đến quá trình sản xuất bia
- Canxi: Thường tồn tại dưới muối Ca(HCO3)2, ảnh hưởng xấu đến quá trình nấu bia do làm giảm độ acid của hồ malt và dịch đường hóa.
- Magie: Hàm lượng trong nước tuy ít hơn Canxi, nhưng gây tác dụng xấu hơn Canxi vì MgSO4 có vị đắng chát ảnh hưởng đến chất lượng bia.
- Natri: Tồn tại trong nước dưới dạng Na2CO3, NaHCO3, Na2SO4 và NaCl. Na2CO3 và NaHCO3 làm giảm độ acid của hồ malt, Na2SO4 với hàm lượng cao sẽ làm cho bia có vị đắng. NaCl nếu quá thấp hay quá cao cũng sẽ ảnh hưởng tới mùi vị của bia.
- Kali: cũng tương tự như Natri.
- Sắt: Thường tồn tại dưới dạng Fe(HCO3)2, hàm lượng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bia.
Các muối cacbonat và bicacbonat sẽ hòa tan chất đắng, chất chát trong vỏ malt (nhất là Na2CO3), gây cho bia có vị đắng khó chịu. Ngoài ra các muối này còn làm giảm độ acid của hồ malt, cản trở hoạt động của các hệ enzym trong malt.
Các muối sunfat, chloride và nitrat của Magie và Canxi khi tác dụng với các muối phosphate trong malt làm tăng độ acid của hồ malt giúp các enzym hoạt động tốt ở pH tối ưu, nghĩa là có tác dụng có lợi trong quá trình nấu bia.
Do thành phần hóa học và các muối có trong nước ảnh hưởng vừa tích cực và tiêu cực đến quá trình sản xuất bia nên ta cần có phương pháp xử lý nước phù hợp để thu được loại bia tốt nhất.
Hiện nay nhà máy đang sử dụng 2 nguồn nước chính là nước máy và nước giếng, nước dùng để sản xuất bia có xử lý sơ bộ trước. Trong tương lai nhà máy đang xây dựng hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn yêu cầu đối với sản xuất bia.