Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ đến

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 55)

2.1.2.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

 Về số lượng dự án

Trong những năm đầu khi mới ban hành Luật đầu tư, tốc độ tăng đầu tư của cả nước nói chung cũng như ở Phú Thọ nói riêng còn khá chậm , giai đoạn 1988 – 1990 có thể được coi là thăm dò , khởi động , chúng ta còn chưa có kinh nghiệm, mặt khác nhà đầu tư nước ngoài còn thậ n trọng không dám mạo hiểm, họ còn nghiên cứu , làm thử để thăm dò cơ hội . Do vậy, số dự án (DA) trong thời gian này chưa nhiều, mức tăng trưởng vốn đầu tư còn chậm . Cụ thể

là năm 1988, cả nước mới chỉ có 37 dự án với số vốn đăng ký là 366 triệu USD, còn Phú Thọ chưa có dự án nào , đến năm 1992 tỉnh mới có dự án đầu tiên. Xuất phát từ quan điểm đổi mới của Đảng , ngay từ những năm 1990 – 1991, tỉnh Phú Thọ đã xác định việc mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài là nhu cầu mang tính chiến lược trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thị trường , nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển nhanh theo kịp đà p hát triển chung của cả nước. Tính đến ngày 20/09/2010, tỉnh Phú Thọ đã cấp giấy phép đầu tư cho 113 dự án với tổng vốn đăng ký 619,5 triệu USD, trong đó có 83 dự án FDI v ới tổng vốn đăng ký là 440,5 triệu USD , 30 dự án đ ã thu hồi giấy phép và giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn 179,0 triệu USD . Số dự án thu hút được qua các năm ngày càng tăng lên , bảng 2.1 đã phản các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh (chỉ tính các dự án đi vào hoạt động chính thức): [28]

Bảng 2.2. Tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Phú Thọ

STT Năm Số dự án (Dự án)

Quy mô BQ 1 DA (trUSD)

FDI đăng kí (Triệu USD)

FDI thực hiện (Triệu USD) 1 2001 1 9,5 9,5 2,12 2 2002 8 4,6 37,0 20,86 3 2003 23 6,3 144,1 72,2 4 2004 7 5,4 37,6 30,04 5 2005 9 3,0 27,0 14,06 6 2006 13 2,2 28,6 7,45 7 2007 16 4,9 77,8 32,5 8 2008 15 3,6 53,3 25,3 9 2009 6 2,9 17,1 12,5 10 2010 7 2,8 19,5 12,9 Tổng 105 4,3 451,5 229,93

Biểu 2.1: Số dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2010 (Đơn vị: Dự án) 8 15 6 7 1 23 16 13 9 7 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số dự án FDI

Trong giai đoạn 2001 - 2010, Phú Thọ thu hút trung bình 1 năm được 4,3 dự án FDI. Tuy nhiên số dự án phân bố không đều qua các năm. Năm 2001, tỉnh mới chỉ thu hút được duy nhất 1 dự án FDI. Thực chất dự án này là tiếp tục giải ngân từ năm 1992. Đầu tư FDI bắt đầu khởi sắc vào năm 2002 khi trong năm này, tỉnh thu hút được 8 dự án. Số dự án đạt đỉnh điểm vào năm 2003 khi toàn tỉnh thu hút được tới 23 dự án FDI lớn nhỏ. Sang năm 2004, số dự án tuy không bằng 2003 nhưng cũng đạt 7 dự án và con số này tới năm 2005 là 9 dự án. Trong 2 năm 2006 và 2007, có sự gia tăng số lượng dự án là 13 và 16 dự án. Năm 2009 – 2010 số lượng dự án bắt đầu ít đi do khó khăn chung của nền kinh tế . Như vậy, sự tăng trưởng trong thu hút số lượng dự án là rất thất thường, tuy nhiên vẫn có dấu hiệu bình ổn trở lại theo hướng tích cực từ sau năm 2003. Đến năm 2007 tỉnh đã thu hút được 16 dự án; năm 2010 thu hút được 7 dự án. Tuy số dự án giảm nhưng trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế cả nước, đạt được mức như vậy cũng tương quan với các tỉnh. Điều đáng nói là các dự án chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất bao bì, dệt, may

mặc. Trong khi đó mục tiêu của chúng ta là thu hút các dự án sản xuất công nghệ cao để nhằm mục đích phát triển mạnh nền công nghiệp công nghệ cao.

Tuy nhiên hơn 10 năm qua, sự nóng vội thu hút nguồn vốn, đã khiến các cơ quan chức năng chưa thực sự chú trọng thẩm tra dự án, năng lực tài chính của nhà đầu tư. Vì vậy FDI mới chỉ dừng lại ở yêu cầu cung cấp nhân công cho hoạt động gia công giá rẻ và cho thuê mặt bằng là chính; vẫn còn 1 số dự án triển khai chậm, đất đai bị “găm” trong các dự án ảo, phần lợi nhuận mang lại cho địa phương không tương xứng với giá trị nguồn tài nguyên bị mất đi. Trong đó , tỉnh Phú Thọ cũng rút giấy phép của các dự án FDI hoạt động không hiệu quả hoặc chỉ đăng ký mà chưa triển khai, cụ thể:

Năm 2001 - 2007: 16 dự án rút giấy phép với số vốn 98,65 triệu USD; Năm 2008: 5 dự án rút giấy phép với số vốn 53,5 triệu USD

Năm 2010: 6 dự án với số vốn: 49 triệu USD.

Nguyên nhân chủ yếu do chủ đầu tư gặp phải khó khăn về tài chính. Khi xúc tiến đầu tư và xin cấp giấy phép đầu tư, các chủ đầu tư đều chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp rất đảm bảo, nhưng vì nhiều lý do khách quan mà sau nhiều năm, các doanh nghiệp này vẫn chưa thể triển khai. Một nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng tới thời gian triển khai dự án đó là nguồn lao động chất lượng cao thiếu khiến cho việc vận hành máy móc của doanh nghiệp không được đảm bảo. Trước thực tế đó, Phú Thọ cần chủ động có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả thích ứng để “tháo” những nút thắt gây nghẽn mạch và lệch hướng thu hút dòng vốn FDI.

 Số vốn đăng ký:

Năm 2001, tỉnh mới thu hút được 1 dự án FDI với lượng vốn khiêm tốn chỉ là 9,5 triệu USD. Hai năm tiếp theo là năm 2002 và năm 2003, lượng vốn FDI tăng mạnh: 37,0 triệu USD trong năm 2002 và 144,1 triệu USD trong năm 2003. Năm 2003 là năm đỉnh điểm trong thu hút FDI khi lượng vốn đạt mức kỷ lục là 144,1 triệu USD bằng 31,9% lượng FDI trong cả giai đoạn 2001-2010 và chiếm tới 63,93% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh năm đó.

Trong 2 năm tiếp theo: 2004 - 2005, vốn FDI thoái trào khi lượng vốn năm sau thu hút nhỏ hơn năm trước. Bước sang 2006 - 2008, đã có dấu hiệu phục hồi trong thu hút FDI khi lượng vốn FDI năm 2007 đạt 77,8 triệu USD, chiếm 17,2% lượng FDI cả giai đoạn . Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của cả nước khi trong năm 2007, lượng FDI cam kết của cả nước đạt mức kỷ lục là 20,3 tỷ USD.

Như vậy, trong khi lượng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh tăng lên tương đối đều đặn qua các năm thì lượng vốn FDI (đăng ký) lại diễn biến rất bất thường. Điều này gây khó khăn cho công tác dự báo FDI của tỉnh trong những năm tới, khó khăn cho hoạch định chủ trương, chính sách và biện pháp thu hút, quản lý nguồn vốn FDI cho hiệu quả.

 Quy mô bình quân 1 dự án:

Biểu 2.2. Quy mô bình quân 1 dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2010

(Đơn vị: Triệu USD)

5.4 4.9 3.6 2.9 2.8 2.2 3 6.3 9.5 4.6 0 2 4 6 8 10 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Quy mô BQ 1 DA FDI

Trong hai năm 2001 và 2002, quy mô 1 dự án FDI cao hơn mức bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 4,3 triệu USD. Năm 2003 có nhiều dự án nhất và cũng có quy mô bình quân 1 dự án lớn nhất là 6,3 triệu USD. Vậy năm 2003 là đỉnh điểm trong thu hút FDI cả về số lượng và quy mô của dự án. Dự án lớn nhất năm là dự án sản xuất vải của công ty TNHH KAPS-TexVina của Hàn Quốc sản xuất vải PP và PE với số vốn đăng ký là 22,8 triệu USD. Trong 3 năm tiếp theo, quy mô bình quân 1 dự án giảm dần, đến năm 2006 đạt mức thấp nhất là 2,2 triệu USD. Năm 2006 là năm thu hút được 13 dự án FDI, tuy

nhiên đây toàn là các dự án có số vốn đăng ký rất nhỏ (có 5 dự án dưới 1 triệu USD). Năm 2007, quy mô dự án khởi sắc trở lại khi đạt mức bình quân 1 dự án là 4,9 triệu USD, lớn hơn mức chung của cả giai đoạn. Trong năm này, các dự án mới thu hút được chủ yếu có số vốn đăng ký là 1,5 – 3,5 triệu USD; dự án lớn nhất là của công ty TNHH Sihni Star Vina sản xuất vải, bạt PP, PVC với số vốn 3,9 USD. Đến năm 2008, thu hút được doanh nghiệp Sewoon Globa (Hàn Quốc) chuyên sản xuất bảng mạch điện với số vốn 12,5 triệu USD. Tuy nhiên khi đem so với mức bình quân 1 dự án khoảng 10 triệu USD của cả nước thì chúng ta thấy tỉnh Phú Thọ chưa phải là địa phương thu hút được các dự án lớn. Mặt khác, khi so sánh với sự tăng giảm của lượng vốn FDI đăng ký, chúng ta thấy có sự tương đồng rõ nét giữa lượng vốn đăng ký và quy mô bình quân 1 dự án là không cao.

 Cơ cấu theo hình thức đầu tư của các dự án FDI

Bảng 2.3: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo hình thức đầu tƣ giai đoạn 2001 - 2010 STT Năm Số dự án liên doanh Vốn DA liên doanh (triệu USD) Số dự án 100% vốn nƣớc ngoài Vốn DA 100% vốn nƣớc ngoài (triệu USD) 1 2001 0 0 1 9,5 2 2002 0 0 8 37,0 3 2003 1 5,0 22 139,1 4 2004 3 12,2 4 25,4 5 2005 4 6,9 5 20,1 6 2006 6 8,9 7 19,7 7 2007 6 30,2 10 47,6 8 2008 7 23,2 8 30,1 9 2009 2 13,1 4 4,0 10 2010 3 10,8 4 8,7 Tổng số 32 110,3 73 341,2 Cơ cấu(%) 30,5 24,4 69,5 75,6

Qua bảng 2.2, chúng ta thấy trong giai đoạn 2001 - 2010, dự án FDI vào tỉnh Phú Thọ chỉ có 2 dạng là dự án liên doanh hoặc là dự án 100% vốn nước ngoài. Các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh như BOT, BTO, BT... chưa xuất hiện. Đây cũng là thực trạng chung của một số tỉnh thành trong cả nước. Xét về số lượng dự án thì dự án liên doanh có 32 dự án, chiếm 30,5% và dự án 100% vốn nước ngoài có 73 dự án, chiếm 69,5%. Xét về quy mô vốn thì quy mô của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài lớn hơn (341,2 triệu USD so với 110,3 triệu USD). Điều đó chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích hình thức 100% vốn nước ngoài hơn, tuy nhiên các dự án liên doanh đều là các dự án có quy mô vốn lớn hơn. Đặc biệt trong năm 2003 là năm đỉnh điểm về thu hút FDI thì số dự án có 100% vốn nước ngoài vượt trội hơn hẳn cả về số dự án cũng như là quy mô dự án. Cũng như vậy, trong năm 2007, trong khi có 10 dự án 100% vốn nước ngoài (tổng vốn 47,6 triệu USD) thì có 6 dự án liên doanh (tổng vốn 30,2 triệu USD). Tuy nhiên sang đến năm 2009 - 2010 thì tình hình lại ngược lại: Vốn dự án liên doanh gấp 2 - 3 lần vốn dự án 100% vốn nước ngoài. Xét về tổng thể thì cơ cấu 2 hình thức đầu tư này ngang nhau, nhưng xét về cụ thể từng năm riêng lẻ thì lại có sự khác biệt rất lớn.

 Cơ cấu theo đối tác

Bảng 2.4: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo đối tác tính đến năm 2010 STT Đối tác Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng (%) Quy mô 1 DA (trUSD) 1 Hàn Quốc 89 78,7 527,4 85,13 5,93 2 Đài Loan 8 7,1 13,2 2,13 1,65 3 Nhật Bản 6 5,3 14,4 2,32 2,4 4 Trung Quốc 4 3,5 12,3 2,0 3,1 5 Inđônêxia 1 0,9 5,0 0,81 5,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Irắc 1 0,9 15,1 2,44 15,1 7 Bỉ 1 0,9 20,0 3,22 20,0 8 Singapo 1 0,9 10,0 1,61 10,0 9 Pháp 1 0,9 0,1 0,02 0,1 10 Đức 1 0,9 2,0 0,32 2,0 Tổng 113 100 619,5 100 5,5

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ 9/2010

Giai đoạn 2001 - 2010, Phú Thọ có 10 đối tác đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc là đối tác lớn nhất của Phú Thọ với tỷ trọng cả về số dự án lẫn lượng vốn đăng ký đều vượt trội. Hàn Quốc có tổng cộng 89 dự án, chiếm 78,7% và số vốn lên tới 527,4 triệu USD, gấp hơn 10 lần vốn đăng ký của các đối tác còn lại. Hàn Quốc cũng có quy mô bình quân 1 dự án lớn nhất là 5,93 triệu USD/dự án, và là chủ nhân của dự án FDI lớn nhất: Dự án công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Pangrim Neotec chuyên sản xuất sợ i, in vải , dệt, nhuộm đầu tư từ năm 1992 đến nay với sốn vốn đăng ký là 79,1 triệu USD.

Cả 6 đối tác đầu tư nước ngoài của Phú Thọ đều là các quốc gia đến từ Đông Á, và là các đối tác đầu tư quen thuộc của Việt Nam. Hàn Quốc cũng hiện là đối tác hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu danh sách 4 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản. Tuy nhiên, trong khi Singapore đứng thứ 2 về đầu tư vào Việt Nam thì hiện nay mới chỉ có 1 dự án đầu tư tại Phú Thọ với vốn đăng ký là 10,0 triệu USD kinh doanh điện thoại di động, máy vi tính. Xếp thứ 2 là Đài Loan có 8 dự án, tương đương với 7,1% với tổng số vốn đầu tư là 13,2 triệu USD. Xếp thứ 3 là Nhật Bản với 6 dự án, Trung Quốc chỉ có 4 dự án. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô bình quân của 1 dự án thì Trung Quốc có quy mô bình quân 2,4 triệu USD/dự án, lại xếp trên Nhật Bản và Đài Loan với quy mô 2,4 triệu USD/dự án và 1,65 USD/dự án.

Bảng 2.5: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo địa bàn

(Doanh nghiệp còn hiệu lực tính đến thời điểm 31/9/2010)

STT Địa bàn Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng (%) Quy mô 1 DA (triệu USD) 1 TP. Việt Trì 52 62,6 289,4 65,7 5,57 2 H. Phù Ninh 13 15,7 73,1 16,6 5,62 3 Huyện khác 18 21,7 78,0 17,7 4,33 Tổng 83 440,5 5,31

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ 9/2010

Qua bảng 2.4, ta thấy cơ cấu FDI Phú Thọ theo địa bàn là khá mất cân đối. Thành phố Việt Trì chiếm đa số dự án cũng như là số vốn đăng ký: Có 52 dự án, chiếm hơn một nửa tổng số dự án và vốn đăng ký là 289,4 triệu USD, cũng chiếm hơn một nửa. Kế theo đó là Huyện Phù Ninh (chủ yếu là khu công nghiệp Đồng Lạng ) với 13 dự án, chiếm 15,7%. Tuy nhiên quy mô bình quân 1 dự án là 5,62 triệu USD/DA, lớn hơn quy mô bình quân tại Việt Trì là 5,57 triệu USD/DA. Các huyện khác, bao gồm Thanh Ba, Lâm Thao, Thị xã Phú Thọ, Đoan Hùng, Cẩm Khê… chỉ có 18 dự án. Trong đó huyện Yên Lập, Tam Nông và Hạ Hòa thậm chí còn không có dự án nào.

Bảng 2.6: Phân loại dƣ̣ án còn hiệu lƣ̣c tính đến thời điểm tháng 9/2010

Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD)

Vốn thực hiện lũy kế (triệu USD) KCN Ngoài KCN KCN Ngoài KCN KCN Ngoài KCN

28 55 106,1 334,41 104,2 268,52

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ 9/2010

Giai đoạn 2001 - 2010, Phú Thọ có 28 dự án vào các KCN, CCN trong tổng số 83 dự án, chiếm 33,7%. Xét theo quy mô vốn, các dự án vào KCN, CCN có số vốn là 101,6 triệu USD, chỉ chiếm 24,1%, số dự án và sốn vốn

ngoài KCN gấp 2 lần quy mô vốn các dự án trong KCN, CCN. Trước đây, các dự án đầu tư vào các KCN , CCN chiếm tỉ trọng lớn hơn, nhưng do chính sách ưu đãi củ a tỉnh điều chỉnh nên tỷ trọng có sự thay đổi . Các dự án này vẫn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 55)