4. Bố cục luận văn
2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a. Thổ nhƣỡng
Nhà Bè có tổng diện tích tự nhiên 10.055,58ha, bao gồm các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa với diện tích 1.083,14ha, chỉ chiếm 10,77% tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện, tập trung ở các xã Phƣớc Kiển, Phƣớc Lộc, Thị trấn và xã Phú Xuân. Nhìn chung, đây là nhóm đất khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, do hạn chế bởi nguồn nƣớc mặn, lại bị nhiễm mặn vào mùa khô nên chỉ canh tác đƣợc loại hình lúa một vụ, trồng dừa, nuôi trồng thủy sản và có thể trồng thêm cây ăn trái. Mặc dù đất đai thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nhƣng phần lớn đã thuộc các quy hoạch khu dân cƣ do tốc độ đô thị hóa của Huyện khá cao.
27
- Nhóm đất phèn hoạt động, với đặc điểm mùn ở tầng mặt trung bình, đạm tổng số trung bình, phèn cao, pH từ 5,5 – 5,8. Bị nhiễm mặn về mùa khô không canh tác đƣợc, nhƣng mùa mƣa rửa mặn nên có thể cấy lúa đƣợc. Tổng diện tích 4.423,31ha, chiếm 43,98% tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện, phân bố phía Nam xã Phƣớc Kiển, khu trung tâm xã Nhơn Đức, Phƣớc Lộc và một phần xã Hiệp Phƣớc.
- Nhóm đất phèn tiềm tàng với đặc điểm tầng sinh phèn xuất hiện nông, phèn nhiều và mặn nhiều, canh tác lúa đƣợc về mùa mƣa nhƣng năng suất không cao và bấp bênh, phân bố tập trung ở xã Hiệp Phƣớc với tổng diện tích 2.107,1ha, chiếm 20,96% tổng diện toàn Huyện.
Do vậy, để sử dụng đất hiệu quả cần có những chính sách ƣu đãi, khuyến khích, hƣớng dẫn cụ thể để ngƣời dân có thể lựa chọn những loại hình sử dụng đất thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao mức sống của ngƣời dân, đồng thời bảo vệ đất không bị suy thoái và bảo vệ môi trƣờng.
Phân loại đất huyện Nhà Bè (Bảng 2.1.1.5) b. Tài nguyên nƣớc
Phân khu thủy vực
Toàn Huyện có 2.442,21ha sông, rạch lớn nhỏ, chiếm 24,29% tổng diện tích tự nhiên của Huyện. Trong đó, lớn nhất là sông Sài Gòn – Nhà Bè với chiều dài 20km, bề rộng trung bình 900m. Hệ thống sông Nhà Bè gồm các sông chính: sông Nhà Bè; sông Soài Rạp; sông Kinh Lộ; rạch Ông Lớn, rạch Đỉa – Phú Xuân; rạch Cây Khô – Mƣơng Chuối; rạch Dơi; sông Kinh Lộ - rạch Vộp; rạch Mƣơng Lớn; rạch Dừa; rạch Giồng.
Hệ thống sông rạch tạo thành bốn khu vực với tính chất khác nhau và chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều. Vào mùa khô, nƣớc mặn từ biển Đông theo sông Soài Rạp – Nhà Bè xâm nhập vào sông rạch từ phía Đông, gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp.
- Khu vực I: thủy đạo chính là sông Phƣớc Kiển – Mƣơng Chuối, bể tiêu là sông Soài Rạp, trục tiêu phụ là rạch Tôm, sông Mƣơng Chuối thuộc xã Phú Xuân và thị trấn Nhà Bè.
- Khu vực II: thủy đạo chính cũng là sông Phƣớc Kiển – Mƣơng Chuối, bể tiêu là sông Soài Rạp, trục tiêu phụ là sông Phƣớc Kiển thuộc xã Phƣớc Kiển, Phƣớc Lộc, Nhơn Đức.
28
- Khu vực III: thủy đạo chính là rạch Dơi-kênh Đồng Điền, bể tiêu là sông Soài Rạp thuộc các xã Long Thới và một phần nhỏ phía Bắc xã Hiệp Phƣớc.
- Khu vực IV: thủy đạo chính là các rạch Vộp, rạch Mƣơng Lớn, sông Kinh Lộ, bao gồm hầu hết xã Hiệp Phƣớc.
Phân vùng khu ngập nƣớc
Trên cơ sở điều kiện địa hình, ảnh hƣởng của các nhân tố gây lụt, toàn Huyện có thể chia làm ba khu vực với các tính chất nhƣ sau:
- Vùng ngập I: Gồm các xã Phƣớc Kiển, Phú Xuân, Nhơn Đức, Phƣớc Lộc và thị trấn Nhà Bè. Đây là vùng giao hội nƣớc, nhiều sông rạch, các nhân tố gây úng ngập gồm thủy triều sông và nƣớc nguồn: mức độ ngập sâu và nƣớc chảy mạnh.
- Vùng ngập II: Gồm một phần xã Long Thới và một phần Hiệp Phƣớc, nằm về phía Tây của đƣờng Nguyễn Văn Tạo, các nhân tố ảnh hƣởng do thuỷ triều sông, nƣớc nguồn, mƣa nội đồng: mức độ sâu, nƣớc chảy vừa.
- Vùng ngập III: Gồm phần lớn xã Hiệp Phƣớc và một phần còn lại của xã Long Thới, nằm về phía Đông của đƣờng Nguyễn Văn Tạo hƣớng ra sông Nhà Bè. Đây là khu vực ven sông lớn, địa hình thấp, tập trung nhiều cửa sông. Yếu tố ảnh hƣởng chủ yếu là thủy triều của biển: mức độ sâu, nƣớc chảy mạnh.
Chất lƣợng nƣớc:Phụ thuộc vào hai yếu tố: tự nhiên và nƣớc thải. Độ mặn
- Do gần vùng cửa sông lớn, các sông rạch của Nhà Bè chịu ảnh hƣởng của thủy triều, chế độ bán nhật triều và nguồn nƣớc bị nhiễm mặn vào mùa khô từ 06 – 08 tháng, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nƣớc mặn từ biển Đông theo sông Soài Rạp – Nhà Bè xâm nhập vào các sông rạch của Huyện từ phía Đông. Mặt khác, nƣớc mặn cũng đổ vào sông Vàm Cỏ rồi theo sông Cần Giuộc, rạch Bà Lào xâm nhập vào vùng này từ phía Tây.
- Có thể phân vùng độ mặn trên sông rạch Nhà Bè nhƣ sau:
+ Vùng mặn I: Bao gồm phần phía Bắc sông Phƣớc Kiển – Mƣơng Chuối đến rạch Đỉa – Phú Xuân thuộc các xã Phƣớc Kiển – Phú Xuân – Phƣớc Lộc – Nhơn Đức và thị trấn Nhà Bè. Độ mặn vào mùa khô: 6-120
/00, mùa mƣa 030
29
+ Vùng mặn II: Gồm các xã Long Thới, Hiệp Phƣớc; khống chế bởi sông Soài Rạp, rạch Vộp, rạch Mƣơng Lớn, sông Kinh Lộ; độ mặn mùa khô là 10 – 220/00, mùa mƣa từ 7 – 150/00.
+ Vùng mặn III: Gồm thủy vực thuộc kênh Cây Khô, rạch Bà Lào đến rạch Đỉa. Độ mặn vào mùa khô từ 12 – 25 0/00, mùa mƣa từ 8 – 18 0/00.
c. Tài nguyên nhân văn
Nhà Bè là huyện ngoại thành nằm về phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh: phía Đông giáp huyện Cần Giờ và huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp Quận 7; phía Tây giáp huyện Bình Chánh, huyện Cần Giuộc –tỉnh Long An; phía Nam giáp huyện Cần Giuộc – tỉnh Long An.
Vào mùa xuân 1698, Võ Vƣơng Nguyễn Phúc Chu cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lƣợc “lấy đất Đồng Nai đặt làm phủ Gia Định…, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn” kể từ thời điểm này, các thôn ấp ở Nhà Bè chính thức trở thành đơn vị hành chính thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn.
Tên gọi Nhà Bè xuất hiện vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, khi công cuộc khẩn hoang đƣợc các chúa Nguyễn đẩy mạnh với quy mô lớn. Nhiều đoàn thuyền của những gia đình có nhân – tài - vật tƣ ở vùng Thuận Quảng đƣợc tổ chức huy động vào Nam và trên đƣờng qua sông Soài Rạp để vào vàm rạch Bến Nghé, gặp khi nƣớc ngƣợc chống chèo vất vả, họ đã neo thuyền tập trung một chỗ chờ con nƣớc lớn xuôi dòng. Lòng thuyền chật hẹp nấu nƣớng khó khăn nên có một ngƣời tên Võ Thũ Hoằng (theo tên dân gian kể lại) đã nảy ra sáng kiến cho đốn tre kết làm bè neo trên sông, làm nơi nấu nƣớng, sinh hoạt cho cả đoàn thuyền. Về sau, nhiều ngƣời bắt chƣớc kết thành hai ba chục chiếc bè làm chỗ buôn bán, trao đổi hàng hoá; khoảng sông này ngày càng tấp nập đông vui và địa danh Nhà Bè ra đời từ thuở ấy.
Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Phiên Trấn thành Trấn Phiên An, quản trị phủ Tân Bình gồm 4 huyện. Các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè lúc này trực thuộc Tổng Tân Phong và Tổng Bình Trị thuộc 2 huyện Tân Long và Bình Dƣơng.
Năm 1836, trấn Phiên An đƣợc đổi thành tỉnh Phiên An, và sau đó lại cải thành tỉnh Gia Định. Lúc này các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè năm trong Tổng Bình Trị Thƣợng (huyện Bình Dƣơng phủ Tân Bình) và Tổng Tân Phong Hạ (thuộc huyện Tân Long, Phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định)
30
Sau hiệp ƣớc Nhâm Tuất (5/6/1882) Pháp tổ chức cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. Lúc này cơ cấu hành chính vẫn giữ nguyên.
Đến năm 1866, Pháp sát nhập hai huyện Bình Dƣơng và Bình Long thành hạt Sài Gòn, rồi sau đó đổi tên thành hạt Gia Định gồm 19 tổng. Trong đó Tổng Bình Trị Hạ gồm 9 xã nông thôn và Tổng Dƣơng Hòa Hạ gồm 12 xã thôn thuộc địa phận huyện Nhà Bè (trƣớc năm 1997). Cuối thời pháp, Nhà Bè trở thành một quận thuộc tỉnh Gia Định bao gồm 4 tổng, trong đó hai tổng Bình Trị Hạ và Dƣơng Hòa Hạ tƣơng đƣơng với Nhà Bè (trƣớc 1997). Năm 1961, sáp nhập một phần phía Bắc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An vào huyện Nhà Bè, thuộc tỉnh Gia Định.
Thời Việt Nam Cộng Hoà, Nhà Bè là quận của tỉnh Gia Định. Dân số năm 1965 gần 44 nghìn ngƣời. Nhà Bè đƣợc dùng làm tên quận trong giai đoạn 1917-1975. Sau 30/4/1975, Nhà Bè là huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 01/4/1997, Nhà Bè đƣợc tách một phần phía Bắc để thành lập một quận mới là quận 7.
Huyện Nhà Bè có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lƣới giao thông đƣờng thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nƣớc sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà Bè còn đƣợc xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lƣợc. Bởi Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đƣờng thủy huyết mạch từ biển Đông vào thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với rừng Sác. Ở phía Tây Nhà Bè, con kênh Cây Khô trên tuyến đƣờng thuỷ từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, thiên nhiên cũng đem lại cho Nhà Bè nhiều khó khăn. Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nƣớc ngọt dành cho sinh hoạt và sản xuất của huyện rất khó khăn, vào mùa khô thƣờng xuyên thiếu nƣớc. Những năm gần đây, hiện tƣợng sạt lở đất đai xảy ra thƣờng xuyên ảnh hƣởng đến tính mạng và tài sản của ngƣời dân. Mặc dù đƣợc xác định phát triển theo hƣớng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thƣơng mại - Dịch vụ và Nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ 21 nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Ngƣời dân Nhà Bè là những ngƣời dân chất phát, hiền lành, cần cù sáng tạo mà cũng rất kiên cƣờng, bất khuất, thủy chung, son sắc. Từ thế hệ cha ông đi mở đất đã chiến đấu và chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt để tạo lập nên vùng đất Nhà Bè, đến
31
những thế hệ kế tiếp vẫn cần cù lao động lao động trên mảnh đất phèn mặn và không tiếc máu xƣơng, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quê hƣơng, bảo vệ mảnh đất thân yêu mà ông cha đã tạo lập. Đến thế hệ hôm nay, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, cần cù, sáng tạo… ngƣời dân Nhà Bè đã và đang nỗ lực không ngừng trong học lập lao động để bảo vệ và xây dựng quê hƣơng Nhà Bè ngày càng giàu đẹp.