- Thế liệu phải dồi dào nguồn glucid (tinh bột), mà từ đó dưới tác dụng của enzym trong malt, glucid của thế liệu sẽ chuyển thành chất đường hòa tan Vì vậy
b/ Sự biến đổi của protid:
3.2.3.1. Lọc bia trữ bia trong
chất keo này cũng sẽ tách ra khỏi trạng thái cân bằng, nên xảy ra hiện tượng đục bia. Trong công nghệ sản xuất bia ngày nay, người ta có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật khác nhau để thúc đẩy nhanh quá trình ổn định chất lượng bia, rút ngắn thời gian tự lắng trong của bia bằng enzym, hóa chất hấp phụ…, sau đó tiến hành lọc bia, hiệu quả mang lại sẽ tốt hơn.
Mục đích
Làm cho bia có độ trong sáng theo đúng yêu cầu chất lượng, tách triệt để các phần tử rắn lắng, khuếch tán trong bia.
Làm tăng tính ổn định và bền vững về sinh hóa học cho bia. Loại bỏ toàn bộ nấm men và vi sinh vật còn sót lại trong bia.
Chất trợ lọc được sử dụng chủ yếu là bột diatomit, loại bột này được chế biến từ xác của một loài vi sinh vật đơn bào, thuộc lớp vi tảo, gồm ba loại: loại 700, loại 500 và loại 200. Bột diatomit có ưu điểm là không gây ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị, pH của bia.
Sử dụng các khoáng chất làm chất trợ lọc
Trong công nghiệp thực phẩm (sản xuất nước quả, bia, rượu vang,...), công nghiệp dược phẩm, sản xuất hóa chất cũng như công nghệ môi trường (xử lý nước thải), nhiều loại thiết bị lọc đã được áp dụng, trong đó có các máy lọc ép và lọc chân không thùng quay với lớp lọc lót.
Trong sản xuất bia và rượu vang, người ta dùng máy lọc ép để đảm bảo độ trong của sản phẩm, dùng máy lọc chân không thùng quay có lớp lọc lót để lọc các chất lỏng chứa nhiều chất rắn ở dạng huyền phù, hay lọc huyền phù của chất rắn ở dạng bùn (hoặc có tính nhớt như gelatin). Để sản phẩm có độ trong và độ sạch cao, người ta còn sử dụng một số loại khoáng chất để làm chất trợ lọc. Các chất trợ lọc có thể được bổ sung vào chất lỏng hoặc đưa trực tiếp vào bộ lọc để tạo ra một bánh lọc xốp. Các khoáng chất được sử dụng làm chất trợ lọc chủ yếu là điatomit, perlit, cát silic oxit, khoáng garnet và zeolit.
Thiết bị lọc
Nhà máy sử dụng thiết bị lọc ống. Cấu tạo thiết bị
2122 22 1 23 Áp ra Áp vào 14 15 16 17 18 9
Hình 3.18. Thiết bị lọc Chú thích 1, 3, 6, 13. Kính quan sát. 2. Van dẫn. 4. Bơm.
5. Van bia vào. 7,12. Van tuần hoàn. 8. Van nước lọc vào. 9. Van bia ra.
10. Van xả nước. 11. Van vệ sinh ngược. 14. Bơm định lượng.
15. Van. 16. Van xả.
17. Van tạo màng. 18. Van hồi lưu. 19. Van an toàn. 20. Van nước vệ sinh. 21. Thùng khuấy bột. 22. Van xả áp.
23. Thùng lọc.
Bồn lọc gồm có các ống lọc, có dòng tuần hoàn nhằm làm giảm áp suất lọc cho bồn do chất lỏng gây ra.
Thùng khuấy gồm có bơm và cánh khuấy để hòa bột tạo màng và bột trợ lọc. Các đường ống dẫn dịch vào và ra.
Vệ sinh thiết bị
Vệ sinh hệ thống lọc: Sau mỗi lần lọc bia, máy lọc được vệ sinh một lần bằng nước, NaOH 2%, H3PO4 sau đó dùng nước tráng sạch và thanh trùng hệ thống lọc
1013 13
bằng P3 - Oxonia ở nhiệt độ thường. Cuối tuần rửa thêm một lần bằng acid, nước và ngâm ống lọc trong dung dịch formol.