

vốn 120-150 5

5 Khai thác và chế biến khoáng sản

Thanh Thủy,

Yên Lập 100% vốn 25-30 6Trồng và chế biến nông sản xuất Đoan Hùng, LD,100% 40

6 khẩu Lâm Thao vốn 7

7 Trồng và chế biến chè xuất khẩu

Thanh Sơn, Yên Lập LD,100% vốn 40 8 8

Xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy

bằng than đá Phù Ninh

BOT,100%

vốn 1.300 9

9 Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ Toàn tỉnh BOT 60 1

10

Cải tạo hệ thống cảng sống Việt Trì, xây dựng cảng mới Yến Mao

Việt Trì, Phù Ninh LD, 100%vốn 75-100 1 11

Đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN,CCN

Việt Trì, Tam Nông

LD, 100%

vốn 200-250 2

12

Đầu tư kinh doanh bất động sản, các khu đô thị mới

Việt Trì, TX Phú Thọ LD,100% vốn 250 1 13

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật

chất cho hệ thống dạy nghề Việt Trì

LD,100%

vốn 20-30 1

14

Xây dựng hệ thống công viên Văn

Lang, khu du lịch Bến Gót Việt Trì

LD,100%

vốn 35-30 1

15

Xây dựng khu du lịch, vui chơi

nghỉ dưỡng Ao Châu Hạ Hòa

LD,100%

vốn 300-500 1

16

Xây dựng quần thể du lịch, dịch vụ, đô thị Tam Nông, Thanh Thủy LD,100% vốn 1.500 1 17

Xây dựng trung tâm thương mại,

siêu thị bán lẻ Việt Trì

LD,100%

vốn 20-30 1

18

Quy hoạch Việt Trì thành thành phố lễ hội

Việt Trì mở

rộng 100% vốn 5-10 1

19

Xây dựng hồ sinh thái điều hòa

không khí Việt Trì BOT 50

2 20

Điều tra, quy hoạch, bảo tồn vùng ngập nước

Tam Nông,

Cẩm Khê BOT 25

Nguồn: Phú Thọ tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ 2009

Trong số 20 dự án kêu gọi đầu tư thuộc danh mục thì các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch – dịch vụ - thương mại chiếm tỷ trọng vượt trội cả về số lượng dự án cũng như quy mô dự án. Có 10/20 dự án kêu gọi đầu tư vào

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)