Cải cách các quy định của pháp luật để tập đoàn kinh tế nhà

Một phần của tài liệu Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin (Trang 81)

nước và công ty tư nhân có sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng

Thứ nhất, phải phân công một tổ chức chuyên trách (không kiêm nhiệm chức năng quản lý nhà nước) để thực hiện chức năng chủ sở hữu để nhằm mục đích tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước,

Cần quy định cụ thể, rõ ràng về “tổ chức chuyên trách” tại khoản 1 Nghị định số 25/2010/NĐ-CP để quá trình triển khai thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu một cách hiệu quả, trách nhiệm. “Tổ chức chuyên trách” là một cơ quan, bộ ngành hay là một cơ quan độc lập chỉ thực hiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu. Xuất phát từ vị trí, vai trò của các TDDKTNN, tác giả đề xuất cần có quy định rõ ràng về “Tổ chức chuyên trách” ở đây là cấp trên trực tiếp của HĐTV, tổ chức độc lập, trực thuộc Chính phủ, trực tiếp tham mƣu giúp Chính phủ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại các TĐKTNN.

Từ đề xuất trên, sẽ phân định đƣợc rõ ràng giữa chức năng của chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nƣớc. Để thực hiện điều này, sẽ phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 99/2012/NĐ-CP và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP các quy định tại về quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (điều 9, Nghị định 99/2012/NĐ-CP), quyền và trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thƣơng Binh và Xã hội (điều 10, 11, 12, 13, Nghị định 99/2012/NĐ-CP), và các quy định có liên quan khác.

Thành lập một “Tổ chức chuyên trách” cách này sẽ giúp làm rõ chính sách sở hữu và định hƣớng của nó, đồng thời đảm bảo cho chính sách đƣợc thực hiện nhất quán hơn. “Tổ chức chuyên trách” để thực hiện chức năng sở hữu có thể góp phần tăng cƣờng và phối hợp các kỹ năng chuyên môn cần thiết bằng cách tổ chức “các nhóm” chuyên gia về các vấn đề chủ chốt nhƣ báo cáo tài chính hay đề cử HĐQT. Nó là công cụ chính trong việc phát triển hệ thống báo cáo tổng hợp về sở hữu nhà nƣớc. Cuối cùng, nó là một cách hiệu quả để phân chia rõ ràng giữa việc thực hiện các chức năng sở hữu và các hoạt động khác của nhà nƣớc, đặc biệt là điều tiết thị trƣờng và chính sách phát triển ngành.

Nếu không thành lập “Tổ chức chuyên trách” để thực hiện chức năng sở hữu thì yêu cầu tối thiểu là thành lập một cơ quan điều phối vững mạnh trong số các cơ quan hành chính có liên quan. Việc này giúp đảm bảo mỗi TĐKTNN có một nhiệm vụ rõ ràng và đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, nhất quán về mặt chỉ đạo chiến lƣợc hay yêu cầu báo cáo. Cơ quan điều phối sẽ điều hòa và sắp xếp các hoạt động và chính sách do các cơ quan nhà nƣớc khác nhau trong các bộ khác nhau đảm trách. Cơ quan điều phối cũng phải chịu trách nhiệm xây dựng chính sách sở hữu tổng thể, cung cấp hƣớng dẫn và thống nhất thông lệ giữa các bộ.

Thứ hai, cần có các quy định hoàn chỉnh quy định về TĐKT trong Luật doanh nghiệp và trong các văn bản pháp luật khác:

Luật doanh nghiệp cần đƣa ra khái niệm đầy đủ về TĐKT, cơ cấu tổ chức (khi bổ sung các quy định về TĐKT vào Luật doanh nghiệp cần rút kinh nghiệm từ việc thí điểm thành lập các TĐKTNN, kế thừa các quy định tại các nghị định về TĐKTNN…); có hay không có tƣ cách pháp nhân; tại điều 149, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn, nhƣ vậy cần quy định nhƣ thế nào là nhóm công ty có quy mô lớn? Quy mô lớn về vốn, về cơ cấu tổ chức …?

Chính phủ cần có những quy định về gắn quyền và trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành TĐKTNN để chấp nhận áp lực cạnh tranh của thị trƣờng, cụ thể: Bổ sung vào điều 7, điều 8, điều 9, điều 10, điều 11, điều 12, điều 13, điều 14: Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội phải chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra với tập đoàn tránh tình trạng TĐKTNN thua lỗ, phá sản nhƣng nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đều vô can. Trong đó chú trọng đến cải cách quy định pháp lý liên quan đến Bộ quản lý ngành:

Quốc hội và phải xác định rõ ràng mối quan hệ với các Cơ quan Nhà nƣớc liên quan, kể cả Kiểm toán Nhà nƣớc:Bộ quản lý ngành TĐKTNN phải chịu trách nhiệm về phƣơng thức thực hiện chức năng sở hữu nhà nƣớc của mình. Cơ quan này có trách nhiệm giải trình, trực tiếp hoặc gián tiếp, đối với các cơ quan đại diện cho lợi ích của dân chúng nhƣ QH. Trách nhiệm giải trình của cơ quan này đối với cơ quan lập pháp cũng nhƣ trách nhiệm của bản thân TĐKTNN cần đƣợc định rõ.

Trách nhiệm giải trình phải đảm bảo việc thực hiện quyền sở hữu không làm ảnh hƣởng đến quyền của cơ quan lập pháp liên quan đến chính sách ngân sách. Chủ sở hữu phải báo cáo kết quả thực hiện quyền sở hữu nhà nƣớc và mức độ đạt đƣợc các mục tiêu của nhà nƣớc về mặt này. Chủ sở hữu phải cung cấp thông tin định lƣợng và tin cậy về cách thức quản lý TĐKTNN theo lợi ích của chủ sở hữu cho công chúng và tổ chức đại diện của họ. Các cơ chế cụ thể nhƣ ủy ban đặc biệt hay thƣờng trực có thể đƣợc thiết lập để duy trì đối thoại giữa Bộ quản lý ngành và cơ quan lập pháp. Trong trƣờng hợp phải điều trần trƣớc QH, các vấn đề mật phải đƣợc trình bày thông qua các thủ tục đặc biệt nhƣ phiên họp kín hay bí mật. Mặc dù đƣợc coi là một việc làm có ích, hình thức, tần suất và nội dung của đối thoại này có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định trong hiến pháp cũng nhƣ thông lệ hoạt động và vai trò của QH.

- Xây dựng cơ chế để Bộ quản lý ngành thực sự đại diện cho chủ sở hữu nhà nƣớc tham gia vào các hoạt động của TĐKTNN: Tham gia cuộc họp HĐTV hoặc ĐHĐCĐ và biểu quyết; xây dựng quy trình tuyển chọn HĐTV hoặc đề cử HĐQT cụ thể và minh bạch:

Thứ ba, khi xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật doanh nghiệp, Chính phủ và các cơ quan chuyên môn phải căn cứ và bám sát vào Luật doanh nghiệp. Chỉ đưa ra những đặc thù riêng để đảm bảo các chiến lược

phát triển quan trọng của TTĐKTNN nhằm phục vụ mục tiêu nhà nước có thể can thiệp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và xã hội theo mục tiêu lựa chọn:

Do ngay từ khi mới thành lập, TĐKTNN đã đặt ra hai mục tiêu lớn: Vừa phải hƣớng tới lợi nhuận và hiệu quả trong sự cạnh tranh thị trƣờng với các loại hình doanh nghiệp khác, đồng thời vừa phải là công cụ chủ lực để Nhà nƣớc can thiệp ổn định kinh tế vĩ mô và xã hội theo mục tiêu lựa chọn. Các trách nhiệm này muốn thực hiện đƣợc cần phải có những chính sách đặc thù nhất định. Tuy nhiên điều này cần phải đƣợc luật hóa hay phải đƣa vào điều lệ của quy chế hoạt động. Vấn đề này phải đƣợc thảo luận một cách thận trọng và phải đƣợc công khai cho ngƣời dân biết, cụ thể về: Mục tiêu, bản chất và phạm vi hoạt động chửa những trách nhiệm, nhiệm vụ này; các chính sách đặc thù áp dụng đối với từng TĐKTNN; chi phí hoạt động…

Một phần của tài liệu Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)