Khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam có một số nét đặc trƣng riêng bắt nguồn từ lịch sử và quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Trƣớc năm 1987 với nền kinh tế “mệnh lệnh”, chỉ có các DNNN mới đƣợc quyền tồn tại theo mô hình công ty. Bộ luật đầy đủ đầu tiên dành cho các công ty trong nƣớc đƣợc thông qua năm 1999 bắt đầu với Luật doanh nghiệp, tuy nhiên, các doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế vẫn là các DNNN và không chịu sự điều chỉnh của luật này. Trong 10 năm sau đó, khuôn khổ pháp lý của Việt
Nam trong lĩnh vực QTCT đã đƣợc cải thiện một cách rõ nét - nhƣng việc áp dụng và tuân thủ các biện pháp QTCT của các công ty Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn khởi đầu [42].
Trong bối cảnh ảnh hƣởng của những cam kết Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật đầu tƣ năm 2005 đƣợc ra đời, hai bộ luật này đã thống nhất các khuôn khổ pháp lý riêng rẽ trƣớc kia, và đƣợc thông qua với mục đích là để tạo ra một sân chơi công bằng cho công chúng đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, dù hai bộ luật này đã có hiệu lực kể từ năm 2006, vẫn còn tồn tại nhiều điểm mập mờ và khó hiểu dẫn đến những khó khăn trong việc thực thi.
Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, cho dù thuộc loại hình tổ chức nào, đều phải tuân thủ một tập hợp đầy đủ các bộ luật, các quy định, các nghị định của Chính phủ. Ngoài khuôn khổ pháp lý chung, còn có các sắc lệnh, nghị định, thông tƣ, quyết định của QH, Chính phủ, các bộ ngành và các cơ quan thực thi pháp luật khác với những quy định chi tiết hơn về các vấn đề cụ thể trong QTCT tại các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn và các loại hình công ty khác.
Các công ty của Việt Nam cũng phải tuân thủ các bộ luật khác bao gồm luật về thuế, thƣơng mại, xây dựng, đấu thầu, chống tham nhũng, cạnh tranh, lao động, phá sản, kế toán, và kiểm toán... Các bộ luật của Việt Nam vẫn tiếp tục thay đổi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Chẳng hạn, nhƣ đã thảo luận ở trên, Luật doanh nghiệp đã đƣợc xây dựng dựa trên rất nhiều các bộ luật khác, đã đƣợc chỉnh sửa bổ sung nhiều lần nhằm thống nhất các bộ luật riêng rẽ và loại bỏ sự thiếu nhất quán trong các quy định điều chỉnh hoạt động của các thể chế giám sát, việc phát hành chứng khoán, việc thực thi quyền của các cổ đông và các vấn đề khác. Đa phần những bộ luật và những quy định có ảnh hƣởng tới QTCT đều mới đƣợc thực thi trong mấy năm gần đây, cho dù những bộ luật ấy đã đƣợc xây dựng từ các bộ luật đƣợc áp dụng trƣớc đó.
Sau một thời gian thí điểm, khung pháp lý cho việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNNN đã dần đƣợc hình thành, các quy định về quản trị các TĐKTNN tƣơng đối cụ thể. Về mặt số lƣợng, các văn bản pháp luật liên quan đến TĐKTNN đã tƣơng đối đầy đủ. Về mặt chất lƣợng, Nghị định số 69/2014/NĐ-CP, ngày 15/7/2014 của Chính phủ về TĐKTNN và TCT Nhà nƣớc (thay thế Nghị định số 111/2007/NĐ-CP và Nghị định số 101/2009/NĐ- CP) có hiệu lực ngày 01/9/2014 đã tạo khung pháp lý điều chỉnh tƣơng đối toàn diện về QTTĐKTNN. Nghị định đã đƣa ra một nguyên tắc chung, toàn diện để thống nhất tổ chức và quản lý, giám sát TĐKTNN một cách chặt chẽ hơn.