Kiểm tra, giám sát hoạt động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 77)

Công tác giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI đóng vai trò rất quan trọng và có quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã triển khai cũng như thu hút vốn đầu tư FDI vào các dự án mới. Công tác quản lý, giám sát được thực hiện có kế hoạch, thường xuyên, chặt chẽ và

đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đúng tiến độ, hạn chế được các tác hại về môi trường, chống các hoạt động chuyển giá trốn thuế.., song song việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án sẽ góp phần đảm bảo dự án có hiệu quả, khai thác tốt các nguồn lực, đặc biệt là đối với những dự án có sử dụng đất, đem lại lợi ích cho địa phương cũng như lợi nhuận cho chính nhà đầu tư, từ đó sẽ tạo động lực cho chủ đầu tư mở rộng dự án đầu tư hoặc đầu tư vào các dự án mới tại địa bàn tỉnh. Tháng 5-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 2879/BKH-ĐTNN về việc tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các dự án FDI, trong đó yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư (cụ thể như tiến độ góp vốn điều lệ và triển khai dự án; tiến độ xây dựng...). Đồng thời, rà soát, theo dõi, đôn đốc các dự án tạm dừng triển khai thực hiện, trên cơ sở đó có văn bản nhắc nhở chủ đầu tư về việc triển khai các dự án theo đúng tiến độ... Tỉnh Phú Thọ cũng đã triển khai nghiêm túc theo sự chỉ đạo của Bộ.

Việc phân cấp cấp phép đầu tư FDI cho UBND tỉnh đã tạo ra một làn sóng FDI rất mạnh vào Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Tuy nhiên, trong những năm qua, chúng ta quá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư: cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp dự án FDI chưa đồng bộ, công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ mạnh. Một số dự án FDI không đạt hiệu quả mong

muốn, một số dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phép đầu tư. Nếu xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả đầu tư của vốn FDI trên phương diện đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàng năm trên tổng vốn đăng ký đầu tư thì chỉ số của Phú Thọ vẫn còn chưa cao. Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động (công ty Pangrim Neotec), an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường (công ty Miwon), vay nợ và không có khả năng thanh toán (Công ty Tassco, World Vina)…Thực trạng đó đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm hiệu quả thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài chưa vào tỉnh. Từ năm 2002 đến nay, tỉnh đã thu hồi giấy phép của 29 dự án với số vốn đăng ký là 179 triệu USD do các dự án này chưa triển khai, không có thị trường, thiếu vốn sản xuất kinh doanh…

Thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động tại tỉnh nhưng kinh doanh không hiệu quả, phải ngừng hoạt động. Có trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ trốn gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam. Ở Phú Thọ cũng có các công ty trốn nợ, bị Ngân hàng niêm phong để bảo đảm tài sản như: Công ty TNHH Công nghiệp Tassco, công ty TNHH World Vina (Kinh doanh may mặc xuất khẩu), công ty TNHH Hasvi sản xuất máy tính và vô tuyến điện tử, công ty TNHH Nanokovi…

Từ thực tế trên, theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các công việc như:

- Rà soát, kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vay vốn các ngân hàng thương mại trong tỉnh. Đồng

thời, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật hoặc không có khả năng triển khai, thông báo ngay cho Ngân hàng thương mại có biện pháp thu hồi các khoản cho vay.

- Có văn bản yêu cầu các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn báo cáo tình hình vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoạt động trong phạm vi tỉnh (bao gồm cả vốn vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài)

- Tổng hợp tình hình vay vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tại các tổ chức tín dụng hoạt động ở tình để nắm hoạt động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ (Trang 77)