Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 (Trang 42)

4. Bố cục luận văn

2.1.4 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

2.1.4.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Mặc dù, trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, nhƣng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm và thủy sản trong giai đoạn 2005-2011 có tốc độ tăng 3,96% năm, trong đó:

a. Nông nghiệp  Trồng trọt

- Cây lúa: Trong những năm vừa qua do tác động của quá trình đô thị hóa rất nhanh, nên diện tích đất trực tiếp trồng lúa (lúa mùa) giảm từ 1.221ha (năm 2005), xuống còn 385ha (năm 2011); năng suất lúa mùa giảm từ 1,50 tấn/ha (năm 2005), xuống còn 1,00 tấn/ha (năm 2011).

- Rau đậu các loại: Diện tích rau đậu các loại giảm từ 16ha (năm 2005), xuống còn 5ha (năm 2010) và tăng lên 10ha (năm 2011); năng suất rau đậu các loại giảm từ 4,00 tấn/ha (năm 2005), xuống còn 3,00 tấn/ha (năm 2011).

35

Diện tích, năng suất, sản lƣợng giai đoạn 2005-2011(Bảng 2.1.4.1-1)  Chăn nuôi

Hiện trạng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2005-2011(Bảng 2.1.4.1-2)

Hiện trạng, chăn nuôi trong địa bàn huyện trong giai đoạn 2005-2011 giảm khá nhanh về quy mô đàn, phù hợp với định hƣớng phát triển ngành chăn nuôi của thành phố nói chung và huyện nói riêng.

2.1.4.2 Thủy sản

Do quá trình đô thị hóa nhanh, nên mức độ ô nhiễm môi trƣờng ngày càng rộng, đồng thời kết hợp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động khá nhanh, nên nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện trong thời gian qua có xu hƣớng giảm về số lƣợng nhƣng tăng về chất lƣợng, cụ thể nhƣ sau:

- Diện tích nuôi trồng thủy sản (trực tiếp nuôi trồng thủy sản) trên địa bàn huyện Nhà Bè giảm từ 1.253,60ha (năm 2005), xuống còn 531,42ha (năm 2011).

- Sản lƣợng thủy sản tăng từ 2.952,00 tấn (năm 2005), xuống còn 4.200,80 tấn (năm 2011), đây có thể xem là thành công trong lĩnh vực thủy sản.

Hiện trạng phát triển thủy sản giai đoạn 2005-2011(Bảng 2.1.4.2)

2.1.4.3 Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (do huyện quản lý) lý)

- Giá trị sản xuất trong khu vực kinh tế công nghiệp – TTCN (do huyện quản lý) tăng từ 55,615 tỷ đồng (năm 2005), lên 186,929 tỷ đồng (năm 2011); đồng thời khu vực kinh tế này cũng sử dụng lực lƣợng lao động 947 ngƣời (năm 2005), lên 2.021 ngƣời (năm 2011).

- Các lĩnh vực sản xuất chế biến do huyện quản lý bao gồm: chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm từ kim loại; sản xuất sản phẩm từ gỗ; thuộc da – va li – túi sách; sản xuất sản phẩm từ hóa Plasstic.

2.1.4.4 Khu vực kinh tế thƣơng mại – dịch vụ

- Cùng với quá trình đô thị hóa của huyện khá nhanh, ngành thƣơng mại – dịch vụ Nhà Bè trong giai đoạn 2005-2011 tăng trƣởng khá nhanh, trong đó: tốc độ tăng cơ sở thƣơng mại - dịch vụ 8,5%/năm với 4.624 cơ sở (năm 2011); sử dụng lao động tăng 13,43%/năm với 10.402 ngƣời (năm 2011); tổng doanh thu bán hàng 4.613 tỷ đồng (năm 2011), tăng 27,75%/năm so với năm 2005.

36

Toàn huyện Nhà Bè đến nay, có 10 chợ (có 9 chợ hoạt động ổn định), 01 siêu thị (Citimart) và 02 cửa hàng (Coop Food) về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân trong huyện, bao gồm: chợ Phú Xuân (TT. Nhà Bè) 1.319 m2; chợ Rạch Đĩa (Phƣớc Kiển) 1.160 m2; chợ Phƣớc Kiển 1.529 m2; chợ Phú Lễ (chợ Rạch Dơi – Nhơn Đức) 377 m2; chợ Bà Chồi (Long Thới) 1.703 m2; chợ ấp 3 xã Hiệp Phƣớc 582 m2; chợ ấp 1 (chợ Cầu Kinh) Hiệp Phƣớc 3.200 m2; chợ Bờ Băng (ấp 2 Phú Xuân) 893 m2; chợ Phƣớc Lộc 800 m2; Siêu thị Citimart (Phƣớc Kiển); Coop Food (thị trấn Nhà Bè); Coop Food (xã Phú Xuân); Ngoài các chợ hoạt động kinh doanh ổn định, trên địa bàn huyện còn có các chợ tƣ phát.

Hiện trạng phát triển ngành thƣơng mại – dịch vụ (Bảng 2.1.4.4)

2.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng

 Những thuận lợi và lợi thế

- Ƣu thế về vị trí: là cửa ngõ phía Nam Thành phố hƣớng ra biển Đông.

- Hệ thống sông rạch nhiều (gần 200km), thông ra biển thuận lợi phát triển cảng biển và giao thông thủy nối liền thành phố, huyện Cần Giờ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

- Huyện có tiềm lực lớn về đất đai: quỹ đất dồi dào đủ khả năng cho việc phát triển đô thị một cách đồng bộ, hiện còn nhiều khu đất nông nghiệp bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, năng suất thấp. Do vậy việc chuyển đổi chức năng để hình thành các khu dân cƣ, khu công nghiệp hoàn chỉnh là điều cần thực hiện để nâng cao giá trị sử dụng đất.

- Phát triển kinh tế: công nghiệp hiện trên đà phát triển: công nghiệp tập trung quy mô lớn (Khu công nghiệp Hiệp Phƣớc) đang đi vào hoạt động, đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Tốc độ phát triển đô thị khá nhanh, hiện nay, đã và đang hình thành các khu đô thị mới khá hiện đại.

- Khi hệ thống đƣờng vành đai và đƣờng cao tốc hình thành, Nhà Bè sẽ là địa phƣơng kết nối hệ thống giao thông với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam rất tốt.

- Về cảnh quan môi trƣờng: hệ thống sông rạch nhiều, cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú có thể tận dụng phát triển hệ thống cây xanh kết hợp mặt nƣớc chuyên dùng tạo môi trƣờng thiên nhiên trong lành và thoáng đẹp.

37  Những khó khăn và thách thức

- Trình độ dân trí chƣa cao, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nên việc đào tạo các ngành nghề đáp ứng cho sản xuất theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một vấn đề cấp thiết cần phải thực hiện.

- Nhà ở: chất lƣợng nhà và tiện nghi sinh hoạt thấp, hiện còn nhiều hộ sống giữa đất canh tác, không thuận tiện cho việc cấp điện, cấp nƣớc,…

- Hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển và chƣa đồng bộ, bán kính phục vụ chƣa đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển dân cƣ.

- Các ngành kinh tế do huyện quản lý tuy có sự tăng trƣởng nhƣng thiếu tính bền vững, chƣa có ngành nghề và sản phẩm chủ lực. Riêng ngành nông nghiệp đô thị mới bắc đầu hình thành, chƣa có nhiều mô hình vững chắc để nhân rộng. Một số doanh nghiệp hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng chƣa đƣợc xử lý kịp thời.

- Nguồn nƣớc nhiễm mặn trong mùa khô ảnh hƣởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện.

- Địa hình thấp, nền móng yếu nên việc đầu tƣ xây dựng công trình khá tốn kém. Đây là vấn đề cần lƣu ý và quyết định đến việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, cấp thoát nƣớc, vì thế khi đầu tƣ cần lƣu ý đến việc code nền trên từng khu vực đầu tƣ.

- Hệ thống giao thông bộ nối với khu vực trung tâm thành phố chƣa nhiều. Điều này làm giảm đi sức hấp dẫn của các khu dân cƣ mới và tạo nên một khoảng cách rõ rệt trong sự phát triển về nhiều mặt so với các khu vực trung tâm thành phố.

2.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu QH, KHSDĐ huyện Nhà Bè giai đoạn 2010- 2020 2010- 2020

2.3.1 Tình hình thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2011, tổng diện tích tự nhiên của Huyện là 10.055,58ha, chiếm 4,80% diện tích tự nhiên toàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó: đất nông nghiệp 4.742,10ha, chiếm 47,16%; đất phi nông nghiệp 5.272,72ha, chiếm 52,44%; đất chƣa sử dụng 40,76ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên toàn huyện. 2.3.1.1 Đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.742,10ha, chiếm 47,16% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó: Hộ gia đình cá nhân (GDC) sử dụng 4.481,48 ha, chiếm tỷ

38

lệ 94,49% diện tích đất nông nghiệp; tổ chức trong nƣớc sử dụng (Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng - UBS) 4,05ha, chiếm tỷ lệ 0,09% diện tích đất nông nghiệp;

Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (01/01/2011) huyện Nhà Bè (Bảng 2.3.1.1)

Tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng 40,38ha, chiếm tỷ lệ 0,85% diện tích đất nông nghiệp; bao gồm:

(a). Đất trồng lúa: diện tích 2.694,45ha, chiếm 56,82% đất nông nghiệp, toàn bộ diện tích là đất trồng lúa còn lại.

(b). Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.119,25ha, chiếm 23,60% diện tích đất nông nghiệp.

(c). Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 787,87ha, chiếm 87,84% diện tích đất nông nghiệp.

2.3.1.2 Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp là 5.272,72ha, chiếm tỷ lệ 52,44% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

(a). Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: có diện tích 10,71ha, chiếm 0,2% đất phi nông nghiệp, bao gồm các công trình nhƣ: UBND huyện Nhà Bè, UBND các xã, thị trấn.

(b). Đất quốc phòng: diện tích 34,59ha, chiếm 0,66% diện tích đất phi nông nghiệp.

(c). Đất an ninh: Tổng diện tích 60,85ha, chiếm 1,15% diện tích đất chuyên dùng, phân bố tập trung tại xã Phƣớc Lộc (khu T30).

(d). Đất khu công nghiệp: diện tích 828,03ha, chiếm 15,70% diện tích đất phi nông nghiệp, xây dựng khu công nghiệp Hiệp Phƣớc (GĐ 1, 2) và cụm sản xuất Long Thới.

(e). Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: diện tích 291,09ha, chiếm 5,52% đất phi nông nghiệp, các công ty xí nghiệp, đóng trên địa bàn thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân, Hiệp Phƣớc, Long Thới.

(f). Đất xử lý, chôn lấy chất thải: diện tích 0,004ha, điểm thu gom rác tại thị trấn Nhà Bè.

39

(g). Đất tôn giáo, tín ngƣỡng: diện tích 7,97ha, chiếm 0,15% diện tích đất phi nông nghiệp, đây là diện tích các chùa, nhà thời, đình tại thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân, Phƣớc lộc,...

(h). Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 24,07ha, chiếm 0,46% diện tích đất phi nông nghiệp, nghĩa địa tập trung Nhơn Đức, và các nghĩa địa phân bố rải rác ở Hiệp Phƣớc, TT Nhà Bè, Phú Xuân, ...

(i). Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng: diện tích 2.442,21ha, chiếm 46,32% diện tích đất phi nông nghiệp, Trong đó: đất có mặt nƣớc chuyên dùng là 0,61ha và đất sông suối 2.441,60ha.

(j). Đất phát triển hạ tầng: Diện tích đất phát triển hạ tầng là 338,48ha, chiếm 6,42% diện tích đất phi nông nghiệp, gồm: đất giao thông 240,90ha; đất thủy lợi 5,14ha; đất công trình năng lƣợng 56,98ha; đất công trình bƣu chính viễn thông 0,7ha; đất chợ 0,93ha; ngoài ra còn có các loại đất:

- Đất cơ sở văn hóa: diện tích 5,01ha, chiếm 1,48% đất phát triển hạ tầng, gồm nhà văn hóa xã Hiệp Phƣớc, Nhơn Đức, Phú Xuân,...

- Đất cơ sở y tế: diện tích 1,69ha, chiếm 0,5% diện tích đất phát triển hạ tầng, bệnh viện huyện Nhà Bè, tạm y tế các xã – thị trấn.

- Đất cơ sở giáo dục, đào tạo: diện tích 26,61ha, chiếm 7,86% đất phát triển hạ tầng, tập trung chủ yế tại các xã: Hiệp Phƣớc, Long Thới, Phú Xuân, Phƣớc Kiểng,...

- Đất cơ sở thể dục thể thao: diện tích 0,52ha, chiếm 0,15% diện tích đất phát triển hạ tầng, vị trí tại xã Phú Xuân.

(k). Đất ở đô thị: diện tích 149,46ha, chiếm 2,83% đất phi nông nghiệp, đây là diện tích đất ở thị trấn Nhà Bè.

2.3.1.3 Đất chƣa sử dụng:

Diện tích đất chƣa sử dụng năm 2010 là 40,76ha, chiếm 0,40% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu tại xã Hiệp Phƣớc (38,61ha).

2.3.2 Chi tiết thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng các loại đất

Căn cứ công văn số 483/UBND-ĐTMT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 06/01/2014 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ

40

đầu (2011-2015) của Thành phố. Diện tích phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè đến năm 2020, đƣợc phân bổ nhƣ sau:

Tổng hợp các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020(Bảng 2.3.2)

2.3.2.1. Đất nông nghiệp

- Theo chỉ tiêu phân bổ của thành phố, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nhà Bè đến năm 2020 là 280ha (giảm 4.462,10ha so với hiện trạng năm 2010), tƣơng đƣơng với nhu cầu sử dụng đất của Huyện (huyện 279,58ha – làm tròn số 280ha).

- Diện tích đất nông nghiệp cấp huyện có nhu cầu sử dụng trong kỳ quy hoạch gồm:

+ Đất nông nghiệp năm 2010 là 4.742,10ha.

+ Chu chuyển giảm 4.462,59ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp, trong đó chuyển sang: đất ở 1.332,94ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 12,77ha; đất quốc phòng khoảng 1,00ha; đất an ninh 25,19ha; đất khu công nghiệp khoảng 496,58ha, đất sản xuất kinh doanh 74,19ha, đất di tích danh thắng 0,08ha; đất xử lý - chôn lấp chất thải 58,81ha; đất nghĩa trang nghĩa địa 41,12ha; đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 22,51ha; đất cơ sở hạ tầng là 2.310,26ha, đất phi nông nghiệp khác 87,14ha.

+ Chu chuyển tăng 0,07ha đƣợc lấy từ đất nghĩa trang nghĩa địa. + Cân đối tăng (giảm): Giảm 4.462,523ha.

+ Đất nông nghiệp đến năm 2020 là 279,58ha (làm tròn 280ha), trong đó: đất trồng cây hàng năm còn lại 47,58ha; đất trồng cây lâu năm 120,00ha; đất nuôi trồng thủy sản 112,00ha.

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020(Bảng 2.3.2.1)

a. Đất trồng lúa

- Theo chỉ tiêu phân bổ của thành phố, diện tích đất lúa của huyện Nhà Bè đến năm 2020 là không còn (giảm 2.694,45ha so với hiện trạng năm 2010), bằng với nhu cầu cấp Huyện xác định.

- Diện tích đất lúa cấp huyện có nhu cầu sử dụng trong kỳ quy hoạch nhƣ sau: + Đất trồng lúa năm 2010 là 2.694,45ha.

41

+ Chu chuyển giảm: 2.694,45ha, do chuyển sang: đất trồng cây hàng năm còn lại 48,55ha; đất trồng cây lâu năm 87,66ha, đất nuôi trồng thủy sản 1,56ha và đất phi nông nghiệp 2.556,68ha.

+ Cân đối tăng (giảm): Giảm 2.694,45ha. + Đất lúa đến năm 2020 là không còn. b. Đất cây lâu năm

- Theo chỉ tiêu phân bổ của thành phố, diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Nhà Bè đến năm 2020 là 120 ha (giảm 999,25ha so với hiện trạng năm 2010), bằng nhu cầu của huyện (huyện xác định 120,00ha).

- Diện tích đất trồng cây lâu năm cấp huyện có nhu cầu sử dụng trong kỳ quy hoạch nhƣ sau:

+ Đất cây lâu năm năm 2010 là 1.119,25ha.

+ Chu chuyển tăng: 88,53ha, đƣợc lấy từ đất trồng lúa còn lại 87,66ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 0,30ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,50ha và đất nghĩa trang nghĩa địa 0,07ha.

+ Chu chuyển giảm: 1.087,78ha, do chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản 0,81ha và chuyển sang đất phi nông nghiệp 1.086,97ha.

+ Cân đối tăng (giảm): Giảm 999,25ha. + Đất cây lâu năm đến năm 2020 là 120,00ha. c. Đất nuôi trồng thủy sản

- Theo chỉ tiêu phân bổ của thành phố, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Nhà Bè đến năm 2020 là 112 ha (giảm 675,87ha so với hiện trạng năm 2010), bằng nhu cầu của huyện (huyện xác định 112,00ha).

- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cấp huyện có nhu cầu sử dụng trong kỳ quy hoạch nhƣ sau:

+ Đất nuôi trồng thủy năm 2010 là 787,87ha.

+ Chu chuyển tăng: 2,37ha, đƣợc lấy từ đất trồng lúa còn lại 1,56ha, đất trồng cây lâu năm là 0,81ha.

+ Chu chuyển giảm: 678,23ha, do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 0,5ha, còn lại là chuyển sang đất phi nông nghiệp 677,73ha.

42

+ Đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 112,00ha.

2.3.2.2 Đất phi nông nghiệp

- Theo chỉ tiêu phân bổ của thành phố, diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Nhà Bè đến năm 2020 là 9.776 ha (tăng 4.503,28ha so với hiện trạng năm 2010), bằng nhu cầu của huyện (huyện xác định là 9.776,00ha).

- Diện tích đất phi nông nghiệp đƣợc cấp huyện có nhu cầu sử dụng trong kỳ quy hoạch nhƣ sau:

+ Hiện trạng đất phi nông nghiệp năm 2010 là 5.272,72ha.

+ Chu chuyển tăng trong kỳ quy hoạch: 4.503,35ha, đƣợc lấy từ các loại đất: đất nông nghiệp 4.462,59ha; đất chƣa sử dụng 40,76ha.

+ Chu chuyển giảm trong kỳ quy hoạch: 0,07ha, do chuyển sang đất trồng cây lâu năm.

+ Cân đối tăng (giảm) trong kỳ quy hoạch: tăng 4.503,28ha. + Đất phi nông nghiệp đến năm 2020 là 9.776,00ha.

a. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (TSCQ, CTSN)

- Theo chỉ tiêu phân bổ của thành phố, diện tích đất trụ sở cơ quan - công trình sự nghiệp trên địa bàn huyện Nhà Bè đến năm 2020 là 28 ha (tăng 17,29ha so với hiện trạng năm 2010), tƣơng đƣơng với nhu cầu của huyện (huyện 27,82ha - làm tròn 28 ha).

- Diện tích đất trụ sở cơ quan - công trình sự nghiệp cấp huyện có nhu cầu sử

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)