2.2.4.1. Nguồn nhân lực
Nhân tố con người là một trong những yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là nhân tố đảm bảo cho mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp vấn đề làm sao để có được một nguồn nhân lực tốt, làm sao để có thể sử dụng tối ưu nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Đây cũng là vấn đề được Công ty đặc biệt quan tâm.
Số lao động của Công ty TH có sự biến động trong thời gian từ năm 2011-2013, dao động trong khoảng từ 254 đến 406 người. Đặc biệt trong năm 2012 và 2013, do ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế nên lực lượng lao động của Công ty có tăng nhưng tăng ít hơn so với các năm trước.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của Công ty TH chia theo giới tính Đơn vị tính: người 2012/2011 2013/2012 Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 +/- % +/- % Nam 82 124 137 42 51.22 13 10.48 Nữ 172 254 269 82 47.67 15 5.91 Tổng số 254 378 406 124 48.82 28 7.41
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động Công ty TH true milk)
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy, số lượng nhân viên của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Đối với một ngành sản xuất thực phẩm với đặc thù công việc nhẹ nhàng, khéo léo phù hợp với lao động nữ hơn lao động nam như ngành sữa thì cơ cấu lao động theo giới tính của Nhà máy là hoàn toàn hợp lý.
Hiện tại, các nhân viên được tuyển vào làm việc trong công ty thông qua phỏng vấn trực tiếp với giám đốc. Sau khi trúng tuyển các nhân viên này sẽ được đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn và được huấn luyện các kỹ năng phù hợp với công việc của mình.
Mọi nhân viên đều có thể đóng góp những ý kiến hay thắc mắc của mình với giám đốc công ty. Ngoài ra môi trường làm việc tại công ty khá hòa đồng, vui vẻ, tạo cảm giác thân thiện, ấm cúng. Đây chính là điểm mạnh của công ty. Tuy nhiên, đôi khi do công việc có sự chồng chéo lên nhau, tạo ra mâu thuẫn giữa các nhân viên khiến bầu không khí làm việc trong công ty trở nên nặng nề, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng phục vụ khách hàng. Nhà quản lý cần chú ý đến điểm này để có cách giải quyết cho ổn thỏa, hợp lý. Như vậy công việc mới được thông suốt và đạt hiệu quả cao.
2.2.4.2. Nguồn vốn
Vốn được xem như máu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tiềm lực về vốn thì dễ dàng tạo ra được nguồn lao động có trình độ tay nghề có khả năng tìm được các nhà cung ứng tốt, thiết kế các kênh phân phối rộng khắp, mở rộng hoạt động kinh doanh... Do vậy để nâng cao hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn cần thiết để thực hiện được kế hoạch đề ra, đáp nhu cầu của thị trường.
Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào có vốn lớn đều hoạt động hiệu quả mà điều quan trọng là phải làm thế nào để quản lý tốt nguồn vốn của mình để đạt hiệu quả cao.
Sau đây là bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần sữa TH true milk giai đoạn 2011 – 2013:
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn của công ty sữa TH True Milk năm 2011 - 2013 ĐVT: Tỷ đồng 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +/- % +/- % A. Nợ phải trả 217,89 219,75 225,52 1,86 0.85 5,77 2.63 1. Nợ ngắn hạn 127,69 94,75 94,02 -32,94 -25.80 -0,73 -0.77 2. Nợ dài hạn 90,2 125 131,5 34,80 38.58 6,50 5.20 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 148,61 166 175,8 17,39 11.70 9,80 5.90 1. Vốn chủ sở hữu 147,777 165,075 174,846 17,30 11.71 9,77 5.92 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,833 0,925 0,954 0,09 11.04 0,03 3.14 TỔNG NGUỒN VỐN 366,5 385,75 401,32 19,25 5.25 15,57 4.04
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy: Tổng nguồn vốn của khách sạn qua các năm có sự biến động nhẹ theo xu hướng tăng dần. Cụ thể năm 2012 là 385,75 tỷ đồng, tăng 19,25 tỷ đồ ng (tương đương tăng 5,25%) so với năm 2011. Năm 2013 là 401,32 tỷ đồng , tăng 15,57 tỷ đồng (tương đương tăng 4,04 %) so với năm 2012. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của Công ty. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cũng liên tục tăng lên đạt 13,2% năm 2013. Như vậy, với năng lực vốn của Công ty là tương đối lớn và đang được sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần tạo điều kiện cho Nhà máy đầu tư công nghệ, đổi mới cách thức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình so với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác.
2.2.4.3. Hoạt động Marketing
Ngày nay bất kì doanh nghiệp nào muốn thành công đều phải đặt nhiệm vụ marketing lên hàng đầu, bên cạnh các hoạt động khác như sản xuất sản phẩm hay cải tiến chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh trong thời buổi kinh tế thị trường càng chứng tỏ việc dự trù chiến lược marketing là một công việc cần thiết và có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp kinh doanh chế biến thực phẩm nói chung và chế biến sữa nói riêng. Các hãng sữa không chỉ phải đối phó với cạnh tranh trong ngành mà còn phải đối phó với các loại nước uống dinh dưỡng khác.
Chính vì vậy nhờ có hoạt động marketing mà các doanh nghiệp này có thể tránh được nhiều rủi ro, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để nâng cao lợi nhuận.
Ngoài ra, hoạt động marketing còn đóng vai trò như cầu nối giữa người tiêu dùng với Công ty. Thông qua hoạt động marketing, đơn vị kinh doanh có thể hiểu rõ về bản thân mình và đối thủ cạnh tranh. Marketing cũng là hạt nhân trong việc lôi cuốn thu hút người tiêu dùng đến tiêu dùng sản phẩm của Công ty.
Với những vai trò quan trọng của marketing trong hoạt động kinh doanh, trong quá trình phát triển của mình Công ty cũng không ngừng nỗ lực hoàn thiện các chính sách Marketing hơn nữa
2.2.4.4. Công tác thực thi chiến lược
Muốn trụ vững và phát triển, củng cố uy tín, mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực làm mọi biện pháp để tiêu thụ sản phẩm, quảng bá rộng để thu hút khách tiêu dùng về
doanh nghiệp, giảm tối đa chi phí. Hay nói cách khác là phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh thích hợp ứng với thực tế của thị trường, mà trong đó phải kể đến chiến lược cạnh tranh. Cụ thể, chiến lược cạnh tranh của Công ty TH bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến quảng cáo, chiến lược nhân sự.
Chiến lược sản phẩm: Công ty đã đầu tư nghiên cứu thị trường để đưa ra những
sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm sữa tươi thông qua đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mua mới trang thiết bị, chăm sóc nguồn nguyên liệu, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý cho các cán bộ công nhân viên.
Chiến lược giá: Xây dựng khung giá hợp lý, phù hợp với chất lượng sản phẩm. Chiến lược phân phối: Lựa chọn được kênh phân phối ngắn, tốn ít chi phí giảm được
gíá thành sản phẩm, dịch vụ, hỗ trợ thêm khả năng cạnh tranh về giá cho khách sạn.
Chiến lược quảng cáo: Đăng các mẫu quảng cáo pop-up và các banner quảng cáo trên
các trang web như: webtretho.com, VNExpress.net, suckhoe.com.vn, choicungbe.com,…với nội dung đơn giản dễ nhớ, mục tiêu chủ yếu để tạo sự nhận biết, tạo dựng hình ảnh về sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu
Chiến lược nhân sự: Phát huy hết khả năng sẵn có về nguồn nhân lực của mình,
khách sạn quan tâm đến bầu không khí làm việc và văn minh phục vụ.