Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 70)

Trên cơ sở Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị và căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Nghị quyết 39/2011/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030. Phú Thọ đã tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể đến năm 2020 trở thành trung tâm kinh tế vùng ; là một trong những trung tâm khoa học , công nghệ, giáo dục đào tạo , y tế, văn hóa, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hàng năm , Sở KH&ĐT Phú Thọ tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư như:

- Tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư thương mại tại Hà Nội và các tỉnh khác.

- Quảng bá về tiềm năng đầu tư của tỉnh Phú Thọ tại Hội chợ Thương mại và Du lịch Việt Bắc.

- Hội thảo xúc tiến hợp tác đầu tư ở khu vực và các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Định hướng trong năm 2012, tiếp tục triển khai các chương trình cung cấp thông tin , tham gia hội chợ , khảo sát thị trường , tổ chức hội thảo , hội nghị, tập huấn, diễn đàn. Tiếp tục phát hành Bản tin Xúc tiến Đầu tư , Thương mại và Du lịch Phú Thọ đến các cơ quan , doanh nghiệp trong tỉnh. Nâng cao chất lượng thông tin để đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường cung cấp cho doanh nghiệp và giới thiệu quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp. Giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp trong tỉnh, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mới. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh quảng bá thông tin , sản phẩm đặc trưng của tỉnh trên các ấn phẩm , trang web của các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước . Thông tin đến các doanh nghiệp về các Hội chợ trong chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia, các hội chợ tổ chức tại các tỉnh, thành phố, các vùng kinh tế trọng điểm. Giới thiệu các doanh nghiệp tham gia các đoàn khảo sát thị trường trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hoặc do các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước tổ chức; Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh môi trường đầu tư Phú Thọ trên các phương tiện thông tin đại chúng , trên các website . Gắn xúc tiến thương mại , du lịch và xúc tiến đầu tư thông qua kết hợp các kỳ hội nghị thường niên và đột xuất.

Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ xây dựng và ban hành danh mục dự án thu hút FDI: Đây là hoạt động rất quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước để định hướng hoạt động FDI phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các sở, ban ngành liên quan lập và công bố danh mục dự án thu hút FDI trên địa bàn; Phú Thọ ưu tiên các dự án FDI đầu tư kinh doanh hạ tầng, KCN, CCN, lĩnh vực công nghệ cao, đầu tư sản xuất, lắp ráp điện, điện tử, hoá chất, dược phẩm ít gây ô nhiễm phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh . Thời gian qua, công tác này đã có bước tiến đáng kể trong định hướng thu hút FDI, làm cơ sở để tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến FDI vào Phú Thọ. Việc xây dựng và ban hành danh mục dự án thu hút FDI của Phú Thọ đã góp phần chỉ rõ những tiềm năng và cơ hội kinh doanh, tạo cơ sở thông tin quan trọng và giảm thiểu thời gian cho việc ra quyết định, lựa chọn ngành đầu tư phù hợp, cũng như giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Do làm tốt công tác quảng bá và kêu gọi đầu tư nên đến cuối năm 2010, Phú Thọ đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 113 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 619,5 triệu USD. 55 dự án đã hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư với tổng vốn là 303,3 triệu USD. Số dự án đang triển khai thực hiện giải ngân là 28 dự án với số vốn đăng ký 137,2 triệu USD. Theo đánh giá của UBND tỉnh Phú Thọ, đây là những kết quả đáng ghi nhận do địa phương đã có sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi, vận dụng tối đa các chính sách ưu đãi đầu tư, giải quyết nhanh chóng mọi thủ tục đầu tư, nhất là việc giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư.

Công tác xúc tiến đầu tư đã được tỉnh quan tâm nhưng chưa được đầu tư tương xứng nên còn nhiều hạn chế so với các tỉnh khác. Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam vẫn còn hạn chế thông tin về một số tỉnh

trung du miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, việc xúc tiến các dự án đầu tư triển khai chậm, nhất là trong việc xin chủ trương thực hiện dự án và địa điểm cho dự án. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá chưa tốt do sự phối hợp giữa các cơ quan thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và mở rộng hơn nữa quan hệ quốc tế.

Là một trong những tỉnh sớm triển khai các khu, CCN, có các chủ trương và cách làm phù hợp để khai thác các nguồn lực đầu tư vào các khu, CCN phù hợp với quy hoạch chung của cả nước. Trong đó công tác xúc tiến đầu tư được coi trọng, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, các dự án đầu tư vào các khu, CCN đều thực hiện theo quy hoạch được duyệt đã thu hút được lượng vốn đầu tư đáng kể từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, các ngành dịch vụ của các địa phương trong tỉnh phát triển, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, nâng cao thu nhập cho số lượng lớn lao động nông thôn, cận đô thị. Trong một số khu, CCN đã có dự án đầu tư lớn như giấy, hóa chất, dệt may, chế biến chè, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiên liệu sinh học... là tiền đề kêu gọi các ngành công nghiệp khác có liên quan. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, huyện còn nhiều khó khăn, dẫn đến vốn huy động đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, CCN trên địa bàn còn hạn chế, kết cấu hạ tầng không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nên các CCN thực sự chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu có tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thu hẹp, đầu tư giảm sút cũng kéo theo việc thu hút các nhà đầu tư vào các CCN trên địa bàn trong vài năm trở lại đây rất khó khăn, nhất là thu hút đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN. Một số quy

hoạch cụm CN chưa gắn với khai thác lợi thế các tuyến giao thông trọng yếu như: Quốc lộ 2, đường Hồ Chí Minh..., chưa gắn CCN với TTCN và làng nghề, trong khi nhu cầu cung cấp dịch vụ và các tiện ích xã hội cho doanh nghiệp ở các khu, CCN chưa được đáp ứng và quan tâm đúng mức, do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư ở các CCN. Trong khi đó cơ chế quản lý sản xuất, lao động, môi trường ở các CCN cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, hiện các CCN, TTCN chưa có quy chế quản lý rõ ràng, có CCN do huyện quản lý, có CCN lại giao cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng của CCN quản lý nên quyền lợi của người lao động chưa được quan tâm thường xuyên. Phần lớn các khu, CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải đầu ra, mới chỉ xử lý cục bộ rồi đổ ra các kênh mương khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm, tác động xấu đến sự đa dạng và bền vững sinh học.

Tỉnh Phú Thọ lập trang Web về đầu tư do Sở KH&ĐT phụ trách , nhưng do nguồn kinh phí, nguồn nhân lực còn hạn chế nên việc thu thập, tổng hợp và biên dịch thông tin đưa lên mạng chưa được triển khai. Vì vậy việc cung cấp thông tin qua mạng chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà đầu tư, gây khó khăn cho thu hút, đầu tư của các doanh nghiệp.

Gần đây, trong chính sách ưu đãi của nhà nước ta, chính sách ưu đãi có phần bị chặn lại theo Nghị định 24 về thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước đây thuế thu nhập doanh nghiệp tương đồng với Luật Đầu tư và Nghị định 108 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư về ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên hiện nay, Nghị định 24 về thuế thu nhập doanh nghiệp đã thu hẹp lại lĩnh vực ưu đãi, vì thế, chính sách ưu đãi của tỉnh cũng phải theo khuôn khổ pháp luật chung của Nhà nước. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài hiện đã đầu tư vào Phú Thọ kêu ca, phàn nàn rất nhiều về tình trạng thiếu điện, thậm chí một số nhà đầu tư Đài Loan, Hàn Quốc còn tỏ ra bực dọc vì chót đầu tư mà không tính đến việc thiếu điện ảnh hưởng sản xuất; một vài

công ty chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu về để phân phối sản phẩm dẫn đến vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn giảm.

Lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư, lắng nghe và giải quyết các vướng mắc từ nhà đầu tư và sẵn sang tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Thông qua chính sách “giải cứu” của Chính phủ (Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường), tỉnh Phú Thọ đã giãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài… đối với các đối tượng doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, nhằm hy vọng có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng; đề xuất cần xác định rõ ràng tiêu chí của các đối tượng ưu tiên, trong bối cảnh hàng hóa tồn kho lớn thì khả năng giãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT cần tính đến tính khả thi đối với doanh nghiệp đang giảm dần quy mô sản xuất, có nguy cơ ngưng hoạt động cao; Sở KH&ĐT đề nghị UBND tỉnh giao Cục thuế tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố thông báo đến các doanh nghiệp, thực hiện chủ trương của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 70)