kinh tế nhà nước với các bên có quyền lợi liên quan
Quan hệ với bên có quyền lợi liên quan đặc biệt quan trọng với TĐKTNN vì các mối quan hệ này có thể đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thành các nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công, ví dụ dịch vụ cơ sở hạ tầng, có tác động quan trọng đối với tiềm năng phát triển kinh tế và đối với cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động. Hơn nữa, một số nhà đầu tƣ ngày càng chú trọng tới vấn đề các bên có quyền lợi liên quan trong quyết định đầu tƣ của mình và xem xét cẩn trọng những rủi ro kiện tụng tiềm tàng trong lĩnh vực này. Vì vậy nhà nƣớc cần nhận thức đầy đủ ảnh hƣởng mà chính sách tích cực về các bên có quyền lợi liên quan có thể có đối với mục tiêu chiến lƣợc và uy tín lâu dài của doanh nghiệp.
Quy định của pháp luật cần công nhận đầy đủ đóng góp của các bên có quyền lợi liên quan khác nhau và khuyến khích sự hợp tác tích cực và tạo ra của cải với họ. Để đạt mục tiêu này, TĐKTNN phải đảm bảo các bên có quyền lợi liên quan đƣợc tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, tin cậy, kịp thời và thƣờng xuyên để có thể thực hiện quyền của mình. Các bên có quyền lợi liên quan phải đƣợc quyền khiếu nại pháp lý khi quyền của họ bị xâm phạm. Ngƣời lao động cũng cần đƣợc tự do báo cáo những mối thắc mắc của họ về các hoạt động không tuân thủ pháp luật hoặc không phù hợp đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp cho HĐTV (HĐQT).
Các cơ chế tăng cƣờng hiệu quả cho sự tham gia của ngƣời lao động cần đƣợc phép xây dựng nếu thấy phù hợp, nhất là đối với các doanh nghiệp mà quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan có tầm quan trọng đặc biệt.
Tuy nhiên, khi quyết định phát triển các cơ chế này, nhà nƣớc cần xem xét cẩn thận những khó khăn thƣờng đi kèm trong việc chuyển đổi quyền thành cơ chế tăng cƣờng hiệu quả phù hợp.
Các công ty con đã liêm yết cần thông báo với nhà đầu tƣ, các bên có quyền lợi liên quan và công chúng về chính sách đối với các bên có quyền lợi liên quan và cung cấp thông tin về việc thực thi chính sách đó. Việc này cũng cần áp dụng cho các TĐKTNN đang theo đuổi các mục tiêu chính sách công quan trọng hoặc có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công. Báo cáo về quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan phải bao gồm thông tin về chính sách môi trƣờng và xã hội nếu doanh nghiệp có mục tiêu cụ thể về mặt này. Báo cáo về các bên có quyền lợi liên quan của TĐKTNN nên đƣợc rà soát độc lập để tăng cƣờng độ tín nhiệm của doanh nghiệp.
3.2.8. Cải cách các quy định pháp luật về cơ chế đầu tư đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước
3.2.8.1. Về phương án đầu tư
Để nâng cao hiệu quả của TĐKTNN nên duy trì hai phƣơng án đầu tƣ:
Thứ nhất, trong nội bộ tập đoàn cần đầu tƣ xuống và đầu tƣ ngang. Đầu tƣ xuống có nghĩa là công ty mẹ đầu tƣ vốn vào các công ty cấp I (con), công ty cấp II… Đầu tƣ ngang có nghĩa là các công ty trong cùng cấp có thể đầu tƣ vốn lẫn nhau.
Thứ hai, giữa các TĐKTNN có thể đầu tƣ lẫn nhau với điều kiện phải có quan hệ với nhau về sản phẩm và hoạt động. Vì dụ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có thể đầu tƣ vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (làm điện, phân bón…).
3.2.8.2. Về thẩm quyền quyết định đầu tư của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc
Thẩm quyền quyết định đầu tƣ của HĐTV, TGĐ trong các TĐKTNN tại các quy định của pháp luật và tại điều lệ của từng công ty mẹ - TĐKTNN
theo hƣớng quy định chặt chẽ hơn và cụ thể hóa tỷ lệ hoặc mức cụ thể thẩm quyết quyết định đầu tƣ của HĐTV, TGĐ cho phù hợp với đặc thù về đầu tƣ, mua sắm và trình độ quản lý của từng TĐKTNN (có thể ở mức bằng hoặc tỷ lệ thấp hơ nhiều so với quy định chung tạp LDN 2005 và các nghị định hƣớng dẫn thi hành). Đồng thời, chỉ đƣợc quyết định đầu tƣ những dự án đã nêu tại chiến lƣợc phát triển tập đoàn đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tránh đầu tƣ “nóng” và đầu tƣ ra ngoài nghề kinh doanh chính. Tiến hành rà soát lại định hƣớng đầu tƣ, góp vốn tại đề án của TĐKTNN đã đƣợc phê duyệt theo hƣớng cắt giảm, đình hoãn kế hoạch đầu kế hoạch đầu tƣ tăng tài sản cố định không cấp thiết hoặc tính khả thi thấp; kế hoạch đầu tƣ, góp vốn vào các công ty khác nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ.
3.2.8.3. Ban hành tiêu chí xác định mức độ an toàn tài chính của tập đoàn kinh tế
Ban hành tiêu chí xác định mức độ an toàn tài chính của TĐKTNN làm cơ sở giám sát hoạt động của TĐKTNN (trong điều kiện TĐKTNN vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, chính trị, xã hội…) đồng thời nó cũng là tiêu chí để căn chỉnh, điều chỉnh việc quyết định đầu tƣ hay rút vốn khỏi các dự án, ngành nghề…
Nhằm ngăn ngừa những rủi ro tổn thất lớn nhƣ trƣờng hợp của Vinashin, Nhà nƣớc cần áp dụng sự giám sát nghiêm túc bằng các chỉ tiêu an toàn tài chính, ngoài ra có sự kiểm soát đồng bộ đối với mỗi tập đoàn. Tác giả đề xuất cần đƣa vào quy định áp dụng một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đối với TĐKTNN:
Thứ nhất, về khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp; hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp; hệ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp và tính trên toàn tập đoàn; hệ số tự tài trợ vốn của doanh nghiệp và tính trên toàn tập đoàn.
Thứ hai, các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, của cả tập đoàn: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp và tính
cho toàn tập đoàn; tỷ suất lợi nhuận của tài sản lƣu động của cả tập đoàn; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp và trên toàn tập đoàn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, Luận văn đã rút ra những bài học từ thực tế thất bại về công tác quản trị tại Tập đoàn Vinashin dẫn đến thua lỗ, khủng hoảng và giải thể. Trên cơ sở những bất cập tại các quy định về công tác quản trị TĐKTNN, những bất cập trong quá trình kiểm soát, điều hành tại Tập đoàn Vinashin, cũng nhƣ các bài học đã rút ra, Luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm cải cách pháp luật về công tác quản trị TĐKTNN.
KẾT LUẬN
QTCT nói chung và quản trị TĐKT nói riêng là một thách thức lớn đối với nhiều nền kinh tế, nhất là đối với những nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta hiện nay. Cho tới nay, chƣa có một chuẩn mực quốc tế nào giúp các Chính phủ đánh giá, áp dụng và cải thiện vấn đề quản trị TĐKTNN.
Bài học từ cuộc khủng hoảng đi đến đổ vỡ của Vinashin, có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, tuy vậy có thể khẳng định nguyên nhân chủ quan xuất phát từ những sai lầm trong công tác quản trị tập đoàn, năng lực quản trị, việc đảm bảo một khuôn khổ pháp lý và quản lý hiệu quả cho TĐKTNN chƣa đƣợc hoàn thiện đó là những tác nhân trực tiếp gây ra sự thất bại của Vinashin. Vinashin thất bại, tổn thất mà nó gây ra là vô cùng lớn, theo quy luật thị trƣờng nó đã bị giải thể và quay trở lại mô hình TCT nhà nƣớc với tên gọi “TCT Công nghiệp tàu thủy”.
Trong khuôn khổ luận văn của mình, tác giả đã khái quát đƣợc quá trình hình thành và phát triển của Vinashin, phân tích những bất cập trong các quy định của pháp luật về QTTĐKT nói chung và những bất cập trong mô hình quản trị tại Tập đoàn Vinashin nói riêng. Từ đó, tác giả đã rút ra một số bài học cũng nhƣ những cải cách pháp lý về quản trị TĐKTNN.
Do khả năng thu thập tài liệu và hiểu biết thực tế có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Ngô Huy Cương đã nhiệt tình hƣớng dẫn em thực hiện luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa IX, 2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương, Hà Nội.
2. Bộ trƣởng Bộ Giao thông Vận tải (2013), Quyết định số 3287/QĐ- BGTVT ngày 21 tháng 10 năm 2013 về việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2010), Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội.
4. Bộ trƣởng Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 117/2011/BTC-TT ngày 05 tháng 8 năm 2011 hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội.
5. Bộ trƣởng Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2012 quy định về QTCT áp dụng cho các công ty đại chúng ban hành kèm theo Điều lệ mẫu, Hà Nội.
6. Chính phủ (2009), Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với TĐKTNN, Hà Nội.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 8. Chính phủ (2010), Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm
2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội.
9. Chính phủ (2012), Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Hà Nội.
10. Chính phủ (2014), Nghị định số 19/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 về điều lệ mẫu của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội.
11. Chính phủ (2014), Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2014 về TĐKTNN và Tổng công ty nhà nước, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Donald J. Johnston, Tổng thƣ ký OECD (2010), Hướng dẫn của OECD về quản trị công ty trong doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
14. Phạm Thị Diệu Linh (2010), Quản trị công ty tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội. 15. Đỗ Thành Nam (2010), Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công
nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp,Luận văn cử nhân kinh tế, Hà Nội.
16. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (2011), Từ điển Bách khoa toàn thư
Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
17. OECD (2010), Các nguyên tắc quản trị của OECD, Hà Nội.
18. Quốc hội (1999), Luật số: 13/1999/QH10 Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 19. Quốc hội (2003), Luật số: 14/2003/QH11 Luật Doanh nghiệp nhà nước,
Hà Nội.
20. Quốc hội (2005), Luật số: 60/2005/QH11 Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 21. Quốc hội (2006), Luật số: 70/2006/QH11 Luật Chứng khoán, Hà Nội. 22. Quốc hội (2014), Luật số: 74/2014/QH13 Luật Đầu tư công, Hà Nội. 23. Phạm Hồng Thái (2012), Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt
24. Nguyễn Xuân Thắng (2011), Mô hình tập đoàn kinh tế - Thực trạng và giải pháp, Báo điện tử Tổng công ty cổ phần và xây lắp Việt Nam truy cập lần cuối vào ngày 29 tháng 9 năm 2014, <Http://pvc.vn/tinchitiet/tabid/93/id/1205/Mo- hinh-tap-doan-kinh-te-%E2%80%93-thuc-tien-va-giai-phap.aspx>.
25. Đặng Văn Thanh (2010), Cần có hệ thống kiểm soát tài chính các tập đoàn kinh tế, Báo điện tử lao động, truy cập lần cuối vào ngày 29/9/2014 <Http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Can-co-he-thong-kiem-soat-tai-ching- cac-tap-doan-kinh-te/8451>.
26. Đức Thành (2010), Bài 2: Vinashin và bài học giám sát, quản lý, Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam, truy cập lần cuối vào ngày 29/9/2014, <Http://vov.vn/ kinh-te/bai-2-Vinashin-va-bai-hoc-giam-sat-quan-ly-160886.vov>.
27. Thủ tƣớng Chính phủ (1994), Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh,Hà Nội.
28. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 về việc thí điểm phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Vinashin, Hà Nội.
29. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam, Hà Nội.
30. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2006 về quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, Hà Nội.
31. Thủ tƣớng Chính phủ (2010), Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 về việc chuyển Công ty mẹ- Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội. 32. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 28
tháng 01 năm 2011 phê duyệt điều lệ và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Hà Nội.
33. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2012 về kết thúc thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng VN và Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị VN, Hà Nội.
34. Trang điện tử của Tập đoàn tàu thủy Việt Nam (2012), Sơ đồ tổ chức Vinashin, lần truy cập cuối ngày 26 tháng 3 năm 2014 < Www.Vinashin.com.vn/Info/So- luoc-ve-Tong-Cong-ty.html?p=19>.
35. Phạm Quan Trung (2013), Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
36. Trịnh Ngọc Tuấn, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, (2011),
Mô hình tổ chức và hoạt động của các TĐKTVN, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Bàn về cơ chế giám sát hoạt động của TĐKTNN”, Hà Nội.
37. Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc và tổ chức International Fienance Corporation (IFC) (2010), Cẩm nang quản trị công ty, Hà Nội.
38. Văn phòng Chính phủ (2010), Thông báo Về tình hình hoạt động và chủ trương, giải pháp để ổn định, phát triển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Hà Nội.
39. Vinashin (2010), Báo cáo thường niên về Vinashin, Hà Nội. 40. Vinashin (2013), Báo cáo thường niên về Vinashin, Hà Nội.
TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI
41. Bui Xuan Hai and ChiHiRo NuNoi (2010), Corporate governance in Viet Nam: A system in transition, Ho Chi Minh.
42. Bui Xuan Hai, Ho Chi Minh City University of Law, Vietnam (2006),
Vietnamese Company Law: The Development and Corporate Governance Issues, Ho Chi Minh.
43. John Black, Nigar Hashimzade and Gareth Myles (2012), A Dictionary of Economics, Oxford.