Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 27)

nước ngoài

Ngay từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định những quan điểm định hướng về thu hút, sử dụng, quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó để phát triển thêm loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những quan điểm đó đã được bổ sung, phát triển qua các kỳ đại hội Đảng và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, thể hiện những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, thông qua quản lý nhà nước với doanh nghiệp FDI sẽ phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, thực hiện CNH, HĐH, tạo sự năng động cho nền kinh tế nhiều thành phần trong nước.

Thứ hai, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI giúp nhà nước dần dần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, cơ chế chính sách thu hút, quản lý các doanh nghiệp FDI. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “ Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp của nước ngoài” [11, tr. 240], “xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư” [11, tr. 239], “Đơn giản hoá thủ tục cấp giấp phép đầu tư đối với đầu tư nước ngoài”, “ Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển” [11, tr. 240].

Thứ ba, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động doanh nghiệp FDI trước biến động của thị trường. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành địa phương trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý dự án và kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.

Thứ tư, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI còn nhằm thực hiện các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, trong đó việc thu hút vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài phải đặt lên hàng đầu như: ưu tiên thu hút các dự án FDI có công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường. Đồng thời, tạo ra động lực và ý thức cho các doanh nghiệp FDI thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, với người lao động, góp phần xây dựng các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, tạo ra các thế mạnh kinh tế địa bàn nhận đầu tư.

Thứ năm, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI nhằm thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính bền vững... Ðây chính là cái "chất" cần có trong việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, việc thẩm định, kiểm tra, giám sát dự án FDI, lựa chọn đối tác để hình thành nên các doanh nghiệp FDI, cần dựa trên chiến lược, quy hoạch tổng thể dài hạn phát triển KTXH của đất nước, bởi hoạt động FDI thường xuyên đụng chạm đến vấn đề chính trị, an ninh quốc phòng; việc đưa ra quyết định đối với một số dự án FDI có quy mô lớn, ở những vùng kinh tế “nhạy cảm” đôi khi gặp trở ngại do một vài ý kiến quá nhấn mạnh đến "an ninh chính trị và quốc phòng của đất nước", mà chưa đứng trên lợi ích toàn cục theo phương châm gắn kinh tế với an ninh và quốc phòng, trong đó phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ sáu , quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI nhằm tạo môi trường pháp lý, môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, những điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp FDI; để giai đoạn tới thu hút và quản lý FDI “phải hướng tới mục tiêu chất lượng và hiệu quả; phát triển bền vững; công nghệ hiện đại và lao động có kỹ năng cao" – Giáo sư, tiến sỹ (GS.TS) Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhấn mạnh [32]

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)