- Thế liệu phải dồi dào nguồn glucid (tinh bột), mà từ đó dưới tác dụng của enzym trong malt, glucid của thế liệu sẽ chuyển thành chất đường hòa tan Vì vậy
b/ Sự biến đổi của protid:
3.2.3.3. Chiết rót bia
Mục đích
- Nhằm tăng thời gian bảo quản cho bia.
- Ổn định chất lượng và hương vị đặc trưng của bia trong quá trình vận chuyển.
Nguyên tắc chiết rót
- Trong thành phần của bia có nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ hòa tan khác nhau, trong đó có nhiều hợp chất keo, đặc biệt khí CO2 tồn tại dưới dạng liên kết không chặt chẽ. Do đó bia phải được chiết theo nguyên tắc đẳng áp nghĩa là phải đạt trạng thái cân bằng áp suất giữa bồn chiết và bao bì chiết rót bia để bia có thể tự chảy vào bao bì một lượng bằng trọng lượng riêng của nó.
- Chiết bia phải được giữ ổn định nếu không sẽ gây trào bia và dẫn đến tổn thất CO2.
- Bia được chiết rót dựa trên nguyên tắc đẳng áp trong một hệ thống tuần hoàn kín để ổn định chất lượng bia, hạn chế thấp nhất sự xáo trộn bia gây tổn thất CO2, giảm thiểu sự xâm nhập O2 và vi sinh vật vào trong bia.
- Chai phải được rửa sạch trước khi chiết chai. Thiết bị chiết bia chai pet
Hình 3.19.Thiết bị chiết bia chai pet
Hệ thống chiết bia chai pet gồm các bộ phận chính sau
1. Băng tải dẫn chai vào. 2. Sao đầu vào.
3. Cụm rửa chai. 4. Cụm chiết chai.
5. Sao trung gian 1 (giữa cụm rửa chai và cụm chiết). 6. Sao trung gian 2 (giữa cụm chiết và đầu đóng nắp). 7. Đầu đóng nắp.
8. Sao đầu ra. 9. Băng tải chai ra. 10.Van chặn đầu vào.
Cụm chiết bia vào chai pet gồm
- Bồn chứa bia chiết thường duy trì áp suất trong bồn từ 3 – 3,5 kg/cm2.
- Hệ thống van chiết, van xả áp suất, đồng hồ đo áp suất, ống theo dõi mực bia.
- Bia từ tank TBF chứa bia thành phần được đưa đến bồn chiết thông qua van một chiều với áp suất 3 – 3,5 kg/cm2.
Chai Pet sau khi được rửa thô, được đưa lên băng tải, cụm sao đầu vào vận chuyển chai đến cụm rửa chai, lúc này chai được rửa tinh lại bằng nước sạch. Tiếp đó cụm sao trung gian 1 vận chuyển chai vào vị trí khớp với các vòi chiết, chai được con đội đưa lên bịt kín chai vào van chiết bằng vòng ép cao su. Vòng ép cao su có hình nón cụt sao cho khi chiết, bia được xả từ thành chai xuống tránh tạo bọt. Máy chiết có 24 vòi. Bồn chiết chuyển động qua hệ thống cam sẻ tác dụng vào cánh bướm ấn cần đẩy của van khí CO2 để đưa CO2 vào chai với áp suất 3 – 3,5 kg/cm2, đồng thời không khí trong chai được hút ra ngoài. Khi áp suất giữa chai và bồn chiết được cân bằng, van bia tự động mở, bia tràn xuống chai theo nút cao su hình nón cụt vào thành chai và đẩy CO2 thoát trở về bồn chiết. Khi bia đầy đến van bịt đầu (nút cao su) khí CO2 không thể tiếp tục thoát ra, gây chênh lệch áp, van bia tự động ngừng cấp bia. Lúc này bồn chiết qua cam thứ hai tắt van cánh bướm. Trong chai hiện có áp suất cao (>3 kg/cm2), nếu rút van chiết ra sẽ gây trào bọt dẫn đến tổn thất bia và CO2. Để giải quyết điều này, bồn chứa bia sẽ quay qua cam thứ ba, cam này sẽ ấn vào van xả bọt, giải phóng bớt áp suất và bia dư. Khi qua khỏi cam này, áp suất trong chai bằng áp suất khí quyển, con đội sẽ hạ chai xuống và được cụm sao trung gian 2 vận chuyển qua đầu đóng nắp, khi có chai, nắp được tra vào đúng cổ chai và tiến hành xoay xiết sạch vào cho đến khi lực từ trên đầu đóng nắp bằng với lực xiết ở cổ chai. Chai sau khi được đóng nắp được vận chuyển ra ngoài bằng cụm sao đầu ra.
Để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật vào bia, người ta dùng Co bao phần nắp và cổ chai. Chai từ cụm sao đầu ra được băng tải vận chuyển qua hệ thống làm nóng với nhiệt độ từ 160 - 180oC để co dính lại. Sau khi ra khỏi hệ thống làm nóng đến đầu dò phát hiện chai máy in hạn sử dụng tự động phun mực in hạn sử dụng vào cổ chai.
Van chiết trước khi qua chu kỳ mới, sẽ quay qua cam thứ 4 mở đóng van cánh bướm trong tích tắc để xả bia và bọt còn lại trong vòi chiết, nếu không bia dư trong vòi chiết sẽ cản trở việc nạp CO2 vào chai cho chu kỳ tiếp theo.