Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm đường túi Biên Hòa trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 81)

6. Kết cấu luận văn

3.8. Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm

phẩm

Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh gay gắt về sản phẩm đƣờng giữa các công ty diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Vì vậy, Công ty Cổ phần Đƣờng Biên Hòa cần phải cải tiến nhiều hơn nữa, nhanh chóng khắc phục những hạn chế còn tồn đọng để nâng cao sự hài lòng của ngƣơi tiêu dùng đối với sản phẩm của Công ty.

Dựa theo kết quả nghiên cứu trên, ta đã tìm ra các nhân tố chính ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng.

- Về chất lƣợng sản phẩm: có giá trị Beta chuẩn hóa cao nhất nên dựa vào mô hình hồi quy thì đây là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của ngƣời tiêu dùng. Bởi vì, ngày nay, ngƣời tiêu dùng không chỉ mong muốn một loại đƣờng “ngọt” mà còn phải tinh khiết, tự nhiên và đảm bảo an toàn sức khỏe. Do đó, Công ty cần kiểm tra chất lƣợng sản phẩm thƣờng xuyên, tiếp tục nâng cao việc sử dụng nguyên liệu sạch để đảm bảo cung cấp cho khách hàng sản phẩm thật an toàn và bổ dƣỡng đúng nhãn hiệu, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, về yếu tố bao bì, trong quá trình vận chuyển phân phối sản phẩm, các sản phẩm đƣờng túi

bị va chạm mạnh sẽ khó tránh khỏi nhiều sản phẩm bị bể, rách, hƣ hỏng…. Do đó, Công ty nên chú trọng đến khâu vận chuyển, kiểm tra tỉ mỉ tất cả các sản phẩm khi giao hàng, nhanh chóng thu hồi những sản phẩm bị lỗi để chỉnh sửa kịp thời, tránh trƣờng hợp đƣa sản phẩm này đến tay ngƣời tiêu dùng.

- Về giá cả: ngƣời tiêu dùng cho rằng giá đƣờng cao hơn so với sản phẩm của công ty khác. Vì vậy, Công ty cần thực hiện các biện pháp hạ giá thành sản phẩm vừa làm thỏa mãn vừa đáp ứng đƣợc lợi nhuận tối đa bằng một số cách sau: tăng cƣờng công tác quản trị về công nghệ đƣờng, quản trị về kỹ thuật canh tác và giống mía; nhằm tăng năng suất, tiết giảm chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm; tăng cƣờng chính sách đầu tƣ trồng và chăm sóc mía, vận động nông dân thay thế các giống mía cũ đã thoái hoá bằng các giống mới để có năng suất cao, sử dụng nguyên liệu hiệu quả tiết kiệm chi phí; hỗ trợ kỹ thuật, mở các lớp tập huấn cho ngƣời nông dân trồng mía có ký hợp đồng với công ty, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng phá vỡ hợp đồng, từ đó sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí và có thể hạ đƣợc giá thành.

- Về chủng loại: không ngừng nâng cao hệ thống phân tầng sàn lọc của công ty để có thể tạo ra những hạt đƣờng càng nhỏ càng tốt, sự hài lòng của ngƣời tiêu dùng sẽ cao hơn. Mặt khác, Công ty cần quan tâm nghiên cứu cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác với mẫu mã bao bì phong phú hơn.

- Về kênh phân phối: trung gian phân phối là cầu nối giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra một cách tiện lợi và nhanh chóng hơn. Theo kết quả khảo sát, ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng mua sản phẩm chủ yếu ở siêu thị là cao nhất, tiếp đến là chợ, tạp hóa. Vì vậy, Công ty nên tập trung vào những nơi này, với mục tiêu bao phủ thị trƣờng trên diện rộng. Đảm bảo cho ngƣời tiêu dùng ở bất cứ nơi đâu cũng có thể mua đƣợc sản phẩm một cách dễ dàng.

- Về chƣơng trình khuyến mãi: việc khuyến mãi có đƣợc tổ chức nhƣng chỉ tổ chức khuyến mãi đến các trung gian phân phối chứ không khuyến mãi trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng. Thêm vào đó, các hoạt động khuyến mãi không tổ chức thƣờng xuyên. Vì vậy, Công ty nên chú trọng đến hình thức khuyến mãi trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng nhƣ: đính kèm cà phê, bột ngọt, ly thủy tinh… vào sản phẩm đƣờng.

Ngoài ra do vấn đề kinh phí nên không cho phép khuyến mãi nhiều thì Công ty nên phát huy thế mạnh của mình thông qua tiêu chí chất lƣợng sản phẩm và hệ thống phân phối.

3.9. Tóm tắt

Chƣơng này trình bày kết quả phân tích bao gồm những nội dung sau:

Phƣơng pháp nghiên cứu; quy trình nghiên cứu; các thang đo; chọn mẫu, kích cỡ mẫu.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha: kết quả cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy.

Phân tích nhân tố EFA: 5 nhân tố đƣợc rút trích đều đƣợc chấp nhận và mô hình nghiên cứu đƣợc giữ nguyên so với mô hình lý thuyết.

Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết đã khẳng định nhƣ sau: sự hài lòng của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm chịu sự ảnh hƣởng bởi 5 nhân tố là Chất lƣợng, giá cả, chủng loại, kênh phân phối và chƣơng trình khuyến mãi. Trong đó, nhân tố có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự hài lòng là chất lƣợng sản phẩm

Kiểm định T-test và phân tích ANOVA cho các kết quả nhƣ sau: có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với giới tính và không có sự khác biệt đối với nhóm tuổi, thu nhập và nghề nghiệp.

KẾT LUẬN

Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm đƣờng túi Biên Hòa. Ngoài ra, nghiên cứu này còn xem xét sự khác biệt về giới tính, nhóm tuổi,thu nhập và giữa các nhóm thu nhập trong sự hài lòng của ngƣời tiêu dùng.

Nghiên cứu đƣợc tiến hành theo hai bƣớc: nghiên cứu sơ bộ bằng phƣơng pháp định tính, thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 2 nhóm, mỗi nhóm 8 ngƣời. Nghiên cứu chính thức bằng phƣơng pháp định lƣợng, thông qua phỏng vấn trực tiếp ngƣời tiêu dùng bằng bảng câu hỏi định lƣợng, với cỡ mẫu n=310. Mẫu đƣợc lấy theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện.

Thang đo đƣợc kiểm định bằng phƣơng pháp phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA. Sau khi kiểm định độ tin cậy, độ giá trị của thang đo, tính giá trị trung bình của các biến độc lập và sử dụng kết quả đó để chạy mô hình hồi quy đa biến.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm đường túi Biên Hòa trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)