Bài học về công tác kiểm tra, giám sát các tập đoàn

Một phần của tài liệu Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin (Trang 80)

Nhƣ đã phân tích ở trên, nếu nhƣ các cơ quan quản lý và cơ quan giám sát tập đoàn phối hợp với nhau tốt hơn thì con tàu Vinashin sẽ không rơi vào tình trạng nhƣ bây giờ. Nếu nhƣ Kiểm toán nhà nƣớc và thanh tra Chính phủ có cơ chế phối hợp ăn khớp hơn, hay Bộ Giao thông vận tải không chỉ dừng lại ở việc lắng nghe báo cáo sai sự thật của tập đoàn này… Rõ ràng các cơ quan quản lý đã gần nhƣ bị động và luôn trong trạng thái không theo kịp với mỗi bƣớc đi của Tập đoàn này.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhìn nhận việc giám sát tập đoàn là phải tạo một thiết chế chuyên giám sát các tập đoàn Nhà nƣớc, trong đó chú ý đến yếu tố độc lập của cơ quan giám sát chuyên trách: “Công tác

giám sát phải đƣợc thực hiện một cách độc lập, tránh hiện tƣợng chính đơn vị chủ quản là ngƣời vừa ra quyết định đầu tƣ cho doanh nghiệp vừa là ngƣời đi giám sát. Nhƣ vậy nhiều lúc sẽ bị chi phối bởi chính bản thân ngƣời ra quyết định. Khi ngƣời ra quyết định sai thì sẽ không cử ngƣời đi giám sát cái sai của mình. Cần đa dạng hoá các dạng kênh giám sát đối với khu vực kinh tế này. Ví dụ, ngoài giám sát Nhà nƣớc còn có giám sát của báo chí, giám sát của các hoạt động thanh tra độc lập khác…”. Xét cho cùng, đa phần các tập đoàn hiện nay là thuộc sở hữu Nhà nƣớc, nghĩa là thuộc sở hữu toàn dân. Giáo sƣ Trần Ngọc Thơ, Trƣờng Đại học Kinh tế TP HCM đặt vấn đề, Chính phủ cần phải buộc các tập đoàn, các DNNN tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán trong nƣớc và quốc tế [26].

Ngoài ra các TĐKTNN nói chung, Vinashin nói riêng cần phải có Kiểm toán viên, Ban kiểm toán độc lập với hoạt động quản lý, điều hành của doanh nghiệp: Theo Điều 26, Nghị định số 101/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc thí điểm thành lập các TĐKTNN thì BKS các tập đoàn do HĐQT thành lập, trƣởng BKS là thành viên của HĐQT đƣợc HĐQT phân công làm nhiệm vụ. Các thành viên của BKS do HĐQT lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và cả BKS hoạt động theo quy chế của HĐQT ban hành.

Đây là việc không nên vì theo thông lệ, BKS là đại diện của chủ sở hữu doanh nghiệp, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của HĐQT, ban điều hành nhằm đảm bảo đúng đắn, phù hợp.

Một phần của tài liệu Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin (Trang 80)